OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Đề cương ôn thi môn Tâm lý học đại cương - ĐH Y Dược TP HCM

20/06/2019 892.75 KB 4661 lượt xem 19 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20190620/372031008552_20190620_171451.pdf?r=9977
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Với mong muốn giúp các bạn sinh viên đạt kết quả cao trong kì thi hết học phần, HOC247.Net đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn Đề cương ôn thi môn Tâm lý học đại cương. Hy vọng với tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các bạn trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình.

 

 
 

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI MÔN TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC TPHCM

 

Câu 1: Khái niệm và đặc điểm của hiện tượng tâm lý:

1. Khái niệm: Là hiện tượng tinh thần do thế giới khách quan tác động vào não sinh ra gọi chung là hoạt động tâm lý.

2. Đặc điểm:

  • Các hiện tượng tâm lý của con người vô cùng đa dạng, phức tạp, phong phú.
  • Các hiện tượng tâm lý con người là hiện tượng tinh thần, tồn tại chủ quan trong đầu óc con người. Nó giúp con người định hướng, điều khiển, điều chỉnh hoạt động. Chúng ta không thể cân, đong, đo, đếm… nhưng vẫn có thể nghiên cứu được thông qua sự biểu hiện ra ngoài của chúng một cách thường xuyên.
  • Các hiện tượng tâm lý trong cùng một chủ thể luôn có sự tương tác lẫn nhau
  • Các hiện tượng tâm lý con người có sức mạnh vô cùng to lớn, chi phối hoạt động của con người.

Câu 2: Đối tượng, nhiệm vụ và các phương pháp nghiên cứu trong tâm lý học:

1. Đối tượng nghiên cứu: Tâm lý học nghiên cứu sự nảy sinh, vận hành và phát triển của các hoạt động tâm lý.

2. Nhiệm vụ nghiên cứu:

  • Mô tả và nhận diện các hiện tượng tâm lý.
  • Nghiên cứu bản chất của hoạt động tâm lý, những yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến hoạt động tâm lý.
  •  Nghiên cứu cơ chế hình thành, hình thức biểu hiện, quy luật hoạt động và phát triển của các hiện tượng tâm lý.
  • Chức năng, vai trò của tâm lý đối với hoạt động của con người.
  • Ứng dụng những thành tựu đã nghiên cứu vào trong hoạt động thực tiễn của con người.

3.Các phương pháp nghiên cứu:

*Phương pháp quan sát:

Nội dung:nhà nghiên cứu sử dụng các cơ quan cảm giác của mình nhằm tri giác sự biểu hiện ra ngoài một cách thường xuyên các đặc điểm tâm lý bên trong của đối tượng để thu thập thông tin cần thiết phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

Các hình thức quan sát:

  • Kín-mở;
  • Toàn diện - bộ phận;
  • Có trọng điểm - không có trọng điểm; 
  • Chiến lược - chiến thuật;
  • Tiêu chuẩn hóa - không tiêu chuẩn hoá.

Ưu và nhược điểm:

  • Dễ tiến hành; tư liệu phong phú;
  • Tiết kiệm.
  • Tuy nhiên thường bị phụ thuộc, tư liệu thường là cảm tính, trực quan, độ tin cậy không cao, tốn nhiều thời gian và đôi khi không đạt được mục đích.

Yêu cầu: Khi tiến hành nghiên cứu cần phải:

  •  Xác định rõ mục đích, nội dung, kế hoạch quan sát.
  • Chuẩn bị chu đáo về mọi mặt trước khi quan sát
  • Tiến hành quan sát một cách cẩn thận và có hệ thống.
  • Ghi chép và phân tích tài  liệu một cách đầy đủ, trung thực, khách quan.
  • Cần phải kết hợp với các phương pháp khác trong nghiên cứu.

Quan sát lại lần nữa để kiểm tra các kết quả đã quan sát.

*Cách quan sát:Sử dụng cái gì để quan sát?

Dùng các cơ quan cảm giác như: mắt, tai, mũi, lưỡi, da. Trong đó mắt và tai là sử dụng thường xuyên hơn.

Sử dụng như thế nào?

  • Dùng mắt để nhìn:
    • Những đặc điểm tĩnh như: Hình dáng; mặt (trán, chân mày, mắt, mũi, gò má, miệng, cằm, tai…); trang phục (đồng phục, màu sắc…)
    • Những đặc điểm động như: Dáng (đi, đứng, ngồi, nằm); đầu, chi…
  • Dùng tai để nghe: Chú ý đến từ ngữ, ngữ điệu, nội dung.
  • Cần kết hợp các cơ quan cảm giác khi quan sát.

* Phương pháp thực nghiệm:

Nội dung: thực nghiệm là phương pháp chủ động tác động vào đối tượng trong điều kiện đã được khống chế để gây ra ở đối tượng những biểu hiện về mối quan hệ nhân quả, tính quy luật, cơ chế... của các hiện tượng tâm lý.

Thường được dùng kèm với phương pháp quan sát để hạn chế nhược điểm của phương pháp quan sát.

Ưu và nhược điểm: rất chủ động; tài liệu tương đối tin cậy có thể định tính và định lượng được; có thể lặp đi lặp lại nhằm kiểm tra. Tuy nhiên không hoàn toàn có thể khống chế những yếu tố chi phối đến kết quả nghiên cứu; và có thể tốn kém về mặt kinh tế.

Có 2 loại thực nghiệm cơ bản:

Thực nghiệm tự nhiên được tiến hành trong các điều kiện hoạt động bình thừơng của đối tượng thực nghiệm.

Thực nghiệm tự nhiên có 2 loại:

  • Thực nghiệm nhận định: là loại thực nghiệm nhằm xác định tình trạng những vấn đề tâm lý ở đối tượng thực nghiệm.
  • Thực nghiệm hình thành: nhằm hình thành một phẩm chất tâm lý nào đó ở đối tượng thực nghiệm dưới tác động của nhà nghiên cứu.

- Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm là loại thực nghiệm được tiến hành trong điều kiện khống chế một cách nghiêm ngặt các tác động chi phối, ảnh hưởng từ bên ngoài.

* Phương pháp đàm thoại:

Nội dung: là phương pháp sử dụng lời nói giao tiếp với đối tượng nghiên cứu nhằm thu thập những thông tin cần thiết.

Có nhiều cách trao đổi, đàm thoại với đối tượng: đặt ra các nội dung trao đổi; đặt ra những câu hỏi trực tiếp, gián tiếp...

Ưu và nhược điểm: dễ nghiên cứu; kinh tế; chủ động. Tuy nhiên tư liệu thu được dễ bị đối tượng ngụy trang; phụ thuộc nhiều vào tâm trạng của đối tượng.

Muốn đàm thoại có kết quả tốt cần chú ý:

  • Xác định rõ vấn đề cần tìm hiểu
  • Tìm hiểu trước thông tin về đối tượng đàm thoại với 1 số đặc điểm của họ.
  • Có kế hoạch để chủ động điều khiển quá trình đàm thoại.
  • Nên linh hoạt trong quá trình điều khiển 1 cuộc đàm thoại để nó vừa giử được tính logic, vừa đáp ứng được yêu cầu của người nghiên cứu.

* Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động.

Nội dung: là phương pháp dựa vào sản phẩm vật chất và tinh thần của đối tượng để nghiên cứu về các đặc điểm tâm lý của đối tượng đó.

Yêu cầu:

  • Cần phải cẩn trọng trong nghiên cứu, đánh giá.
  • Phải đặt trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể để nghiên cứu, đánh giá.

* Phương pháp điều tra

Nội dung: là phương pháp sử dụng một hệ thống câu hỏi được trình bày bằng văn bản thông qua việc trả lời của đối tượng nghiên cứu để thu thập những thông tin cần thiết.

Ưu và nhược điểm: dễ nghiên cứu; thông tin thu thập được trên một loạt đối tượng, dễ xử lý bằng toán thống kê. Tuy nhiên các ý kiến thường mang tính chủ quan, đối tượng dễ trả lời giả tạo.

Yêu cầu:

  • Câu hỏi soạn thảo phải rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp với đối tượng.
  • Cách trả lời câu hỏi phải được nhà nghiên cứu hướng dẫn cụ thể.

* Phương pháp nghiên cứu hồ sơ, tài liệu.

Nội dung: là phương pháp nghiên cứu lịch sử về quá trình hoạt động của cá nhân đối tượng nghiên cứu, trên cơ sở đó có những đánh giá, nhận định về vấn đề nghiên cứu.

Yêu cầu:

  • Cần phải nhìn nhận đánh giá các vấn đề tâm lý trong tính lịch sử, cụ thể và phát triển.
  • Tránh thành kiến, áp đặt chủ quan.
  • Kết hợp với phương pháp khác trong nghiên cứu

* Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động.

Nội dung: là phương pháp dựa vào sản phẩm vật chất và tinh thần của đối tượng để nghiên cứu về các đặc điểm tâm lý của đối tượng đó.

Yêu cầu:

  • Cần phải cẩn trọng trong nghiên cứu, đánh giá.
  • Phải đặt trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể để nghiên cứu, đánh giá.

* Phương pháp trắc nghiệm

Nội dung: “Test” là một phép thử đã được chuẩn hoá dùng đề đo lường một phẩm chất tâm lý nào đó ở đối tượng nghiên cứu.

Cấu tạo của “Test” gồm 4 phần: Văn bản “Test”; quy trình tiến hành; khoá “test”;  Bản đánh giá.

Ưu - nhược điểm: dễ tiến hành; có thể đo nhiều đối tượng; tính mục đích trong nghiên cứu cao. Tuy nhiên khó soạn thảo.

Câu 3: Khái niệm, đặc điểm của nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính:

Nhận thức cảm tính: là mức độ nhận thức đầu tiên, mức độ nhận thức thấp nhất của con người, trong đó con người mới chỉ phản ánh những thuộc tính bên ngoài, những cái đang tác động trực tiếp đến các cơ quan cảm giác tương ứng của con người.

Đặc điểm: Trong nhận thức cảm tính có 2 mức độ cảm giác và tri giác. Cảm giác là hình thức phản ánh tâm lý khởi đầu thấp nhất, là hình thức định hướng đầu tiên của cơ thể trong thế giới. Tri giác là hình thức phản ánh cao hơn trong cùng 1 bậc thang nhận thức cảm tính.Giữa cảm giác và tri giác có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chi phối lẫn nhau.

Nhận thức lý tính: là mức độ nhận thức cao hơn bao, gồm tư duy và tưởng tượng.

Đặc điểm: Ở mức độ nhận thức này con người phản ánh được các thuộc tính bản chất bên trong, những mối liên hệ và quan hệ có tính qui luật của các sự vật và hiện tượng hiện thực khách quan.

Câu 4: Khái niệm, đặc điểm, vai trò của cảm giác và tri giác:

Cảm giác: Cảm giác là một quá trình nhận thức phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính bề ngoài của sự vật và hiện tượng, những trạng thái bên trong của cơ thể khi chúng đang trực tiếp tác động vào các cơ quan cảm giác tương ứng của chúng ta.

Đặc điểm:

  • Cảm giác là 1 quá trình tâm lý, nghiĩa là nó có mở đầu, diễn biến và kết thúc 1 cách rõ ràng, cụ thể.
  • Cảm giác mới chỉ phản ánh riêng rẽ từng thuộc tính của sự vật, hiện tương thông qua từng cơ quan cảm giác riêng rẽ.
  • Muốn có cảm giác thì sự vật, hiện tượng phải trực tiếp tác động đến các cơ quan cảm giác tương ứng của con người
  • Hình ảnh của cảm giác bao giơ cũng thuộc về 1 sự vật, hiện tượng nhất định

* Vai trò:

  • Là hình thức định hướng đầu tiên của con người trong hiện thực khách quan, tạo nên mối liên hệ trực tiếp giữa cơ thể và môi trường xung quanh
  • Là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các quá trình nhận thức cao hơn, là nguồn gốc của hiểu biết.
  • Là điều kiện quan trọng để đảm bảo trạng thái hoạt động của vỏ não, nhờ đó đảm bảo hoạt đông thần kinh của con người được bình thường
  • Là con đường nhận thức hiện thực khach quan đặc biệt quan trọng đối với người khuyết tật

b. Tri giác:  Tri giác là một quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật và hiện tượng trong hiện thực khách quan khi chúng đang trực tiếp tác động vào các cơ quan cảm giác tương ứng của chúng ta

Đặc điểm:

  • là một quá trình tâm lí, tức là có 3 giai đoạn :nảy sinh, diễn biến và kết thúc.
  • Tri giác phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng, thể hiện sự phản ánh ở mức độ cao hơn của tri giác so với sự phản ánh của cảm giác.
  • Muốn có hình ảnh của tri giác thì sự vật, hiện tượng phải tác động trức tiếp đến các cơ quan cảm giác của con người. Nó thể hiện tính trực quan trong sự phản ánh của nhận thức cảm tính.
  • Cũng như cảm giác, hình ảnh của tri giác bao giờ cũng thuộc về 1 sự vật, hiện tượng nhất định, đặc điểm này thể hiện tính cụ thể trong sự phản ánh của nhận thức cảm tính.

* Vai trò: Tri giác định hướng cho hoạt động của con người.

Cung cấp tài liệu cho quá trình nhận thức cao hơn

Tất cả các hiểu biết của con người đều bắt nguồn từ kinh nghiệm, từ cảm giác, tri giác” - V.l. Lê-nin

 

{-- Xem đầy đủ nội dung tại Xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là trích dẫn một phần Đề cương ôn thi môn Tâm lý học đại cương - ĐH Y Dược TP HCM, để xem đầy đủ nội dung đề thi và đáp án chi tiết các em vui lòng đăng nhập website hoc247.net chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF