OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Đề kiểm tra HK2 năm 2019 môn Ngữ văn 11 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển

15/06/2020 147.28 KB 263 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20200615/557882816140_20200615_111235.pdf?r=7755
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HOC247 chia sẻ đến các em Đề kiểm tra HK2 năm 2019  môn Ngữ văn 11 của Trường THPT Phan Ngọc Hiển. Tài liệu giúp các em học tập và ôn luyện dễ dàng hơn. Hãy chăm chỉ để có một kết quả tốt nhé. Chúc các em thành công!

 

 
 

    SỞ GD&ĐT CÀ MAU                                                                     ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2

TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN                                                     NĂM HỌC: 2018 – 2019

                                                                                                                   MÔN : Ngữ Văn 11

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.

(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn - Phạm Lữ Ân)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn?

Câu 2. Nêu nội dung của đoạn văn?

Câu 3. Đặt nhan đề cho đoạn văn?

Câu 4. Thông điệp tác giả muốn gửi gắm qua đoạn văn là gì?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn (200 chữ) bàn về giá trị bản thân trong cuộc sống.

Câu 2 (5,0 điểm)

Phân tích lòng yêu đời, yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt được thể  hiện ở 13 câu đầu trong bài thơ Vội vàng của nhà thơ Xuân Diệu.

........HẾT...........

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính của văn bản là Nghị luận.

Câu 2:

Mỗi người chúng ta từ khi sinh ra đã có những nội lực riêng biệt về tố chất, trí tuệ, năng lực, kĩ năng… Hơn ai hết, chúng ta phải hiểu rõ điều đó để có thể tỏa sáng và tạo lập được nhiều thành tích trong học tập và sự nghiệp.

Câu 3:

Nhan đề:  Giá trị bản thân, Giá trị của mỗi con người,...

Câu 4:

Thông điệp tác giả muốn gửi gắm: Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1:

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Học sinh có thể trình bày đoạn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Giá trị bản thân trong cuộc sống.

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách. Có thể theo hướng sau:

  • Mỗi người đều có giá trị của riêng mình, giá trị là điều cốt lõi tạo nên con người bạn.
  • Giá trị của bản thân là ưu điểm, điểm mạnh vượt trội của mỗi người so với những người khác khiến mình có một cá tính riêng, dấu ấn riêng không trộn lẫn với đám đông.
  • Giá trị của bản thân không đơn thuần là điểm mạnh của bản thân mà còn là sự đóng góp, là vai trò của mỗi người với mọi người xung quanh. (VD: Bạn không cần là một đứa trẻ xuất sắc mọi mặt, nhưng bạn vẫn là niềm tự hào, là nguồn động lực của cha mẹ. Đấy chính một phần giá trị con người của bạn)
  • Giá trị của mỗi con người luôn được soi chiếu trên những trục giá trị chung của nhân loại, mà trong đó trục giá trị mang ý nghĩa quyết định chính là nhân cách. Nghĩa là điều kiện tiên quyết để khẳng định giá trị là bạn phải sống đúng với nghĩa một con người.
  • Biết được giá trị bản thân sẽ biết được điểm mạnh để phát huy, điểm yếu để hạn chế, như vậy sẽ đạt nhiều thành công trong cuộc sống.
  • Cần nỗ lực học tập rèn luyện để làm tăng giá trị bản thân, trở thành người có ích cho xã hội.
  • Không được định giá người khác khi chưa thấu hiểu họ bởi giá trị là sự tích lũy dài lâu, không phải ngày một ngày hai mà tạo ra.    

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo

Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận.

Câu 2:

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài giới thiệu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định vấn đề cần nghị luận

Lòng yêu đời, yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt được thể  hiện ở 13 câu đầu trong bài thơ Vội vàng của nhà thơ Xuân Diệu.

c. Triển khai vấn đề cần nghị luận

Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, lòng yêu đời, yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt được thể  hiện ở 13 câu đầu trong bài thơ Vội vàng

Thân bài: Học sinh có thể trình bày suy nghĩ theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung sau:

 4 câu đầu

  • Nghệ thuật: phép điệp (tôi muốn) kết hợp với các động từ mạnh (tắt, buộc) thể hiện khao khát mãnh liệt muốn đoạt quyền tạo hóa. Mục đích muốn lưu giữ hương sắc cuộc đời.
  • Lối thơ vắt dòng bộc lộ ước muốn chân thành, mãnh liệt.

 -------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------

Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm Đề kiểm tra HK2 năm 2019  môn Ngữ văn 11 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247. Chúc các em đạt kết quả tốt.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm

​​​ ---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF