OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Đề kiểm tra 1 tiết lần 2 môn Hóa 11 năm 2018 - 2019 Trường THPT Hương Trà

23/07/2019 636.05 KB 252 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20190723/123377591199_20190723_134944.pdf?r=5014
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HỌC247 xin giới thiệu đến các em Đề kiểm tra 1 tiết lần 2 môn Hóa 11 năm 2018 - 2019 Trường THPT Hương Trà. Tài liệu được sưu tầm và chọn lọc, nhằm giúp các em học sinh củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng ôn tập, chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp tới.

 

 
 

TRƯỜNG THPT HƯƠNG TRÀ

TỔ HÓA – SINH - KTNN

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT LẦN 2 NĂM 2018-2019

MÔN: HOÁ HỌC– 11B1

 

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (8 điểm)

Câu 1: Cho 0,2 mol P2O5 tác dụng với dung dịch chứa 0,6 mol KOH sau phản ứng thu được muối

A. K3PO4                         B. KH2PO4 và K3PO4      C. K2HPO4 và K3PO4     D. KH2PO4 và K2HPO4

Câu 2: Khí nitơ tương đối trơ về mặt hoá học ở nhiệt độ thường, vì

A. liên kết ba trong phân tử nitơ rất bền.                B. khí nitơ tan rất ít trong nước.

C. nitơ có độ âm điện lớn.                                       D. bán kính nguyên tử nitơ nhỏ.

Câu 3: Cho sơ đồ chuyển hoá:

Các chất X, Y, Z lần lượt là:

A. K3PO4, K2HPO4, KH2PO4.                               B. KH2PO4, K2HPO4, K3PO4.

C. KH2PO4, K3PO4, K2HPO4.                               D. K3PO4, KH2PO4, K2HPO4.

Câu 4: Nhúng hai đũa thuỷ tinh vào hai bình đựng các dung dịch HCl đặc và NH3 đặc. Sau đó đưa hai đũa lại gần nhau thì thấy hiện tượng

A. có khói màu trắng.      B. có khói màu tím.         C. có khói màu vàng.      D. có khói màu nâu.

Câu 5: Số oxi hoá của N và P trong NH3, NaNO2, HNO3 H3PO4, Ca3P2 lần lượt là

A. -3, -3, +5, +5, -3.        B. -3, +3, +5, +5, -3.        C. -3, +3, +5, -5, +3.       D. -3, +1, +5, +5, -3.

Câu 6: Hòa tan hết 18,9 gam Al trong dd HNO3 dư thu được hỗn hợp khí X gồm NO và NO2 có tỉ lệ số mol là 2:1 (sản phẩm khử không có NH4NO3) . Vậy thể tích của hỗn hợp X bằng:

A. 10,08 lít                      B. 20,16 lít                       C. 13,44 lít                      D. 40,32 lít

Câu 7: Cho 5 gam bột Mg vào dung dịch hỗn hợp KNO3 và H2SO4, đun nhẹ, trong điều kiện thích hợp, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch A chứa m gam muối, 1,792 lít hỗn hợp khí B (đktc) gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí và còn lại 0,44 gam chất rắn không tan. Biết tỉ khối hơi của B đối với H2 là 11,5. Giá trị của m là:

A. 27,96                           B. 29,72                           C. 31,08                           D. 36,04

Câu 8: Công thức hóa học của magie photphua là:

A. Mg3(PO4)2                   B. Mg(PO3)2                    C. Mg3P2                         D. Mg2P2O7

Câu 9: Trong các phản ứng nhiệt phân muối nitrat sau, phản ứng nhiệt phân không đúng

A. 2NaNO3   →  2NaNO2  +  O2.                        B. 2AgNO3  → Ag2O   +   2NO2  +  1/2O2.

C. 2Cu(NO3)2   → 2CuO  +  4NO2  +  O2.          D. Ca(NO3)2 → Ca(NO2)2+  O2.

Câu 10: Hoà tan hoàn toàn 10,32 gam Mg bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch X và 1,792 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N2O và N2. Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với khí H2 là 19. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 64,25.                          B. 65,24.                          C. 53,72.                          D. 63,64.

Câu 11: Cho vào bình kín 44,8 lít N2 và 156,8 lít H2 với xúc tác thích hợp. Biết hiệu suất phản ứng tổng hợp amoniac là 25% và các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Thể tích khí NH3 thu được là:

A. 22,4 lít.                       B. 58,8 lít.                        C. 11,2 lít.                       D. 26,13 lít.

Câu 12: Khi cho chất rắn X tác dụng với HNO3 đặc, nóng thì có khí màu nâu đỏ bay ra. Chất rắn X là

A. Cu(OH)2.                    B. FeO.                            C. Fe2O3                          D. MgCO3

Câu 13: Chọn câu đúng:

A. Ở điều kiện thường H3PO4 là chất tinh thể trong suốt, không tan trong nước.

B. Trong dung dịch H3PO4  chỉ gồm các ion H+, PO43- và H2O.

C. Trong công nghiệp H3PO4 thường được điều chế từ quặng photphorit (apatit) tác dụng với H2SO4 đặc.

D. Khi cho 0,5 mol NaOH tác dụng với dung dịch chứa 0,3 mol H3PO4 thì sau phảm ứng chỉ thu được muối NaH2PO4.

Câu 14: Cho P + Cl2 (dư) → X ; X là:

A. PCl2                            B. PCl5                             C. PCl4                            D. PCl3

Câu 15: Trong phòng thí nghiệm, nitơ được điều chế theo phương trình nào?

A. 2NH3  +  3Cl2 →  N2    +  6 HCl                    B. 4NH3 +  3O2   →   2N2   +  6H2O

C. 2NH3  +  3CuO  →  3Cu  +   N2   +  3H2      D. NH4Cl + NaNO2  →  NaCl  +  N2   +2H2O

Câu 16: Phản ứng tổng hợp amoniac (NH3) từ H2 và N2 là phản ứng có rH < 0. Muốn cho cân bằng của phản ứng tổng hợp amoniac chuyển dịch sang phải, cần phải đồng thời:

A. tăng áp suất và giảm nhiệt độ.                            B. giảm áp suất và giảm nhiệt độ.

C. giảm áp suất và tăng nhiệt độ.                            D. tăng áp suất và tăng nhiệt độ.

Câu 17: Dãy kim loại bị thụ động hóa trong HNO3 đặc, nguội là

A. Fe, Al, Ag                   B. Fe, Al, Zn                   C. Fe, Al, Cu                   D. Fe, Al, Cr

Câu 18: Cho các phản ứng sau:

(a) NH4NO3 →         (c) Cu(NO3)2  →                                                   

(b) NH4Cl  →           (d) NH4NO

Số phản ứng có tạo khí là:

A. 1                                  B. 2                                  C. 3                                  D. 4

Câu 19: Cho 460 ml dung dịch NaOH 0,1M vào 200 ml dung dịch H3PO4 0,1M. Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn, đem cô cạn dung dịch thu được đến khô. Hỏi muối nào được tạo nên và khối lượng muối khan thu được là bao nhiêu?

A. 0,72 gam NaH2PO4 và 1,988 gam Na2HPO4.     B. 1,988 gam Na2HPO4 và 0,984 gam Na3PO4.

C. 2,972 gam Na3PO4.                                             D. 1,988 gam Na2HPO4.

Câu 20: Cho phản ứng hóa học sau đây: Al  + HNO3 → Al(NO3)3 + N2O + H2O. Tổng hệ số cân bằng (số nguyên dương, tối giản) của các chất trong phương trình phản ứng là:

A. 62                                B. 60                                C. 38                                D. 64

Câu 21: Trong các loại phân bón sau, công thức phân đạm ure và phân supephotphat kép là

A. NH4NO3 và Ca(H2PO4)2.                                  B. NH4Cl và Ca(H2PO4)2.

C. (NH2)2CO và Ca(H2PO4)2.                                D. (NH2)2CO và Ca(H2PO4)2, CaSO4.

Câu 22: Cho 39,6 gam hỗn hợp X gồm Cu2S, CuS, FeS2 và FeS tác dụng hết với HNO­3 (loãng dư) thu được V lít khí NO (ở đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Cho toàn bộ Y vào một lượng dư dung dịch BaCl2, thu được 46,6 gam kết tủa, còn khi cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch NH3 dư thu được 26,75 gam kết tủa. Giá trị của V là

A. 43,68.                          B. 16,80.                          C. 19,04.                          D. 57,12.

Câu 23: Nhỏ vài giọt AgNO3 vào ống nghiệm chứa dung dịch K3PO4. Hiện tượng xảy ra là

A. Xuất hiện kết tủa màu vàng.                               B. Xuất hiện kết tủa màu trắng.

C. Lúc đầu có kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan ra.  D. Không có hiện tượng gì.

Câu 24: Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá theo tỉ lệ phần trăm về khối lượng của:

A. P2O5                            B. PO43-                           C. Photpho                      D. P2O3

...

Trên đây là phần trích dẫn Đề kiểm tra 1 tiết lần 2 môn Hóa 11 năm 2018 - 2019 Trường THPT Hương Trà, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF