OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Đề thi HSG môn Ngữ văn lớp 11 năm 2019, Trường THPT Yên Lạc 2

12/09/2019 479.99 KB 803 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20190912/737520463795_20190912_084703.pdf?r=6369
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Đề thi HSG môn Ngữ văn lớp 11 năm 2019, Trường THPT Yên Lạc 2 do Học247 tổng hợp và giới thiệu đến các em. Với đề thi này, các em có thể làm bài thi thử và đối chiếu với phần đáp án bên dưới để rút ra những kinh nghiệm làm bài và kiến thức hay, bổ ích. Chúc các em thi đạt kết quả cao!

 

 
 

   SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC                                            ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 11

TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2                                                       NĂM HỌC 2018-2019

                                                                                                         Môn thi: Ngữ văn

                                                                                  Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)

 

Câu 1 (3,0 điểm):

Nếu một ngày cuộc sống của bạn bị nhuốm màu đen, hãy cầm bút và vẽ cho nó những vì sao lấp lánh.

Suy nghĩ của anh/chị về câu nói trên.

Câu 2 (7,0 điểm):

Đánh giá về bài thơ Tràng giang của nhà thơ Huy Cận, có ý kiến cho rằng: Tràng giang đã nối tiếp mạch thi cảm truyền thống với sự cách tân đích thực.

Anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua bài thơ.

----------HẾT----------

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Câu 1. (3,0 điểm)

  • Nêu vấn đề cần nghị luận
  • Giải thích:
    • “Cuộc sống bị nhuốm màu đen”: chỉ cuộc sống tối tăm, gặp nhiều sóng gió, khổ đau, bất hạnh, không hy vọng.
    • “Cầm bút và vẽ cho nó những vì sao lấp lánh” (tạo nên một bầu trời đêm thật đẹp): chủ động, tìm hướng khắc phục với tinh thần lạc quan biến những đau khổ thành niềm vui, thành công và hạnh phúc.
    • Ý nghĩa: Dẫu cuộc sống có tối tăm, đau khổ, bất hạnh đến đâu, mỗi con người cần chủ động thay đổi, làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
  • Bàn luận:
    • Cuộc sống luôn có nhiều chông gai, thử thách, bất trắc do yếu tố khách quan, chủ quan mang đến với những tác động rủi ro, khiến con người cảm thấy đau khổ, tuyệt vọng.
    • Dù cuộc sống có đen tối, khổ đau nhưng con người không được bi quan, buông xuôi, đầu hàng số phận. Trong khó khăn, thử thách, con người nhận thấy rõ điểm mạnh, điểm yếu của mình, có điều kiện tôi luyện bản lĩnh, rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm… làm tiền đề cho những thành công, hạnh phúc sau này.
    • Con người cần tin tưởng vào khả năng của bản thân, tự quyết định cuộc sống của mình. Bằng sự nỗ lực cố gắng, dũng cảm vượt qua thử thách, khổ đau, với ước mơ, hoài bão và những suy nghĩ, hành động tích cực, mỗi con người phải luôn hướng về phía trước để làm thay đổi cuộc đời ngày càng tốt đẹp hơn.
    • Cho dù nhiều lúc không thể thay đổi được số phận, nhưng mỗi người hoàn toàn có thể vượt lên số phận, bước qua nỗi đau, không khuất phục trước những sóng gió trong cuộc đời để đạt được hạnh phúc cho mình.
    • Nếu không dám đương đầu và vượt qua những thất bại, khổ đau thì con người sẽ bị nhấn chìm, gục ngã, mãi sống trong bất hạnh và sự tăm tối.
    • → Khẳng định ý kiến trên là đúng đắn, sâu sắc, như một lời gợi mở, nhắc nhở về một phương châm sống tích cực khi đứng trước những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.
    • Không phải lúc nào sự cố gắng cũng dẫn đến thành công. Nhưng luôn nỗ lực và lạc quan (cầm bút và vẽ những vì sao lấp lánh) trong mọi hoàn cảnh để không ân hận khi gặp thất bại. Phê phán những người không có ý chí, tinh thần vượt khó, sống yếu đuối, cam chịu… hoặc có những hành động, việc làm nhằm thoát khỏi hoàn cảnh sống đen tối theo hướng tiêu cực.
    • Lấy dẫn chứng minh họa cho các luận điểm.
  • Bài học nhận thức và hành động:
    • Cuộc sống có thể đổ lên đầu bạn những rủi ro, tai ương, và đôi khi chúng ta lâm vào bế tắc.
    • Phải có ý chí, nghị lực để vượt lên hoàn cảnh, vượt lên những khó khăn, gian nan phía trước.

Câu 2 (7,0 điểm):

  • Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm:
  • Giải quyết vấn đề:
    • Giải thích
      • Mạch thi cảm truyền thống: cảm hứng sáng tác của thơ ca truyền thống. Cảm hứng sáng tác của thơ ca truyền thống thường thiên về nỗi buồn: buồn về nhân tình, buồn về cái nhỏ bé hữu hạn của đời người trước cái vô hạn, vô biên của đất trời, buồn về quê hương đất nước, về thân phận người lữ khách xa quê, nỗi buồn biệt ly xa cách…
      • Sự cách tân đích thực: sự đổi mới trong thi ca hiện đại ở cách nhìn, cách cảm, quan niệm thẩm mĩ và những phương thức biểu đạt rất mới.
    • Chứng minh qua bài thơ:
      • Tràng giang đã nối tiếp mạch thi cảm truyền thống:
        • Bao trùm toàn bài thơ là nỗi buồn, là tâm trạng bơ vơ của một con người khi đối diện với vũ trụ để cảm nhận cái vô cùng, vô tận của đất trời và nỗi cô đơn bé nhỏ của kiếp người (thể hiện ở nhan đề, lời đề từ bâng khuâng, nhớ. Ở khổ thứ nhất là nỗi buồn, sầu trước cảnh thiên nhiên mênh mang sông nước, khổ hai là nỗi buồn, sự bé nhỏ của con người khi đối diện với vũ trụ bao la rộng lớn. Khổ ba buồn trước cái hoang vắng đến rợn người của thiên nhiên và sự lạc loài của kiếp người, khổ bốn buồn nhớ nhà, nhớ quê da diết).
        • Không gian bao trùm bài thơ là không gian vũ trụ đa chiều, gợi sầu: Nắng xuống… bến cô liêu.
        • Song hơn hết bài thơ vẫn là tình cảm của nhà thơ với quê hương đất nước: đọc bài thơ mỗi người Việt Nam đều liên tưởng đến một cảnh sông nước nào đó mà mình đã đi qua. Có cái gì đó rất quen thuộc ở hình ảnh những cánh bèo chìm nổi trên sông nước mênh mông, ở những cồn cát, làng mạc ven sông, hay ở một cánh chim chiều…
        • Vận dụng nhuần nhuyễn thẻ thơ bảy chữ với cách ngắt nhịp, gieo vần, cấu trúc đăng đối, bút pháp tả cảnh ngụ tình, tả ít gợi nhiều, sử dụng những từ Hán Việt cổ kính…
      • Tràng giang có sự cách tân đích thực:
        • Tràng giang không chỉ tiếp nối nỗi buồn trong thơ ca ca truyền thống mà còn thể hiện nỗi buồn thế hệ của một cái tôi mất nước chưa tìm thấy lối ra.
        • Huy Cận đến với không gian truyền thống nhưng lại mở rộng không gian ấy ra ba chiều tít tắp, vô tận đến mênh mông (dài, rộng, cao) bằng nghệ thuật dùng từ mới mẻ, táo bạo: Nắng xuống trời lên sâu chót vót;
        • Cách tân trong thể hiện cảm xúc khi đến với nỗi cô đơn bé nhỏ của con người Huy Cận đưa nỗi buồn từ xa về gần, là cõi con người bằng hình ảnh cụ thể, dung dị, sáng tạo: củi một cành khô, bèo dạt hàng nối hàng, bến cô liêu… đó là nỗi niềm, tâm sự của cả một thế hệ trước thời đại.
        • Sự cách tân của Huy Cận còn thể hiện ở việc sáng tạo, đưa vào hai câu thơ cuối của bài thơ những cảm xúc mới khi mượn từ thơ của Thôi Hiệu: Lòng yêu... cũng nhớ nhà.
        • Nếu Thôi Hiệu nhìn thấy khói sóng trên sông mà nhớ nhà, nhớ quê thì với Huy Cận nỗi nhớ ấy thường trực, có sẵn trong lòng, được dâng lên cao độ hơn cùng cách diễn đạt cũng sáng tạo hơn: Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
        • Thể thơ thất ngôn nhưng không bị gò bó trong niêm luật của thơ trung đại mà có nhạc điệu phong phú, từ ngữ giản dị, hàm súc, tinh tế… đã đem lại cho bài thơ một sự hài hòa giữa ý và tình, cổ điển và hiện đại.
  • Đánh giá chung.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF