OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Đề thi chọn HSG môn Vật lý lớp 12 tỉnh Quảng Bình năm học 2019-2020 có đáp án

20/12/2019 1.2 MB 8952 lượt xem 47 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20191220/313764194238_20191220_141225.pdf?r=963
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HOC247 xin gửi đến các em tài liệu Đề thi chọn HSG môn Vật lý lớp 12 tỉnh Quảng Bình năm học 2019-2020 có đáp án hướng dẫn chi tiết. Hy vọng đây sẽ là một tài liệu quan trọng, giúp các em rèn luyện được kĩ năng giải bài tập ôn thi Học sinh giỏi , chuẩn bị thật tốt kiến thức để làm bài thi đạt hiệu quả cao. 

 

 
 

SỞ GD &ĐT QUẢNG BÌNH

 

ĐỀ CHÍNH THỨC

 

KỲ THI CHỌN HSG TỈNH NĂM HỌC 2019 - 2020

Khóa ngày 10/12/2019

MÔN:  VẬT LÍ LỚP 12 THPT

Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

(Đề thi gồm 02 trang, 07 câu)

 

Câu 1 (1,0 điểm). Một con lắc đơn dao động điều hòa tại một nơi trên mặt đất. Trong thời gian t con lắc thực hiện được 60 dao động toàn phần. Thay đổi chiều dài của con lắc một đoạn 44 cm thì cũng trong thời gian t , con lắc thực hiện được 50 dao động toàn phần. Tính chiều dài ban đầu của con lắc đơn.

Câu 2 (1,0 điểm).  Một người chạy với vận tốc không đổi \(v = 10\;{\rm{km/h}}\)  ra xa một nguồn âm (xem như nguồn điểm, phát âm đẳng hướng và không bị môi trường hấp thụ). Khi người đó còn cách nguồn âm 100 m thì mức cường độ âm người đó cảm nhận được là 150 dB. Người đó phải chạy thêm bao lâu nữa để tai hết cảm giác đau do nguồn âm gây ra? Biết ngưỡng đau của tai người đó là  \({L_m} = 130\;{\rm{dB}}\), đó là mức cường độ âm lớn nhất mà tai người nghe còn chịu đựng được.

Câu 3 (1,0 điểm). Một quả cầu nhỏ được đặt trên bề mặt của một thấu kính hội tụ nằm ngang có độ tụ D=4dp. Giữ cố định thấu kính, quả cầu được truyền vận tốc \({{\vec v}_0}\) có độ lớn \({v_0} = 5\;{\rm{m/s}}\) và hướng thẳng đứng đi lên dọc theo trục chính của thấu kính. Bỏ qua lực cản của không khí và lấy \(g = 10\;{\rm{m/}}{{\rm{s}}^{\rm{2}}}\) . Tính thời gian mà ảnh của quả cầu qua thấu kính là ảnh thật trong quá trình chuyển động của quả cầu.

Câu 4 (1,5 điểm). Một quả cầu nhỏ khối lượng 0,3 g, tích điện \(q = {4.10^{ - 6}}\;{\rm{C}}\) , được treo vào một đầu sợi dây mảnh, nhẹ, không dãn và cách điện. Đầu trên của sợi dây cố định. Ở vùng không gian treo quả cầu, có một điện trường đều cường độ \(\overrightarrow E \) . Lấy \(g = 10\;{\rm{m/}}{{\rm{s}}^{\rm{2}}}\)

  1. Điện trường đều có các đường sức nằm ngang. Tại vị trí cân bằng của quả cầu, sợi dây hợp với phương thẳng đứng một góc 300. Tính độ lớn \(\overrightarrow E \) của cường độ điện trường.
  2. Sợi dây vẫn hợp với phương thẳng đứng góc 300, nhưng với điều kiện độ lớn cường độ điện trường nhỏ nhất mà vẫn giữ quả cầu cân bằng. Lúc đó hướng của các đường sức điện và độ lớn cường độ điện trường phải như thế nào?

Câu 5 (1,5 điểm). Trong một trò chơi mạo hiểm nhảy bungee, một người chơi bước ra khỏi cây cầu với một sợi dây đàn hồi, một đầu buộc vào người, đầu còn lại buộc vào cây cầu. Ban đầu người chơi rơi tự do, sau khi rơi được 11 m thì sợi dây bắt đầu căng. Vị trí thấp nhất của cơ thể người đó đạt được là 33 m so với cầu. Bỏ qua lực cản của không khí và khối lượng sợi dây, coi cơ thể người như một chất điểm. Khi sợi dây căng, nó như một lò xo có hệ số đàn hồi không đổi. Lấy \(g = 10\;{\rm{m/}}{{\rm{s}}^{\rm{2}}}\) .

  1. Tính vận tốc của người chơi tại thời điểm sợi dây bắt đầu căng và thời gian từ khi người chơi rời cầu đến khi sợi dây bắt đầu căng.
  2. Tính thời gian từ khi rời cầu đến khi đạt vị trí thấp nhất của người chơi.

Câu 6 (2,0 điểm). Hình vẽ bên (Hình 1) mô phỏng một đoạn của một sợi dây đang có sóng dừng ổn định, ở hai thời điểm khác nhau. Đường cong M1N1 là đoạn sợi dây ở thời điểm thứ nhất, đường cong M2N2 là đoạn sợi dây đó ở thời điểm thứ hai. Biết tỉ lệ các khoảng cách \(\frac{{{M_1}{M_2}}}{{{N_1}{N_2}}} = \frac{8}{5}\), bước sóng trên sợi dây này là \(\lambda = 50\;{\rm{cm}}\) .

  1. Xác định giá trị của x trên hình vẽ.
  2. Biết khoảng cách lớn nhất giữa hai đầu của đoạn sợi dây này bằng 15,7 cm. Xác định biên độ dao động của hai phần tử tại hai đầu đoạn sợi dây này.

Câu 7 (2,0 điểm). Cho một đoạn mạch điện xoay chiều như hình vẽ bên (Hình 2).

Trong đó có một biến trở R , một cuộn cảm có điện trở thuần r và độ tự cảm \(L = \frac{3}{\pi }\;{\rm{H}}\) , một tụ điện có điện dung  thay đổi được. Đặt vào hai đầu A, B điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi và tần số f =50Hz.

  1. Đặt giá trị của biến trở bằng giá trị điện trở thuần của cuộn cảm \(\left( {R = {R_1} = r} \right)\), điều chỉnh điện dung của tụ điện sao cho điện áp trên đoạn AN cùng pha với điện áp trên đoạn MB. Tính điện dung của tụ điện khi đó.
  2. Đặt biến trở ở giá trị  \(R = {R_2}\)và thay đổi điện dung của tụ điện (dung kháng của tụ điện luôn nhỏ hơn cảm kháng cuộn cảm). Độ lệch pha giữa điện áp trên đoạn MB so với điện áp trên đoạn AB là α. Sự phụ của α  (rad) vào C được biểu diễn bằng đồ thị như hình vẽ bên .

Xác định giá trị \( {R_2}\) của biến trở và điện trở thuần r của cuộn cảm.

 

 

---------------- HẾT ----------------

Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

 

SỞ GD &ĐT QUẢNG BÌNH

 

HƯỚNG DẪN CHẤM

KỲ THI CHỌN HSG TỈNH NĂM HỌC 2019 - 2020

Khóa ngày 10/12/2019

MÔN:  VẬT LÍ LỚP 12 THPT

 

Câu

Nội dung

Điểm

1

(1,0)

Số dao động toàn phần con lắc thực hiện trong thời gian t

n=ft

Trong đó tần số của con lắc đơn

\(\begin{array}{l} f = \frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{g}{l}} \\ Suy\,ra:\\ \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}} = \frac{{{f_2}}}{{{f_1}}} = \sqrt {\frac{{{l_1}}}{{{l_2}}}} \\ \Rightarrow \frac{{50}}{{60}} = \sqrt {\frac{{{l_1}}}{{{l_1} + 44}}} \\ \Rightarrow {l_1} = 100\;{\rm{cm}} \end{array}\)

 

0,25

0,25

0,25

0,25

2

(1,0)

Khi khoảng cách giữa người và nguồn âm là :

\({R_1} = 100\;{\rm{m}} \Rightarrow {L_1} = 150\;{\rm{dB}} = 15\;B\)

Khi khoảng cách giữa người và nguồn âm là  \({R_2} \Rightarrow {L_2} = 13B\)

\(\begin{array}{l} {10^{{L_1} - {L_2}}} = {\left( {\frac{{{R_2}}}{{{R_1}}}} \right)^2}\\ \Rightarrow {R_2} = {R_1}{10^{\frac{{{L_1} - {L_2}}}{2}}} = 1000\;m \end{array}\)

Quãng đường người đó phải chạy thêm

\(s\; = \;{R_2}-{R_1} = 1000\;-100 = 900\;{\rm{m}}\)

Với vận tốc chạy \(v = 10\;{\rm{km/h}} = \frac{{400}}{3}\;{\rm{m/min}}\) , thời gian phải chạy

\(t = \frac{s}{t} = \frac{{900.3}}{{500}} = 5,4\;{\rm{min}}\)

 

0,25

0,25

 

0,25

0,25

 

 

...

---Để xem tiếp đáp án của Đề thi HSG môn Vật lý 12 năm 2019-2020 tỉnh Quảng Bình, các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net để xem online hoặc tải về máy tính---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Tài liệu Đề thi chọn HSG môn Vật lý lớp 12 tỉnh Quảng Bình năm học 2019-2020 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào website hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Các em quan tâm có thể xem thêm các tài liệu tham khảo cùng chuyên mục:

Chúc các em học tốt  

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF