OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Đề cương ôn tập kiểm tra 1 tiết HK1 môn GDCD 11 năm học 2019 - 2020 Trường THPT Bảo Lộc

28/11/2019 641.31 KB 368 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20191128/58135071448_20191128_171647.pdf?r=25
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Mời các em học sinh cùng tham khảo tài liệu Đề cương ôn thi HK1 môn GDCD 11 năm học 2019 - 2020 của Trường THPT Bảo Lộc. Đề cương gồm 2 phần tóm tắt lý thuyết và hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm bám sát với nội dung đề bài kiểm tra. Hy vọng sẽ giúp các em ôn tập hiệu quả hơn và đạt kết quả cao ở bài kiểm tra sắp tới. 

 

 
 

TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẢO LỘC

TỔ: SỬ - ĐỊA – GDCD – TD - QP

 

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN: GDCD 11

NĂM HỌC: 2019 - 2020

 

I. Cấu trúc đề kiểm tra:

Trắc nghiệm: 50% (20 câu)

Tự luận: 50%

II. Nội dung ôn tập:

Bài 2: Hàng hóa – tiền tệ- thị trường

1. Hàng hóa

2. Tiền tệ (phần a, b)

3. Thị trường

Bài 3: Qui luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa

1. Nội dung của qui luật giá trị

2. Tác động của qui luật giá trị

3. Vận dụng qui luật giá trị

Bài 4: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa

1. Cạnh tranh và nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh

2. Mục đích của cạnh tranh

3. Tính hai mặt của cạnh tranh

III. Một số câu hỏi trắc nghiệm

BÀI 2: Hàng hóa – tiền tệ- thị trường

Câu 1: Hàng hóa có những thuộc tính nào sau đây?

A. Giá trị, giá trị sử dụng.      

B. Giá trị, giá trị trao đổi.  

C. Giá trị trao đổi,giá trị sử dụng.        

D. Giá trị sử dụng.

Câu 2: Mục đích mà người sản xuất hàng hóa hướng đến là gì?

A. Giá cả.       

B. Lợi nhuận     

C. Công dụng của hàng hóa. 

D. Số lượng hàng hóa.

Câu 3: Mục đích mà người tiêu dùng hướng đến là gì?

A. Giá cả.       

B. Lợi nhuận. 

C. Công dụng của hàng hóa  

D. Số lượng hàng hóa.

Câu 4: Mối quan hệ nào sau đây là quan hệ giữa giá trị và giá trị trao đổi?

A. 1m vải = 5kg thóc.   

B. 1m vải + 5kg thóc = 2 giờ.   

C.1m vải  = 2 giờ.          

D. 2m vải = 10kg thóc = 4 giờ.

Câu 5: Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua yếu tố nào?

A. Giá trị trao đổi.                                                       B. Giá trị số lượng, chất lượng.         

C. Lao động xã hội của người sản xuất.                     D. Giá trị sử dụng của hàng hóa.

Câu 6: Giá trị của hàng hóa là gì?

A. Lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa.                

B. Lao động của người sản xuất được kết tinh trong hàng hóa.

C. Lao động xã hội của người sản xuất được kết tinh trong hàng hóa.

D. Lao động của người sản xuất hàng hóa.   

Câu 7: Tại sao hàng hóa là một phạm trù lịch sử?

A. Vì hàng hóa chỉ ra đời và tồn tại trong nền kinh tế hàng hóa.

B. Vì hàng hóa xuất hiện rất sớm trong lịc sử phát triển loài người.

C. Vì hàng hóa ra đời gắn liền với sự xuất hiện của con người trong lịch sử.

D. Vì hàng hóa ra đời là thước đo trình độ phát triển sản xuất và hoạt động thương mại của lịch sử loài người.

Câu 8: Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa được tính bằng yếu tố nào?

A. Thời gian tạo ra sản phẩm.                         B. Thời gian trung bình của xã hội.

C. Thời gian cá biệt.                                        D. Tổng thời gian lao động.   

Câu 9: Giá trị xã hội của hàng hóa được xác định trong điều kiện sản xuất nào sau đây?

A. Tốt.             B. Xấu.                                    C. Trung bình.                         D. Đặc biệt.

Câu 10: Giá trị xã hội của hàng hóa được xác định bởi:

A. Thời gian lao động cá biệt của người sản xuất ra hàng hóa tốt nhất.

B. Thời gian lao động cá biệt của người sản xuất ra nhiều hàng hóa tốt nhất.

C. Thời gian lao động xã hội cần thiết.

D. Thời gian lao động hao phí bình quân của mọi người sản xuất hàng hóa.

Câu 11: Giá trị sử dụng của hàng hóa được hiểu là gì?

A. Công dụng nhất định thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.

B. Công dụng thỏa mãn nhu cầu vật chất.                            

C. Công dụng thỏa mãn nhu cầu tinh thần.   

D. Công dụng thỏa mãn nhu cầu mua bán.

Câu 12: Để có được lợi nhuận cao và giành được ưu thế cạnh tranh người sản xuất phải đảm bảo điều kiện nào sau đây?

A. Phải giảm giá trị cá biệt của hàng hóa                   

B. Phải tăng giá trị cá biệt của hàng hóa

C. Giữ nguyên giá trị cá biệt của hàng hóa    

D. Phải giảm giá trị xã hội của hàng hóa

Câu 13: Để may xong một cái áo, hao phí lao động của anh B tính theo thời gian mất 4 giờ. Vậy 4 giờ lao động của anh B được gọi là gì?

A. Thời gian lao động xã hội cần thiết.           B. Thời gian lao động cá biệt.

C. Thời gian lao động của anh B.                   D. Thời gian lao động thực tế.

Câu 14. Giá trị xã hội của hàng hóa bao gồm những bộ phận nào?

A.Giá trị TLSX đã hao phí, giá trị sức lao động của người sản xuất hàng hóa

B. Giá trị TLSX đã hao phí, giá trị tăng thêm

C. Giá trị TLSX đã hao phí, giá trị sức lao động của người SX hàng hóa, giá trị tăng thêm

D. Giá trị sức lao động của người sản xuất hàng hóa, giá trị tăng thêm

Câu 15: Hãy chỉ ra một trong những chức năng của tiền tệ?

A. Phương tiện thanh toán.   

B. Phương tiện mua bán.   

C. Phương tiện giao dịch.          

D. Phương tiện trao đổi.

Câu 16: Hãy chỉ ra một trong những chức năng của tiền tệ?

A. Thước đo kinh tế.               B. Thước đo giá cả.                

C. Thước đo thị trường.          D. Thước đo giá trị.

Câu 17: Tại sao nói tiền tệ là hàng hóa đặc biệt?

A. Vì  tiền tệ chỉ xuất hiện khi sản xuất hàng hóa đã phát triển.

B. Vì tiền tệ ra đời là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của các hình thái giá trị.

C. Vì tiền tệ là HH đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hóa.

D. Vì tiền tệ là hàng hóa nhưng không đi vào tiêu dùng thông qua trao đổi mua bán.

Câu 18: Tiền tệ thực hiện chức năng thước do giá trị khi nào?

A. Khi tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa.

B. Khi tiền dùng làm phương tiện lưu thông, thúc đẩy quá trình mua bán hàng hóa diễn ra thuận lợi.

C. Khi tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch mua bán.

D. Khi tiền rút khỏi lưu thông và đi vào cất trữ.

Câu 19: Bác A trồng rau sạch để bán lấy tiền rồi dùng tiền đó mua gạo. Vậy tiền đó thực hiện chức năng gì?

A. Phương tiện thanh toán.                            B. Phương tiện giao dịch.

C. Thước đo giá trị.                                         D. Phương tiện lưu thông.

Câu 20: Hiện tượng lạm phát xảy ra khi nào?

A. Khi Nhà nước phát hành thêm tiền.          B. Khi nhu cầu của xã hội về hàng hóa tăng thêm.

C. Khi đồng nội tệ mất giá.                             D. Khi tiền giấy đưa vào lưu thông vượt quá số lượng cần thiết.

{-- xem đầy đủ nội dung Đề cương ôn tập kiểm tra 1 tiết HK1 môn GDCD 11 năm học 2019 - 2020 Trường THPT Bảo Lộc​ ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập kiểm tra 1 tiết HK1 môn GDCD 11 năm học 2019 - 2020 Trường THPT Bảo Lộc. Để xem toàn bộ nội dung đề cương các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng đề cương này sẽ giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong bài kiểm tra sắp tới.

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF