OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Đề thi HSG môn Địa lí 12 năm 2020 - Trường THPT Lê Trung Kiên cấp trường có đáp án

28/10/2020 1.09 MB 912 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20201028/781686104573_20201028_211720.pdf?r=4985
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Đề thi HSG môn Địa lí 12 năm 2020 - Trường THPT Lê Trung Kiên cấp trường có đáp án do HOC247 tổng hợp nhằm giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức môn Địa lí 12 đã học. Hy vọng rằng tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các em trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Mời các em cùng tham khảo.

 

 
 

SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO PHÚ YÊN          KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG

TRƯỜNG THPT LÊ TRUNG KIÊN                               LỚP 12 NĂM HỌC 2020-2021

                                                                                                            TỔ ĐỊA LÍ

                                                                                                             Môn thi: Địa lí

                                                                                                 Thời gian làm bài: 180 phút

Câu 1. (4,0 điểm)

a. Phân biệt giờ địa phương (giờ mặt trời) và giờ khu vực (giờ múi). Tại sao trên Trái Đất có đường chuyển ngày quốc tế?

b. Giải thích câu ca dao Việt Nam:

Đêm tháng năm, chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười, chưa cười đã tối.

Câu 2. (5,0 điểm)

a. Trình bày những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa.

b. Dựa vào biểu đồ Phân bố mưa theo vĩ độ, hãy nhận xét và giải thích tình hình phân bố mưa trên thế giới.

Câu 3. (3,0 điểm)

So sánh đặc điểm của sản xuất công nghiệp với sản xuất nông nghiệp.

Câu 4. (3,0 điểm)

a. Thị trường là gì? Tại sao giá cả trên thị trường luôn biến động?

b. Tại sao nói, để phát triển kinh tế, văn hóa miền núi, giao thông vận tải phải đi trước một bước?

Câu 5. (5,0 điểm)

           Cho bảng số liệu:

GDP VÀ SỐ DÂN CỦA TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 1985 - 2010

Năm

1985

1995

2004

2010

GDP (tỉ USD)

239,0

697,6

1.649,3

5.880

Số dân (triệu người)

1.070

1.211

1.299

1.347

(Nguồn: Tuyển tập 20 năm đề thi Olympic 30/4 - NXB ĐHQG Hà Nội.)

a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP, GDP/người và số dân của Trung Quốc giai đoạn 1985-2010. (Lấy năm 1985=100%).

b. Nhận xét và giải thích (giả sử sức mua của USD là không đổi từ 1985-2010).

ĐÁP ÁN

 

Câu

Ý

Nội dung

Điểm

1

 

 

a

Phân biệt giờ địa phương và giờ múi

2,0

 

* Giờ địa phương

- Trái Đất hình khối cầu và tự quay quanh trục, nên ở mỗi địa điểm quan sát trong một ngày đêm chỉ nhìn thấy Mặt Trời lên cao nhất trên bầu trời vào lúc 12 giờ trưa. Đồng thời, do Trái Đất quay từ tây sang đông, nên ở phía đông địa điểm quan sát thấy Mặt Trời ngả về phía tây, còn ở phía tây thấy Mặt Trời sắp tròn bóng. Như vậy, ở cùng một thời điểm, mỗi địa phương có một giờ riêng, đó là giờ địa phương. Giờ địa phương được thống nhất ở tất cả các địa điểm nằm trên cùng một kinh tuyến.

- Giờ địa phương được xác định căn cứ vào vị trí của Mặt Trời trên bầu trời, nên còn được gọi là giờ Mặt Trời.

* Giờ múi

- Để tiện cho việc tính giờ và giao dịch quốc tế, người ta quy định giờ thống nhất cho từng khu vực trên Trái Đất. Đó là giờ khu vực. Bề mặt Trái Đất được quy ước chia ra làm 24 khu vực, bổ dọc theo kinh tuyến, gọi là 24 múi giờ. Giờ chính thức của toàn khu vực là giờ địa phương của kinh tuyến đi qua chính giữa khu vực.

- Các múi giờ được đánh số từ 0 đến 24. Khu vực đánh số 0 được gọi là khu vực giờ gốc. Đó là khu vực có đường kinh tuyến gốc đi qua đài thiên văn Grinuyt (Anh).

 

0,5

 

 

0,5

 

 

0,5

 

 

 

 

0,5

 

Trên Trái Đất có đường chuyển ngày quốc tế vì:

1,0

 

- Trái Đất có hình khối cầu nên khu vực giờ gốc số 0 trùng với khu vực giờ số 24. Vì vậy, trên Trái Đất bao giờ cũng có một khu vực, tại đó lịch chỉ hai ngày khác nhau nên cần có đường chuyển ngày quốc tế.

- Người ta quy ước lấy kinh tuyến 1800 ở giữa múi giờ số 12 trên Thái Bình Dương làm đường chuyển ngày quốc tế. Nếu đi từ phía tây sang phía đông qua đường kinh tuyến này thì phải cộng thêm một ngày, còn nếu đi từ phía đông sang phía tây thì phải trừ đi một ngày.

0,5

 

 

0,5

b

Giải thích câu ca dao Việt Nam:

1,0

 

- Do Việt Nam nằm ở Bán cầu Bắc.

- Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời ( Trục Trái Đất luôn nghiêng và không đổi phương ).

→ Nên mùa hè ( Tháng 5 ) nửa cầu Bắc ngả nhiều về phía Mặt Trời → diện tích được chiếu sáng lớn → Ngày dài hơn đêm.

à Mùa đông ( Tháng 10 ) nửa cầu Bắc chếch xa phía Mặt Trời à diện tích được chiếu sáng ít → Đêm dài hơn ngày.

 

0,25

0,5

 

0,25

 

0,25

2

a

Trình bày những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa

3,0

 

 

* Khí áp 
+ Các khu khí áp thấp hút gió và tiếp tục đẩy không khí ẩm lên cao sinh ra mây, mây gặp nhiệt độ thấp sinh ra mưa. 
+ Các khu khí áp cao, không khí từ trên cao hạ xuống, không khí ẩm không bốc lên được, cộng thêm chỉ có gió thổi đi, không có gió thổi đến, nên rất ít mưa, hoặc không có mưa. 
* Frông
+ Dọc các frông nóng, hoặc frông lạnh, không khí nóng bốc lên trên không khí lạnh nên bị co lại và lạnh đi, gây mưa. 
+ Miền frông, đặc biệt là dải hội tụ nhiệt đới đi qua, thường có mưa nhiều, vì không khí được đưa lên cao, đó là mưa frông hoặc mưa dải hội tụ.
* Gió 
+ Sâu trong nội địa, mưa ít, chủ yếu do ngưng kết hơi nước bốc hơi từ các hồ, ao, sông, rừng cây.
+ Miền có gió mậu dịch ít mưa, vì gió này khô.
+ Miền có gió mùa mưa nhiều, vì gió mùa mùa hạ thổi từ đại dương vào đem theo nhiều hơi nước. 
* Dòng biển 
+ Bờ đại dương gần nơi có dòng biển nóng đi qua mưa nhiều, vì không khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước, gió mang hơi nước vào bờ gây mưa.
+ Bờ đại dương gần nơi có dòng biển lạnh đi qua mưa ít, vì không khí trên dòng biển bị lạnh, hơi nước không bốc lên được. 
* Địa hình 
+ Cùng một sườn núi, càng lên cao, nhiệt độ càng giảm, càng mưa nhiêu. Tới một độ cao nào đó, độ ẩm không khí đã giảm nhiều, sẽ không còn mưa. 
+ Cùg một dãy núi, sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió thường mưa ít, khô ráo.

 

0,25

0,5

0,25

0,25

 

0,25

 

0,25

0,25

 

0,25

 

0,25

0,25

0,25

 

b

Nhận xét và giải thích tình hình phân bố mưa trên thế giới.

2,0

 

 

- Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ. Quan sát hình vẽ chúng ta nhận thấy:

+ Khu vực xích đạo có lượng mưa nhiều nhất (1000 - 2000mm/năm) do khí áp thấp, nhiệt độ cao, khu vực này có diện tích đại dương và rừng xích đạo lớn nên nước bốc hơi mạnh mẽ.

+ Hai khu vực chí tuyến mưa ít (200 - 700mm/năm) do khí áp cao, diện tích lục địa lớn.

+ Hai khu vực ôn đới lượng mưa trung bình (500 - 1000mm/năm) do có áp thấp, chịu ảnh hưởng của gió Tây ôn đới từ biển thổi vào.

+ Hai khu vực địa cực lượng mưa ít nhất (< 200mm/năm) do khí áp cao, nhiệt độ không khí rất thấp nước khó bốc hơi để ngưng tụ thành mây.

- Cùng một vĩ độ, lượng mưa giữa bán cầu Bắc và bán cầu Nam cũng có sự chênh lệch.

+ Khu vực xích đạo (đới nóng) ở bán cầu Bắc mưa ít hơn là do diện tích lục địa lớn hơn.

+ Khu vực chí tuyến ở bán cầu Nam mưa nhiều hơn khu vực chí tuyến bán cầu Bắc là do diện tích lục địa nhỏ hơn.

+ Khu vực ôn đới bán cầu Bắc mưa ít hơn khu vực ôn đới bán cầu Nam do có diện tích lục địa lớn hơn.

+ Khu vực cực bán cầu Bắc mưa nhiều hơn do diện tích đại dương là chủ yếu.

 

 

0,25

0,25

0,25

 

0,25

0,25

0,25

 

0,25

0,25

3

 

So sánh đặc điểm của sản xuất công nghiệp với sản xuất nông nghiệp

3,0

 

 

Giống nhau giữa sản xuất công nghiệp với sản xuất nông nghiệp

0,25

 

- Đều thuộc khu vực sản xuất vật chất, trực tiếp tạo ra của cải  vật chất phục vụ cho sản xuất và đời sống.

- Có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.

0,25

 

 

 

Khác nhau giữa đặc điểm của sản xuất công nghiệp với sản xuất nông nghiệp

2,75

 

- Tư liệu sản xuất:

+ Nông nghiệp: đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu, không thể thay thế được.

+ Công nghiệp: tư liệu sản xuất là máy móc, thiết bị. Đất đai chỉ là nơi phân bố sản xuất.

- Đối tượng lao động:

+ Nông nghiệp: cây trồng, vật nuôi là đối tượng lao động có quá trình phát sinh, phát triển.

+ Công nghiệp: khoáng sản, nguyên, nhiên, vật liệu.

- Mức độ phụ thuộc vào tự nhiên:            

+ Nông nghiệp phụ chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên, có tính mùa vụ rõ rệt.

+ Công nghiệp ít phụ thuộc vào tự nhiên.

- Các giai đoạn sản xuất:

+ Trong nông nghiệp, các giai đoạn sản xuất kế tiếp nhau vì đối tượng lao động là cây trồng, vật nuôi.

+ Sản xuất công nghiệp gồm 2 giai đoạn: giai đoạn tác động vào đối tượng lao động để tạo ra nguyên, nhiên, vật liệu và giai đoạn chế biến nguyên vật liệu thành tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng. Hai giai đoạn của sản xuất công nghiệp không phải theo trình tự bắt buộc như nông nghiệp, mà có thể tiến hành đồng thời và thậm chí có thể cách xa nhau về mặt thời gian.

- Mức độ tập trung sản xuất:

+ Nông nghiệp có tính phân tán trong không gian do đất là tư liệu sản xuất chủ yếu.

+ Công nghiệp có tính tập trung cao độ. Tính chất tập trung thể hiện rõ rệt ở chỗ trên một đơn vị diện tích không rộng, có thể xây dựng nhều xí nghiệp của các ngành công nghiệp khác nhau với hàng vạn công nhân và tạo ra một khối lượng sản phẩm có giá trị lớn hơn nhiều lần so với sản xuất nông nghiệp.

- Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp của nhiều ngành để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Ngành nông nghiệp không có đặc điểm này.

 

0,25

0,25

 

 

0,25

 

0,25

 

0,25

0,25

 

0,25

 

0,25

 

 

0,25

0,25

0,25

4

 

 

3,0

 

a

Thị trường là gì? Tại sao giá cả trên thị trường luôn biến động?

1,0

 

- Thị trường:  là nơi gặp gỡ giữa người  mua và người bán

- Giá cả trên thị trường  luôn biến động vì: phụ thuộc vào quan hệ cung câu

+ Nếu cung > cầu thì hàng hoá dư thừa, giá cả rẻ (giảm)

+ Nếu cung < cầu thì hàng hoá khan hiếm, giá cả đắt (tăng)

0,5

0,5

b

Để phát triển kinh tế, văn hóa miền núi, giao thông vận tải phải đi trước một bước vì

2,0

 

* Đặc điểm kinh tế -  xã hội miền núi

-  Dân cư sống chủ yếu dựa vào ngành trồng trọt, chăn nuôi, khai thác chế biến lâm sản

-  Nền kinh tế miền núi phần lớn trong tình trạng chậm phát triển mang tính tự cung, tự cấp, lưu truyền  từ đời này sang nhà khác

* Ý nghĩa của việc phát triển giao thông  vận tải miền núi

- Thúc đẩy sự giao lưu giữa các địa phương ở miền núi vốn có nhiều trở ngại do địa hình; giữa  miền núi với đồng bằng nhờ đó sẽ giúp phá  được  thế  cô  lập, tự cấp tự túc của nền kinh tế,  tăng cường thu hút dân cư từ đồng bằng lên miền núi từ đó phân bố lại dân cư giữa các vùng

- Khai thác các tài nguyên là thế mạnh to lớn của miền núi, hình thành các nông lâm trường, thúc  đẩy sự phát triển của nông nghiệp, đô thị, thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ, hình thành cơ cấu kinh tế ở miền núi, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

- PT cơ sở hạ tầng, văn hoá để nâng cao hiểu biết, trình độ người dân. Các hoạt động dịch vụ (kể  cả văn hoá, y tế, giáo dục) cũng có điều kiện phát triển -> giảm bớt sự chênh lệch giữa các vùng,  tăng cường  tiềm lực quốc phòng cho đất nước => PT GTVT miền núi không chỉ có ý nghĩa về kinh tế mà còn có ý nghĩa xã hội và văn hoá.

 

0,25

 

0,25

 

 

0,5

 

 

 

0,5

 

 

 

 

0,5

---(Đáp án và biểu điểm câu 5 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐIỂM TOÀN BÀI: Câu 1 + Câu 2 + Câu 3 + Câu 4 + Câu 5 = 10,0 điểm

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung Đề thi HSG môn Địa lí 12 năm 2020 - Trường THPT Lê Trung Kiên cấp trường có đáp án, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống hoc247.net chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập thật tốt!

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF