OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA

Câu hỏi trắc nghiệm môn Đường lối cách mạng của ĐCSVN có đáp án - Chương 2

25/05/2019 747.71 KB 1873 lượt xem 49 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20190525/20746206711_20190525_091711.pdf?r=5985
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Với mong muốn giúp các bạn sinh viên đạt kết quả cao trong kì thi hết học phần, HOC247.Net đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn Câu hỏi trắc nghiệm môn Đường lối cách mạng của ĐCSVN có đáp án - Chương 2. Hy vọng với tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các bạn trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình.

 

 
 

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM CHƯƠNG 2 CÓ ĐÁP ÁN

 

Câu 1. Đồng chí Trần Phú được bổ sung vào BCH TW Đảng thời gian nào?

a. Tháng 02/1930

b. Tháng 4/1930

C. Tháng 7/1930

d. Tháng 10/1930

Câu 2. Hội nghị BCH TW Đảng lần thứ nhất diễn ra vào thời gian nào? Ở đâu?

a. Tháng 02/1930 tại Hương Cảng (Trung Quốc)

b. Tháng 7/1930 tại Ma Cao (Trung Quốc)

C. Tháng 10/1930 tại Hương Cảng (Trung Quốc)

d. Tháng 5/1931 tại Hương Cảng (Trung Quốc)

Câu 3. Hội nghị nào quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương?

A. Hội nghị TW Đảng (10/1930)

b. Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng (2/1930)

c. Đại hội I của Đảng (3/1935)

d. Hội nghị TW 8 (5/1941)

Câu 4. Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng ta là:

a. Nguyễn Ái Quốc

B. Trần Phú

c. Nguyễn Văn Cừ

d. Hà Huy Tập

Câu 5. Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương 10/1930 do ai chủ trì?

a. Nguyễn Ái Quốc

b. Lê Duẩn

c. Trường Chinh

D. Trần Phú

Câu 6. Trong Luận cương chính trị tháng 10-1930, nhiệm vụ nào được coi là vấn đề cốt lõi của cách mạng ?

A. Vấn đề thổ địa

b. Vấn đề dân tộc

c. Vấn đề chính quyền

d. Tất cả đáp án

Câu 7. Luận cương chính trị tháng 10/1930 đã chỉ ra mâu thuẫn giai cấp diễn ra gay gắt:

a. Giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai

b. Giữa địa chủ phong kiến với nông dân

C. Giữa một bên là thợ thuyền, dân cày với các phần tử lao khổ với một bên là địa chủ phong kiến và tư bản đế quốc

d. Giữa người dân lao động cần lao với đế quốc và địa chủ, phong kiến

Câu 8. Văn kiện nào của Đảng nhấn mạnh “Vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền”?

a. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (2/1930)

B. Luận cương chính trị tháng 10/1930

c. Chương trình hành động của Đảng Cộng sản Đông Dương (6/1932)

d. Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam

Câu 9. Trong Luận cương chính trị đã xác định giai cấp nào vừa là động lực chính của cách mạng tư sản dân quyền, vừa là giai cấp lãnh đạo của cách mạng?

a. Giai cấp nông dân

b. Giai cấp địa chủ, phong kiến

C. Giai cấp công nhân

d. Giai cấp tư sản

Câu 10. Luận cương chính trị tháng 10/1930 đã xác định để đánh đổ đế quốc, phong kiến thì quần chúng nhân dân phải đấu tranh bằng con đường nào?

a. Bạo lực cách mạng

B. Võ trang bạo động

c. Đấu tranh chính trị

d. Đấu tranh chính trị, quân sự

Câu 11. Trong các điểm sau, chỉ rõ điểm khác nhau giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng và Luận cương chính trị tháng 10/1930 là?

a. Phương hướng chiến lược cách mạng

B. Chủ trương tập hợp lực lượng cách mạng

c. Vai trò lãnh đạo cách mạng

d. Phương pháp cách mạng

Câu 12. Hạn chế lớn của Luận cương chính trị 10/1930 là:

a. Đề ra được chiến lược liên minh dân tộc và giai cấp rộng rãi trong cuộc

đấu tranh chống đế quốc xâm lược và tay sai.

b. Chưa thấy được tinh thần đấu tranh của giai cấp công nhân, tiểu tư sản

C. Chưa thấy được mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và với đế quốc Pháp, nên không đặt nhiệm vụ chống đế quốc lên hàng đầu

d. Tất cả đáp án

Câu 13. Nguyên nhân chủ yếu của sự khác nhau về nhiệm vụ cách mạng và lực lượng cách mạng giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên tháng 2/1930 và Luận cương chính trị tháng 10/1930 là:

A. Luận cương chưa nắm vững đặc điểm của xã hội thuộc địa nửa phong kiến VN

b. Nhận thức đúng đắn về vấn đề dân tộc và giai cấp trong cách mạng thuộc địa.

c. Chịu ảnh hưởng từ khuynh hướng “hữu” của Quốc tế cộng sản và một số ĐCS.

d. Tất cả đáp án

Câu 14. Cao trào cách mạng 1930 – 1931 bắt đầu bị đế quốc Pháp đàn áp khốc liệt từ khi nào?

a. Đầu năm 1930

B. Cuối năm 1930

c. Đầu năm 1931

d. Cuối năm 1931

Câu 15. Tên của lực lượng vũ trang được thành lập ở Nghệ Tĩnh trong cao trào cách mạng 1930 - 1931 là gì?

a. Du kích

b. Tự vệ

C. Tự vệ đỏ

d. Tự vệ chiến đấu

Câu 16. Nguyên nhân chủ yếu và có ý nghĩa quyết định sự bùng nổ và phát triển của cao trào cách mạng 1930 – 1931?

a. Do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933

b. Do chính sách khủng bố trắng của đế quốc Pháp

c. Do chính sách tăng cường vơ vét bóc lột của đế quốc Pháp

D. Do sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

Câu 17. Được sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản, Ban lãnh đạo trung ương của Đảng được thành lập vào năm nào?

A Năm 1932

b. Năm 1933

c. Năm 1934

d. Năm 1935

Câu 18. Ý nghĩa to lớn nhất của Cao trào cách mạng 1930-1931 là:

a. Đã khẳng định trong thực tế quyền quản lý của Đảng.

b. Đông đảo quần chúng tin vào sức lực cách mạng của bản thân mình.

C. Là cuộc diễn tập đầu tiên chuẩn bị cho Cách mạng tháng 8/1945.

d. Tất cả đáp án

Câu 19. Được sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản, Ban lãnh đạo Trung ương của

Đảng do ai đứng đầu?

a. Hà Huy Tập

b. Nguyễn Văn Cừ

c. Trường Chinh

D. Lê Hồng Phong

Câu 20. Ban lãnh đạo TW Đảng đã công bố Chương trình hành động của Đảng Cộng sản Đông Dương trong thời gian nào?

a. Tháng 2/1932

B. Tháng 6/1932

c. Tháng 10/1932

d. Tháng 12/1932

Câu 21. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương diễn ra vào thời gian nào? Ở đâu?

A. Tháng 3/1935 tại Ma Cao (Trung Quốc)

b. Tháng 3/1935 tại Hồng Kông (Trung Quốc)

c. Tháng 7/1935 tại Ma Cao (Trung Quốc)

d. Tháng 7/1935 tại Hồng Kông (Trung Quốc)

Câu 22. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương (3/1935) đã bầu ai làm Tổng Bí thư?

a. Trần Phú

B. Lê Hồng Phong

c. Hà Huy Tập

d. Nguyễn Văn Cừ

Câu 23. Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản họp tại Matxcơva đã vạch ra nhiệm vụ chung của nhân dân thế giới là:

a. Đấu tranh chống CNĐQ

b. Đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và tay tai, bảo vệ nền hòa bình thế giới

C. Chống phát xít, chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình, bảo vệ Liên Xô

d. Chống đế quốc, xây dựng, bảo vệ nền hòa bình trên thế giới

Câu 24. Ai là người dẫn đầu đoàn đại biểu của Đảng Cộng sản Đông Dương tham dự Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản họp tại Matxcơva (3/1935)?

A. Lê Hồng Phong

b. Nguyễn Văn Cừ

c. Hà Huy Tập

d. Nguyễn Ái Quốc

Câu 25. Mục tiêu cụ thể trước mắt của Cao trào cách mạng 1936-1939 là gì?

a. Độc lập dân tộc.

B. Các quyền dân chủ đơn sơ.

c. Ruộng đất cho dân cày.

d. Tất cả các mục tiêu

Câu 26. Đối tượng của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1936-1939 là:

a. Bọn đế quốc xâm lược.

b. Địa chủ phong kiến.

c. Đế quốc và phong kiến.

D. Bọn phản động thuộc địa và tay sai

Câu 27. Điều kiện nào tạo ra khả năng đấu tranh công khai hợp pháp cho phong trào cách mạng Đông Dương giai đoạn 1936-1939?

a. Sự xuất hiện chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới

b. Chủ trương chuyển hướng chiến lược cách mạng thế giới của Quốc tế Cộng sản

C. Mặt trận nhân dân Pháp lên cầm quyền

d. Tất cả các điều kiện trên

Câu 28. Phong trào “Đông Dương Đại hội” sôi nổi nhất vào năm nào?

A. 1936

b. 1937

c. 1938

d. 1939

Câu 29. Trong Cao trào dân chủ 1936-1939, Đảng chủ trương tập hợp nhữnglực lượng nào?

a. Công nhân và nông dân.

b. Cả dân tộc Việt Nam.

c. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản, địa chủ.

D. Mọi lực lượng dân tộc và một bộ phận người Pháp ở Đông Dương.

Câu 30. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng họp tháng 7-1936 chủ trương thành lập mặt trận nào?

A. Mặt trận dân chủ Đông Dương.

b. Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương.

c. Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương.

d. Mặt trận phản đế đồng minh Đông Dương.

Câu 31. Hội nghị nào của Ban chấp hành Trung ương Đảng quyết định thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương?

a. Hội nghị họp tháng 10-1930

B. Hội nghị họp tháng 11-1939

c. Hội nghị họp tháng 11-1940

d. Hội nghị họp tháng 5-1941

Câu 32. Các hình thức tổ chức và đấu tranh trong giai đoạn 1936-1939 là:

a. Công khai, hợp pháp.

b. Nửa công khai, nửa hợp pháp.

c. Bí mật, bất hợp pháp.

D. Công khai, nửa công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp; bí mật

Câu 33. Ai là người viết tác phẩm Tự chỉ trích?

A. Nguyễn Văn Cừ

b. Lê Hồng Phong

c. Hà Huy Tập

d. Phan Đăng Lưu

Câu 34. Chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ vào thời gian nào?

a. 9/1937

b. 9/1938

C. 9/1939

d. 9/1940

Câu 35. Phát xít Nhật tiến vào Lạng Sơn và đổ bộ vào Hải Phòng vào thời gian nào?

A. Ngày 22/9/1940

b. Ngày 23/9/1940

c. Ngày 24/9/1940

d. Ngày 25/9/1940

 

{-- Xem đầy đủ nội dung tại Xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là trích dẫn một phần Câu hỏi trắc nghiệm môn Đường lối cách mạng của ĐCSVN có đáp án - Chương 2, để xem đầy đủ nội dung đề thi và đáp án chi tiết các em vui lòng đăng nhập website hoc247.net chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!

ADMICRO
NONE

Tư liệu nổi bật tuần


ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF