OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Đề KSCL môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THPT Hàm Rồng

09/09/2020 851.01 KB 388 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20200909/636040269851_20200909_175807.pdf?r=872
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HOC247 xin giới thiệu đến các em học sinh tài liệu Đề KSCL môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THPT Hàm Rồng. Tài liệu bao gồm các câu hỏi hoàn thành trong 45 phút. Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập hiệu quả và đạt điểm số cao trong kì thi sắp tới.

 

 
 

SỞ GD & ĐT THANH HÓA

TRƯỜNG THPT HÀM RỒNG

 

 

ĐỀ KSCL NĂM HỌC 2019 - 2020

MÔN THI: HÓA HỌC 11

Thời gian làm bài: 50 phút

 

 

Câu 1: Axit cacboxylic nào dưới đây có mạch cacbon phân nhánh, làm mất màu dung dịch brom?

A. CH3 – CH2– COOH.                                               B. CH2 = CH – COOH.

C. CH2 = C(CH3) – COOH.                                         D. CH3 – CH(CH3) – COOH.

Câu 2: Tính thơm của benzen được thể hiện ở:

 (1). Dễ tham gia phản ứng thế.                     

(2). Khó tham gia phản ứng cộng.

 (3). Bền vững với chất oxi hóa.

A. (1), (2).                            B. (1), (2), (3).                 C. (2), (3).                        D. (1), (3).

Câu 3: Chất nào sau đây hòa tan được Cu(OH)2, tạo ra dung dịch màu xanh thẫm?

A. Glixerol.                          B. axetilen.                      C. Phenol.                        D. Etanol.

Câu 4: Thành phần nguyên tố trong hợp chất hữu cơ

A. nhất thiết phải có Hiđro.                                          B. nhất thiết phải có Clo.

C. nhất thiết phải có Oxi.                                             D. nhất thiết phải có Cacbon.

Câu 5: Trong các chất sau, chất nào là chất điện li yếu ?

A. H2O.                                B. HCl.                            C. NaCl.                          D. NaOH.

Câu 6: Axit nitric đặc nguội có thể hòa tan được dãy chất nào sau đây ?

A. Fe, Fe2O3, Cu.                 B. Al, Zn, Cu(OH)2.        C. BaSO4, CuO, Fe2O3D. CaCO3, Cu, Mg.

Câu 7: Công thức tổng quát của ankan là

A. CnH2n-2 (n ϵ N*).              B. CnH2n-6 (n ϵ N*).          C. CnH2n+2 (n ϵ N*).         D. CnH2n (n ϵ N*).

Câu 8: Chất khí được dùng để sản xuất “đá khô” là

A. N2.                                   B. CH4.                            C. CO2.                           D. CO.

Câu 9: Hợp chất CH3 – CH = CH2 có tên gọi là

A. but-1-en.                          B. eten.                            C. but-2-en.                     D. propen.

Câu 10: Trùng hợp hiđrocacbon nào sau đây tạo ra polime, dùng để sản xuất cao su buna?

A. Buta-1,3-đien.                                                          B. Penta-1,3-đien.

C. 2-metylbuta-1,3-đien.                                              D. But-2-en.

Câu 11: Cho anđehit no, mạch hở, có công thức CnHmO2. Mối quan hệ giữa n với m là

A. m = 2n + 2.                      B. m = 2n - 2.                  C. m = 2n.                       D. m = 2n + 1.

Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm một ankan và một anken. Cho sản phẩm cháy lần lượt đi qua bình 1 đựng P2O5 dư và bình 2 đựng KOH rắn, dư; thấy bình 1 tăng 4,14 g; bình 2 tăng 6,16 g. Số mol ankan có trong hỗn hợp là

A. 0,03.                                B. 0,045.                          C. 0,09.                            D. 0,06.

Câu 13: Cho 0,1 mol P2O5 vào dung dịch chứa 0,35 mol KOH. Dung dịch thu được có các chất:

A. K3PO4, KOH.                  B. H3PO4, KH2PO4.        C. K2HPO4, KH2PO4.     D. K3PO4, K2HPO4.

Câu 14: Cho biết sản phẩm chính của phản ứng tách nước (CH3)2CHCH(OH)CH3 là:

A. 2-metyl but-1-en.             B. 3-metyl but-1-en.        C. 3-metyl but-2-en.        D. 2-metyl but-2-en.

Câu 15: Sục khí CO2 vào nước vôi trong dư. Hiện tượng quan sát được là

A. xuất hiện kết tủa màu trắng.

B. xuất hiện kết tủa màu trắng và sau đó kết tủa tan.

C. xuất hiện kết tủa màu đen.

D. xuất hiện kết tủa màu đen và sau đó kết tủa tan.

Câu 16: Dãy các chất nào sau đây vừa tác dụng với dung dịch HCl vừa tác dụng với dung dịch NaOH ?

A. NaHCO3, Al(OH)3, Al2O3.                                     B. Pb(OH)2, ZnO, Fe2O3.

C. Na2SO4, HNO3, Al2O3.                                           D. Al(OH)3, Al2O3, Na2CO3.

Câu 17: Hoa Cẩm Tú Cầu là loài hoa tượng trưng cho lòng biết ơn và sự chân thành. Nét kì diệu của Cẩm Tú Cầu là sự đổi màu ngoạn mục của nó. Màu của loài hoa này có thể thay đổi tùy thuộc vào pH của thổ nhưỡng nên có thề điểu chỉnh màu hoa, thông qua việc điều chỉnh độ pH của đất trồng

pH đất trồng

< 7

= 7

> 7

Hoa sẽ có màu

Lam

Trắng sữa

Hồng

 

Khi trồng loài hoa trên, nếu ta bón một ít vôi (CaO) và tưới nước, hoa sẽ có màu là

A. Lam.                                B. Hồng.                          C. Lam hồng.                  D. Trắng sữa.

Câu 18: Phản ứng của cặp chất nào sau đây trong dung dịch, có phương trình ion rút gọn là: 2H+ + CO32-  → H2O + CO2

A. NaHCO3 + HCl.              B. CaCO3 + HCl.             C. HNO3 + FeCO3.         D. K2CO3 + HCl.

Câu 19: Phản ứng giữa HNO3 với FeO tạo ra khí NO. Tổng các hệ số phương trình này là:

A. 16.                                   B. 18.                               C. 22.                               D. 20.

Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm CH4, C3H6 và C4H10 thu được 17,6g CO2 và 10,8g H2O. Giá trị  của m là

A. 6 g.                                  B. 4 g.                              C. 2 g.                              D. 8 g.

Câu 21: Hiđrat hóa 2 anken chỉ tạo thành 2 ancol. Hai anken đó là

A. 2-metylpropen và but-1-en.                                     B. propen và but-2-en.

C. eten và but-1-en.                                                      D. eten và but-2-en.

Câu 22: Công thức cấu tạo đúng của 2,2- đimetyl butan -1- ol là

A. CH3-CH(CH3)-C(CH3)2-CH2-OH.                         B. CH3-CH2-C(CH3)2-CH2-OH.

C. CH3-CH(CH3)-CH(CH3)-CH2-OH.                        D. (CH3)3C-CH2-CH2-OH.

Câu 23: Nung nóng 66,2 gam Pb(NO3)2 thu được 55,4 gam chất rắn (Pb = 207). Hiệu suất phản ứng phân hủy là

A. 50%.                                B. 80%.                            C. 75%.                           D. 45%.

Câu 24: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ dung dịch X:

Hình vẽ trên minh họa phản ứng nào sau đây

A. C2H5OH   →    C2H4 + H2O

B. CH3COONa(rắn)  + NaOH(rắn)      Na2CO3 + CH4

C. NaCl(rắn)   + H2SO4(đặc)      →    NaHSO4 + HCl

D. NH4Cl  +  NaOH     →    NaCl + NH3 + H2O

Câu 25: Trong thực tế, phenol được dùng để sản xuất:

A. nhựa rezol, nhựa rezit và thuốc trừ sâu 666.

B. poli (phenol–fomanđehit), chất diệt cỏ 2,4–D và axit picric.

C. nhựa rezit, chất diệt cỏ 2,4–D và thuốc nổ TNT.

D. nhựa poli (vinyl clorua), nhựa novolac và chất diệt cỏ 2,4–D.

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề KSCL môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THPT Hàm Rồng. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF