Bộ Đề cương ôn tập Vật Lý lớp 6 học kỳ 2 năm học 2016-2017 của chương trình lớp 6 là phần tổng hợp lại những kiến thức quan trọng trong quá trình học. Bên cạnh đó còn gợi ý cho các em một số bài tập tự luyện có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết sau mỗi bài học , đó cũng là các dạng bài tập thường gặp trong các đề thi nhằm giúp các em luyện tập và tham khảo thêm, đạt được thành tích cao trong kì thi học kì sắp tới.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN VẬT LÝ 6 - HỌC KỲ II
PHẦN 1: TÓM TẮT LÝ THUYẾT
I. RÒNG RỌC
-
Ròng rọc cố định giúp làm đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.
-
Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật.
-
Ứng dụng: dùng để kéo các thùng vữa lên cao, kéo nước từ dưới giếng lên, cột cờ,…
II. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN:
-
Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
-
Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau: Nhôm nở vì nhiệt >Đồng nở vì nhiệt > Sắt
-
Áp dụng: Cho ví dụ về sự nở vì nhiệt của chất rắn
-
Khe hở giữa 2 đầu thanh ray xe lửa
-
Tháp Épphen cao thêm vào mùa hè,…
-
III. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG:
-
Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
-
Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau: Rượu nở vì nhiệt >dầu nở vì nhiệt > nước .
-
Áp dụng: Cho ví dụ về sự nở vì nhiệt của chất lỏng
-
Đun ấm đầy sẽ bị tràn nước
-
Không đóng chai nước ngọt thật đầy,…
-
IV. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ:
-
Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
-
Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
-
Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
-
Áp dụng: Cho ví dụ về sự nở vì nhiệt của chất khí:
-
Nhúng quả bóng bàn bị bẹp vào nước nóng nó sẽ phồng lên.
-
Bánh xe bơm căng để ngoài trời bị nổ
-
V. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA SỰ NỞ VÌ NHIỆT:
-
Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra lực rất lớn.
-
Ví dụ : Khinh khí cầu, nhiệt kế, rơle nhiệt trong bàn ủi, để khe hở trên đường ray xe lửa để không gây hư hỏng đường ray…
-
Băng kép khi bị đốt nóng hay làm lạnh đều cong lại.
-
Khi bị đốt nóng: Băng kép cong về phía kim loại giãn nở vì nhiệt ít hơn
-
Khi bị làm lạnh: Băng kép cong về phía kim loại giãn nở vì nhiệt nhiều hơn
-
Cấu tạo băng kép: Hai thanh kim loại có bản chất khác nhau được tán chặt (gắn chặt bằng chốt) với nhau sẽ tạo thành băng kép
-
Người ta ứng dụng tính chất này của băng kép vào việc đóng – ngắt tự động mạch điện.
-
-
Áp dụng: Ví dụ về các loại băng kép được ứng dụng trong đời sống và khoa học kĩ thuật
-
Băng kép có trong bàn là điện
-
VI. NHIỆT KẾ - NHIỆT GIAI:
-
Để đo nhiệt độ, người ta dùng nhiệt kế.
-
Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên sự dãn nở vì nhiệt của các chất. Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau như: Nhiệt kế rượu, nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế y tế…
-
Nhiệt kế y tế: Thường dùng để đo nhiệt độ cơ thể người
-
Nhiệt kế thuỷ ngân: Thường dùng để đo nhiệt độ trong các thí nghiệm cơ bản
-
Nhiệt kế rượu: Thường dùng để đo nhiệt độ khí quyển (thời tiết)
-
-
Trong nhiệt giai Xenxiút:
-
Nhiệt độ nước đá đang tan là 0oC.
-
Nhiệt độ hơi nước đang sôi là 100oC.
-
-
Trong nhiệt giai Farenhai:
-
Nhiệt độ nước đá đang tan là 32oF.
-
Nhiệt độ hơi nước đang sôi là 212oF.
-
-
Trong nhiệt giai Kenvin:
-
Nhiệt độ nước đá đang tan là 273K.
-
Nhiệt độ hơi nước đang sôi là 373K.
-
VII. SỰ NÓNG CHẢY VÀ SỰ ĐÔNG ĐẶC:
VIII. SỰ BAY HƠI VÀ SỰ NGƯNG TỤ:
IX. SỰ SÔI:
{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}
PHẦN 2: BÀI TẬP TỰ LUYỆN
I.RÒNG RỌC
Bài 1: Các câu sau, câu nào không đúng
A. Ròng rọc cố định có tác dụng làm đổi hướng của lực
B. Ròng rọc cố định có tác dụng làm đổi độ lớn của lực
C. Ròng rọc động có tác dụng làm đổi độ lớn của lực
D. Ròng rọc động có tác dụng làm đổi hướng của lực
Trả lời:
Chọn đáp án B.
Bài 2: Hãy kể tên các loại ròng rọc và nêu ứng dụng của mổi loại?
Trả lời:
-
Có 2 loại ròng rọc :
-
Ròng rọc cố dịnh nhằm thay đổi được hướng của lực.
-
Ròng rọc cố động nhằm thay đổi được độ lớn của lực
-
II.SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CÁC CHẤT:
Bài 1: Có hai cốc thủy tinh chồng khít vào nhau. Một bạn học sinh định dùng nước nóng và nước đá để tách hai cốc ra. Hỏi bạn đó phải làm thế nào?
Trả lời:
-
Cho nước đá vào cốc nằm bên trong để cốc này co lại, đồng thời nhúng cốc ngoài vào nước nóng để cốc này nở ra.
Bài 2: Tại sao khi ta rót nước nóng ra khỏi phích nước, rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng này?
Trả lời:
-
Khi rót nước ra có một lượng không khí ở ngoài tràn vào phích. Nếu đậy nút ngay thì lượng khí này sẽ bị nước trong phích làm cho nóng lên, nở ra và có thể làm bật nút phích.
-
Để tránh hiện tượng này, không nên đậy nút ngay mà chờ cho lượng khí tràn vào phích nóng lên, nở ra và thoát ra ngoài một phần rồi mới đóng nút lại.
III.NHIỆT KẾ - NHIỆT GIAI:
Bài 1. Cấu tạo của nhiệt kế y tế có đặc điểm gì? Cấu tạo như vậy có tác dụng gì?
Trả lời:
-
Cấu tạo của nhiệt kế y tế có đặc điểm: Ống quản ở gần bầu đựng thủy ngân có một chỗ thắt.
-
Cấu tạo như vậy có tác dụng: Ngăn không cho thủy ngân tụt xuống bầu khi đưa nhiệt kế ra khỏi cơ thể. Nhờ đó có thể đọc được nhiệt độ cơ thể.
Bài 2. Hãy tính xem 37oC ứng với bao nhiêu oF?
Trả lời: 37oC = 0oC + 37oC = 32oF + 37 x 1,8oF = 98,6oF.
IV. SỰ NÓNG CHẢY VÀ SỰ ĐÔNG ĐẶC:
Bài 1. Cho biết trong quá trình đúc tượng đồng có những quá trình chuyển thể nào của đồng ?( nêu rõ các quá trình chuyển thể)
Trả lời:
-
Sự nóng chảy: đồng rắn chuyển dần sang lỏng trong lò nung
-
Sự đông đặc: đồng lỏng nguội dần trong khuôn đúc, chuyển sang thể rắn ( tượng đồng)
Bài 2. Có một hỗn hợp vàng, đồng, bạc. Em hãy nêu phương án để tách riêng các kim loại đó.
Cho biết: nhiệt độ nóng chảy của vàng, kẽm và bạc lần lượt là: 10640C; 2320C; 9600C.
Trả lời:
-
Đun nóng liên tục hỗn hợp, khi đến 2320C, kẽm nóng chảy, thu kẽm nguyên chất (thể lỏng).
-
Tiếp tục đun đến 9600C, bạc nóng chảy, thu được bạc nguyên chất( thể lỏng)
-
Sau khi thu được kẽm và bạc thì khối kim loại còn sót lại chính là vàng, không cần đun đến 10640C để lấy vàng lỏng.
V. SỰ BAY HƠI VÀ SỰ NGƯNG TỤ:
Bài 1: Tại sao vào mùa lạnh, khi hà hơi vào mặt gương ta thấy mặt gương mờ đi rồi sau một thời gian mặt gương lại sáng trở lại.
Trả lời: Trong hơi thở của người có hơi nước. Khi gặp mặt gương lạnh, hơi nước này ngưng tụ thành những giọt nước nhỏ làm mờ gương. Sau một thời gian những hạt nước này lại bay hơi hết vào không khí và mặt gương lại sáng.
Bài 2: Tại sao sấy tóc lại làm cho tóc mau khô?
Trả lời: Sấy tóc làm tăng nhiệt độ của nước đọng ở tóc đồng thời tạo ra gió nên nước đọng ở tóc bay hơi nhanh hơn và tóc sẽ mau khô.
{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung ôn tập cuối học kỳ 2 môn Vật Lý lớp 6 năm học 2016- 2017.
Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh lớp 6 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi học kì sắp tới.
Các em quan tâm có thể xem thêm các tài liệu tham khảo cùng chuyên mục:
Chúc các em học tốt!
Tư liệu nổi bật tuần
-
Đề thi minh họa môn Hóa học tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024520 -
Đề thi minh họa môn Tin học tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024171 -
Đề thi minh họa môn Toán tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024246 - Xem thêm
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)