Với mong muốn giúp các em học sinh lớp 11 làm quen với cấu trúc đề thi mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo và rèn luyện kĩ năng giải đề, chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT sắp tới, HOC247 đã biên soạn và tổng hợp nội dung tài liệu Đề minh họa Ngữ văn 11 cấu trúc thi THPT năm 2025 có đáp án trường THPT Quang Trung dưới đây. Hi vọng bộ tài liệu này sẽ giúp các em ôn tập kiến thức dễ dàng hơn. Chúc các em học tập tốt!
ĐỀ THI BÁM SÁT CẤU TRÚC TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG |
ĐỀ MINH HỌA NĂM 2025 MÔN: NGỮ VĂN 11 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi gồm có 02 trang) |
1. Đề thi
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
(1) Những mặt đá phập phồng như giọt máu Đang neo chặt lại giữa biển trời
Những cánh chim bay mát lành mặt cát Nhịp bồi hồi cùng nhịp trái tim tôi
Trường Sa dữ dằn sóng gió chẳng xa xôi Lá phong ba xanh mắt người lính đảo Cát Trường Sa trắng màu vai áo
San hô đỏ màu máu đỏ
Chảy nồng nàn từ dòng máu mẹ cho
(2) Anh đã mang về từ Trường Sa những tấm ảnh hiện lên từ lốc cát Từ bão xô gió giật
Từ sương mù đậm đặc Từ khói súng bất ngờ […]
Như người lính kiên nhẫn lặng im
Anh đặt tay lên nút bấm máy ảnh như đặt vào cò súng Trường Sa trồi lên, Trường Sa chìm xuống
Trái tim đã chọn đúng tầm nhìn
Trường Sa đầy một dáng đứng yêu thương
Những tấm ảnh treo ở phố Ngô Quyền Đâu còn là của riêng người nghệ sĩ
Trường Sa đau thương, Trường Sa gian khổ Gần kề vừa trong một cánh tay ôm.
(Trích: Những tấm ảnh Trường Sa, Nguyễn Thành Phong, nguồn: Kho âm thanh, Đài TNVN)
Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):
Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản?
Câu 2. Những hình ảnh nào về thiên nhiên Trường Sa được tác giả nói tới trong đoạn (1)?
Câu 3. Anh/ chị hiểu được điều gì về cuộc sống của người lính Trường Sa qua các dòng thơ:
Anh đã mang về từ Trường Sa những tấm ảnh hiện lên từ lốc cát
Từ bão xô gió giật
Từ sương mù đậm đặc Từ khói súng bất ngờ.
Câu 4. Tác giả thể hiện cảm xúc gì đối với quần đảo Trường Sa và những người lính Trường Sa?
Câu 5. Từ nội dung văn bản, anh/ chị có suy nghĩ gì về trách nhiệm của tuổi trẻ hôm nay đối với đất nước?
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích ngắn gọn giá trị tư tưởng của truyện ngắn sau:
Một buổi tối mùa đông, chúng tôi ngồi trước lò sưởi, trong một căn buồng ấm áp. Tự nhiên trong câu chuyện, một người nói đến những cơn giận tự nhiên đến tràn ngập cả tâm hồn ta và có khi gây nên nhiều cái kết quả không hay. Rồi mỗi người đều bày tỏ ý kiến riêng của mình. Anh Thanh, từ nãy đến giờ vẫn lặng yên có vẻ trầm ngâm, cất tiếng nói:
– Sự giận dữ có thể sai khiến ta làm những việc nhỏ nhen không ai ngờ. Tôi biết hơn ai hết, vì chính tôi đã trải qua sự đó. Tôi sẽ kể các anh nghe một câu chuyện mà cái kỷ niệm còn in sâu trong trí nhớ tôi.
Cũng một buổi chiều mùa đông như hôm nay, tôi ở tòa báo ra về, trong lòng chán nản và buồn bực. Có những ngày mà tự nhiên không hiểu tại sao, ta thấy khó chịu, và hay gắt gỏng, không muốn làm việc gì. Tôi đang ở vào một ngày như thế mà chiều trời hôm ấy lại ảm đạm và rét mướt càng khiến cho cảm giác đó rõ rệt hơn. Tôi đi vài bước trên con đường phố vắng người. Một cái xe tay dằng xa đi lại, anh phu xe co ro vì rét, hai tay giấu dưới manh áo tơi tàn. Theo lệ như mọi khi, tôi mặc cả:
- Xe đi không? Bốn xu về gần nhà bò Yên Phụ. – Thầy cho sáu xu.
- Không, bốn xu là đúng giá rồi.
Tôi vừa nói vừa bước đi. Người phu xe đã có tuổi, cứ kéo cái xe theo sau tôi mà lẩm bẩm: “Bốn đồng xu từ đây về nhà bò”. Cái tiếng nhà bò anh ta nhắc đi nhắc lại làm cho tôi khó chịu. Tôi biết đó là một cách của các phu xe cứ đi theo sau khách để làm cho người ta bực tức, tôi lại càng ghét và quay lại gắt:
- Có đi hay không thì thôi! Đừng có theo sau người ta mà lải nhải.
Thấy tôi gắt, người phu xe đứng lại, không dám theo nữa. Nhưng để tôi đi một quãng xa, anh ta ới gọi:
- Lại đây đi mà.
Rồi anh ta hạ càng xe xuống, cứ đứng yên chỗ ấy đợi chứ không kéo lại phía tôi. Cái cử chỉ ấy làm tôi sinh ghét thêm, đã toan không đi, nhưng lúc ấy không có cái xe nào khác. Tôi giận dữ bước mạnh lên xe, vừa mắng:
- Anh thật là lắm chuyện, không đi ngay lại còn vẽ. Anh xe cãi lại:
- Từ đây về đấy thầy cho được bốn đồng xu thật rẻ quá! – Thì ai bảo anh đi? Không có tôi đã gọi xe khác.
Người phu xe khẽ thở dài, yên lặng nhấc xe lên. Lúc bấy giờ tôi mới ngả mình ra phía sau, nhưng thấy cái đệm cứng như gỗ đập vào lưng, tôi cúi xuống bên nhìn cái tay xe. Tôi đoán không sai, chính là một cái xe hiệu “con lợn”, cái tên hiệu cũng xứng đáng một hạng xe tàng ở ngoại ô mà tôi vẫn phải đi. Anh xe này đã vào đây kéo trộm, vì xe ngoại ô không được phép vào thành phố đón khách, nếu không tuân lệnh thì bị phạt từ ba đến bốn đồng bạc. Sự tồi tàn của cái xe làm tôi càng ghét anh xe nữa.
- Xe khổ thế này mà anh lại còn đòi cao giá. – Xe thế mà thầy chê thì còn thế nào nữa!
Anh xe bướng bỉnh cũng không chịu kém. Tôi nói câu gì là anh ta đối lại liền. Sau cùng, giận quá, tôi dẫm mạnh chân xuống sàn xe, gắt:
- Thôi, câm họng đi, đừng lải nhải nữa.
Sự giận dữ làm cho tôi quên rằng anh xe cũng chỉ có trả lời những câu mắng của tôi mà thôi, và chính tại tôi gắt với anh ta nhiều quá. Nhưng lúc bấy giờ tôi chỉ thấy tức người xe ấy đến cực điểm, vì hắn dám cãi lại tôi mà không sợ.
Xe đi khỏi nhà máy nước thì gặp một người đội xếp tây đi xe đạp lại, theo sau một người đội xếp ta. Tôi nhận thấy anh xe kéo tôi có ý luống cuống và sợ hãi. Có lẽ vì thế mà người cảnh sát để ý, đi giáp vào cái xe kéo để xem dấu hiệu.
- Ê! Đứng lại!
Người kéo xe dừng chân… Anh ta quay lại tôi hớt hải van xin: – Lạy thầy… thầy nói giúp con… thầy làm ơn…
Dưới ánh đèn tôi thấy mặt anh xe tái mét. Những vết răn in sâu xuống trên mặt già nua hốc hác, chân tay người khốn nạn ấy run bật lên và tôi thấy cái rung động chuyển cả vào chiếc thân xe.
Người cảnh sát tây đến, nói bằng tiếng ta hơi sõi: – Mày chết nhé! Mày sẽ bị phạt!
Người phu xe ấp úng nói thì ông ta khoát tay bảo im, rồi quay lại tôi hỏi, lần này bằng tiếng Pháp.
- Người này kéo ông từ trong phố ra hay ông đi khứ hồi?
Tôi liếc mắt nhìn anh kéo xe. Trong bóng tối của vành nón qua ngang mặt, tôi thấy hai mắt anh ta long lanh nhìn tôi, như khẩn cầu van xin yên lặng. Tôi biết lời nói của tôi sẽ làm anh ta bị bắt hay không. Những khi nói chuyện với các phu xe khác, tôi được biết rằng nếu người khách nói là đi khứ hồi từ ngoại ô, thì người xe không việc gì. Nhưng lúc ấy, lời van xin của anh xe kia không làm cho tôi động lòng, mà lại làm cho tôi ghét anh thêm. Tôi trả lời người đội xếp:
- Tôi đi từ phố hàng Bún. – Vậy phiền ông xuống xe.
Rồi anh ta nhìn anh phu xe, cười một cách tinh quái: – Allez! Đi về bót!
Khi anh phu xe run sợ và hai người cảnh sát đã khuất đầu phố, tôi mới quay đi thong thả trên bờ hè. Cơn giận của tôi đã hết rồi. Sự hối hận dần thấm thía vào lòng tôi, tôi thấy một cái chán nản bực tức rung động trong người.
Tôi rung mình nghĩ đến số phận của anh xe khốn nạn. Ba đồng bạc phạt! Anh ta phải vay cai xe để nộp phạt; nhưng ba đồng bạc nợ ấy, bao giờ anh ta trả xong, sau những ngày nhịn đói, bị cai xe hành hạ, đánh đập vì thù hằn?
Tôi càng nghĩ đến bao nhiêu lại càng khinh bỉ tôi bấy nhiêu. Qua ô Yên Phụ, nhìn thấy những thợ thuyền tấp nập làm việc dưới ánh đèn trong những căn nhà lá lụp xụp, tôi rảo bước đi mau, hình như trông thấy tôi họ sẽ biết cái hành vi khốn nạn và nhỏ nhen đáng bỉ của tôi ban nãy.
Những ngày hôm sau thực là những ngày khổ cho tôi. Lòng hối hận không để tôi yên. Hình như có một cái gì nặng nề đè nén trên ngực làm cho tôi khó thở, và lúc nào hình ảnh anh phu xe cũng hiển hiện ra trước mắt.
[…]
(Trích: Một cơn giận, Thạch Lam, in trong tập Gió đầu mùa, Nxb Đời nay, Hà Nội, 1937)
Câu 2. (4 điểm)
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày ý kiến của anh/ chị về vấn đề: nên sử dụng thời gian rảnh rỗi như thế nào cho hợp lí?
- Thí sinh không được sử dụng tài liệu;
- Giám thị không giải thích gì thêm.
----------- HẾT -------------
2. Đáp án
Phần |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
I |
ĐỌC HIỂU |
4,0 |
|
1 |
Thể thơ: Tự do. Hướng dẫn chấm: - Trả lời như đáp án: 0,5 điểm. - Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm. |
0,5 |
|
2 |
Những hình ảnh về thiên nhiên Trường Sa được tác giả nói tới trong đoạn (1) là: đá, cánh chim, sóng gió, lá phong ba, cát, san hô. Hướng dẫn chấm: - Trả lời như đáp án hoặc dẫn câu văn khác đúng yêu cầu (lời của người kể chuyện và lời của nhân vật): 0,5 điểm. - Trả lời đúng 1 ý: 0,25 điểm. - Trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0,0 điểm. |
0,5 |
|
3 |
Qua các dòng thơ: - Anh đã mang về từ Trường Sa những tấm ảnh hiện lên từ lốc cát Từ bão xô gió giật. - Từ sương mù đậm đặc Từ khói súng bất ngờ. - Ta thấy được cuộc sống gian khổ của những người linh Trường Sa: họ thường xuyên phải đối mặt với thiên nhiên khắc nghiệt, dữ dội, đối mặt với kẻ thù. Hướng dẫn chấm: - Trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm. - Trả lời được 1 ý tương đương như đáp án: 0,5 điểm. - Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm. |
1,0 |
|
4 |
Tác giả thể hiện cảm xúc yêu thương tha thiết với quần đảo Trường Sa; thể hiện sự đồng cảm đối với những gian khổ mà người lính Trường Sa phải đối mặt, đồng thời cũng tự hào về họ. Hướng dẫn chấm: - Trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm. - Trả lời tương đương như đáp án được 1/2 số ý: 0,5 - 0,75 điểm. - Trả lời tương đương như đáp án được 1/3 số ý: 0,25 - 0,5 điểm. - Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm. |
1,0
|
|
5 |
Suy nghĩ về trách nhiệm của tuổi trẻ hôm nay đối với đất nước: - Tuổi trẻ là chủ nhân tương lai của đất nước, do vậy, cần có trách nhiệm với đất nước. - Tuổi trẻ cần ra sức học tập để mai này cống hiến cho đất nước; biết hy sinh khi Tổ quốc cần; biết quảng bá hình ảnh của đất nước với bạn bè quốc tế. Hướng dẫn chấm: - Trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm - Trả lời tương đương như đáp án 2 ý: 0,75 điểm - Trả lời tương đương như đáp án 1 ý: 0,5 điểm - Trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0,0 điểm. (Lưu ý: HS có thể có cách diễn đạt khác, miễn là lí giải hợp lí, thuyết phục thì vẫn cho điểm) |
1,0
|
|
II |
VIẾT |
6,0 |
|
1 |
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích ngắn gọn giá trị tư tưởng của truyện ngắn “Một cơn giận”. |
2,0 |
|
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn: Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. |
0,25 |
||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phân tích ngắn gọn đặc điểm chung của ba nhân vật Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi trong văn bản. |
0,25 |
||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận: - Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý: Hiệu quả của việc đặt điểm nhìn vào nhân vật Việt trong đoạn trích trên: - Nhân vật Thanh vì một cơn giận vô cớ đã đẩy người phu xe nghèo khổ vào hoàn cảnh bi đát: bị cảnh sát bắt về bóp và bị phạt một số tiền lớn mà anh ta sẽ không thể trả nổi. Điều đó đã khiến Thanh rơi vào tâm trạng day dứt, đau khổ, ân hận mãi về sau này. - Truyện chứa đựng trong nó giá trị tư tưởng sâu sắc: + Mỗi con người chúng ta, trong mọi hành xử của cuộc sống, cần phải biết kiểm soát cảm xúc của mình. Đừng để cảm xúc lấn át lí trí, dẫn đến gây tổn hại cho người khác và cũng khiến cho bản thân không thể sống thanh thản. + Truyện cũng cho ta thấy được tấm lòng nhân đạo của nhà văn Thạch Lam: đồng cảm với những con người cùng khổ như anh phu xe, đồng thời lên án những thói hành xử nhẫn tâm trong cuộc sống. + Từ truyện ngắn trên, ta nhận thức được rằng mình cần biết sống bao dung và rộng lượng hơn. |
0,5 |
||
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau: - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận: - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. - Trình bày rõ quan điểm hệ thống các ý - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý lẽ và dẫn chứng. |
0,5 |
||
đ. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn |
0,25 |
||
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0,25 |
---(Để xem tiếp nội dung đáp án của đề thi các em vui lòng Xem Online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề minh họa Ngữ văn 11 cấu trúc thi THPT 2025 có đáp án trường THPT Quang Trung. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Đề thi minh họa môn Hóa học tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/202459 -
Đề thi minh họa môn Tin học tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/202440 -
Đề thi minh họa môn Toán tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/202462 - Xem thêm