OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Câu hỏi ôn thi môn Marketing căn bản

04/07/2019 906.68 KB 5151 lượt xem 49 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20190704/65886821673_20190704_095126.pdf?r=7193
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HOC247.Net đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn Câu hỏi ôn tập môn Marketing căn bản có đáp án. Hy vọng với tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các bạn trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình.

 

 
 
  • CÂU HỎI ÔN THI MÔN MARKETING CĂN BẢN CÓ ĐÁP ÁN

Câu 1: Sự ra đời của Marketing là gì ?

  • Marketing xuất hiện gắn liền với hoạt động trao đổi hàng hóa
  • Hành vi marketing ra đời khi hoạt động trao đổi được diễn ra trong những hoàn cảnh hoặc tình huống nhất định: người bán (người mua) nỗ lực để bán (mua) được hàng
  • Hành vi marketing xuất hiện rõ nét khi nền đại công nghiệp của thế giới đạt được những thành tựu nhất định dẫn đến cung > cầu
  • Lý thuyết marketing được đưa vào giảng dạy lần đầu tiên ở Mỹ vào đầu thế kỷ 20
  • Ở Việt Nam, marketing được đưa vào giảng dạy ở các trường đại học vào cuối những năm 1980

Câu 2: Định nghĩa về Marketing ?

Góc độ xã hội :

  • Marketing là một quá trình xã hội nhờ đó, các cá nhân và các nhóm có được những gì họ có nhu cầu và mong muốn thông qua việc tạo ra, cung cấp, và trao đổi những sản phẩm và dịch vụ có giá trị một cách tự do với những người khác

Góc độ quản trị:

  • Marketing là nghệ thuật, là khoa học của việc áp dụng các khái niệm marketing cốt lõi để lựa chọn thị trường mục tiêu, duy trì và phát triển khách hàng thông qua việc tạo ra, cung cấp và mang lại những giá trị tốt hơn cho họ (Theo P.Kotler)

==>Marketing  là "nghệ thuật bán các sản phẩm"

Câu 3: Nhu cầu là gì ?

Nhu cầu là một trạng thái cảm giác thiếu hụt một sự thoả mãn cơ bản nào đó của con người  (sự đòi hỏi sinh lý cơ bản của con người, hoàn toàn tự nhiên)

Câu 4: Khái niệm về Mong muốn,Yêu cầu ?

  • Mong muốn là sự ao ước có được những thứ (sản phẩm) cụ thể để thoả mãn những nhu cầu của con người (phù hợp với đặc trưng cá nhân, văn hóa và xã hội của họ)
  • Yêu cầu (nhu cầu có khả năng thanh toán) là mong muốn có được những sản phẩm cụ thể được hậu thuẫn của khả năng về tài chính và thái độ sẵn sàng mua chúng

Câu 5: Khái niệm về Sản phẩm ?

  • Là bất cứ thứ gì có thể đem chào bán để thoả mãn một nhu cầu hay mong muốn nào đó
  • Sản phẩm được hiểu là cả sản phẩm hữu hình lẫn sản phẩm vô hình (dịch vụ)

Câu 6: Khái niệm về Trao đổi,Giao dịch và Giá trị ?

  • Trao đổi : hành động tiếp nhận một sản phẩm mong muốn từ một người nào đó bằng cách đưa cho người đó những thứ gì đó Þ khái niệm quyết định, tạo nền móng cho marketin
    Giao dịch: là đơn vị cơ bản của trao đổi. Giao dịch là một vụ mua bán những giá trị giữa hai bên
  • Giá trị : Là sự đánh giá của người tiêu dùng về khả năng của sản phẩm thoả mãn những nhu cầu, mong muốn của mình

Câu 7: Khái niệm về thị trường ?

Thị trường: là tập hợp KH  thực tế hay tiềm năng có cùng nhu cầu hay ước muốn, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu hay ước muốn đó.

Câu 8: Marketing có vị trí như thế nào trong hoạt động doanh nghiệp ?

  • Marketing kết nối hoạt động sản xuất kinh doanh của DN với thị trường
    Là một chức năng có mối liên hệ hữu cơ với các chức năng khác trong DN.
  • Là quá  trình lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động thiết kế, định giá, xúc tiến và phân phối các ý tưởng, sản phẩm và dịch vụ để mang ra trao đổi nhằm thỏa  mãn mục tiêu của các cá nhân và tổ chức (Theo Hiệp hội marketing Mỹ)

Câu 9: Các quan điểm quản trị của Marketing? Phân tích những quan điểm đó ?

Quan điểm hoàn thiện sản phẩm

  • Cho rằng: Khách hàng ưa thích những sản phẩm có chất lượng cao nhất và tính nắng sử dụng tốt nhất
  • Hành động của doanh nghiệp: nỗ lực hoàn thiện sản phẩm không ngừng

Quan điểm hướng về bán hàng

  • Cho rằng: Khách hàng hay ngần ngại, chần chừ trong việc mua sắm hàng hóa
  • Hành động của doanh nghiệp: nỗ lực thúc đẩy bán hàng

Quan điểm hướng về khách hàng

  • Cho rằng: khách hàng là trung tâm trong sự thành công của doanh nghiệp
  • Hành động của doanh nghiệp: xác định chính xác nhu cầu và mong đợi của khách hàng nhằm thỏa mãn chúng một cách tốt hơn các đối thủ cạnh tranh

Quan điểm marketing đạo đức xã hội

  • Cho rằng: kinh doanh phải kết hợp hài hoà giữa 3 lợi ích : lợi ích khách hàng, lợi ích doanh nghiệp và lợi ích xã hội
  • Hành động của doanh nghiệp: tạo ra sản phẩm giúp cho cộng đồng cải thiện chất lượng cuộc sống

Câu 10: Nguyên nhân hình thành hệ thống Marketing ?

Nguyên nhân hình thành:

  • Hoạt động marketing của doanh nghiệp ngày càng đa dạng và phức tạp, đòi hỏi cần phải có các thông tin cần thiết một cách đầy đủ và kịp thời

Câu 11: Hệ thống thông tin Marketing là gì ?

  • Hệ thống thông tin Marketing là : là một hệ thống tương tác giữa con người, thiết bị và các phương pháp  dùng để thu thập, xử lý, lưu trữ và chia sẻ thông tin một cách chính xác, kịp thời cho các quyết định Marketing trong doanh nghiệp

Câu 12: Ý tưởng kinh doanh là gì ?

  • Ý tưởng kinh doanh là suy nghĩ, tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng về các sản phẩm/dịch vụ cụ thể mà bản thân có thể cung cấp cho thị trường.
  • Một doanh nghiệp mới nếu chỉ sản xuất những sản phẩm, dịch vụ hiện tại và bán chúng ở những thị trường hiện tại thì đó chưa phải là một ý tưởng kinh doanh tốt. Một ý tưởng kinh doanh tốt có hai phần sau: có cơ hội kinh doanh và người chủ có kỹ năng và các nguồn lực tận dụng cơ hội đó

Câu 13: Phân loại và nêu ra nguồn gốc của ý tưởng kinh doanh ?

Phân loại ý tưởng kinh doanh

  • Nếu doanh nghiệp biết tạo ra những cái mới, cái khác biệt về sản phẩm của mình thì sẽ tạo ra những cơ hội thành công cho mình khi gia nhập thị trường.
  • Cho dù các ý tưởng kinh doanh luôn xuất hiện quanh bạn thì việc tìm kiếm các ý tưởng kinh doanh tốt là việc không dễ dàng.
  • Một vài ý tưởng kinh doanh xuất phát từ những phân tích rất cụ thể về khuynh hướng thị trường hoặc nhu cầu tiêu dùng; một vài ý tưởng khác lại xuất phát từ sự may mắn; có những ý tưởng lại xuất hiện một cách rất ngẫu nhiên ngoài sự tưởng tượng của bạn. Dù nguồn gốc xuất hiện nào thì bạn cũng nên tránh các ý tưởng kinh doanh liên quan tay nghề thấp kém các ngành kinh doanh bị tác động bởi môi trường quá khắc nghiệt.

Nguồn gốc phát sinh ý tưởng kinh doanh

  • Ý tưởng kinh doanh phải tạo ra được lợi thế cạnh tranh bởi không những nó lấp đầy được nhu cầu mới mà còn mang lại giá trị hoặc dịch vụ tốt hơn cho khách hàng. Lợi thế cạnh tranh được tạo ra từ việc hình thành sản phẩm/dịch vụ mới hoặc sử dụng công nghệ mới tạo ra sản phẩm/dịch vụ; hoặc từ một thị trường mới, từ một tổ chức mới

Câu 15: Kể tên các loại hình thức kinh doanh ?

Có nhiều loại hình kinh doanh, nhưng hầu hết được phân loại như sau:

  • Kinh doanh thương mại
  • Kinh doanh sản xuất
  • Kinh doanh dịch vụ
  • Kinh doanh nông lâm ngư nghiệp

{-- Xem đầy đủ nội dung tại Xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là trích dẫn một phần Câu hỏi ôn tập môn Marketing căn bản có đáp án, để xem đầy đủ nội dung đề thi và đáp án chi tiết các em vui lòng đăng nhập website hoc247.net chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!

ADMICRO
NONE

Tư liệu nổi bật tuần


ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF