OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Câu hỏi ôn thi môn Lý thuyết tài chính tiền tệ có đáp án

04/07/2019 991.05 KB 2430 lượt xem 11 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20190704/336431493671_20190704_101903.pdf?r=4578
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HOC247.Net đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn Câu hỏi ôn tập môn Lý thuyết tài chính tiền tệ  có đáp án. Hy vọng với tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các bạn trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình.

 

 
 

CÂU HỎI ÔN THI MÔN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ

Câu 1: Tiền tệ là gì ?

Tiền là bất cứ cái gì được chấp nhận chung trong thanh toán để đổi lấy hàng hoá, dịch vụ hoặc để hoàn trả các khoản nợ.

Định nghĩa này chỉ đưa ra các tiêu chí để nhận biết một vật có phải là tiền tệ hay không. Tuy nhiên nó chưa giải thích được tại sao vật đó lại được chọn làm tiền tệ. Để giải thích được điều này phải tìm hiểu bản chất của tiền tệ.

Câu 2: Bản chất của Tiền tệ ?

Tiền tệ thực chất là vật trung gian môi giới trong trao đổi hàng hoá, dịch vụ, là phương tiện giúp cho quá trình trao đổi được thực hiện dễ dàng hơn.

Bản chất của tiền tệ được thể hiện rõ hơn qua hai thuộc tính sau của nó:

  • Giá trị sử dụng của tiền tệ là khả năng thoả mãn nhu cầu trao đổi của xã hội, nhu cầu sử dụng làm vật trung gian trong trao đổi. Như vậy người ta sẽ chỉ cần nắm giữ tiền khi có nhu cầu trao đổi. Giá trị sử dụng của một loại tiền tệ là do xã hội qui định: chừng nào xã hội còn thừa nhận nó thực hiện tốt vai trò tiền tệ (tức là vai trò vật trung gian môi giới trong trao đổi) thì chừng đó giá trị sử dụng của nó với tư cách là tiền tệ còn tồn tại2. Đây chính là lời giải thích cho sự xuất hiện cũng như biến mất của các dạng tiền tệ trong lịch sử.
  • Giá trị của tiền được thể hiện qua khái niệm “sức mua tiền tệ”, đó là khả năng đổi được nhiều hay ít hàng hoá khác trong trao đổi. Tuy nhiên khái niệm sức mua tiền tệ không được xem xét dưới góc độ sức mua đối với từng hàng hoá nhất định mà xét trên phương diện toàn thể các hàng hoá trên thị trường

Câu 3: Sự phát triển các hình thái của tiền tệ ?

  • Trong quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, tiền tệ đã lần lượt tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là của hoạt động sản xuất, lưu thông, trao đổi hàng hoá.
  • Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu xem đã có những dạng tiền tệ nào trong lịch sử, chúng đã ra đời như thế nào và tại sao lại không còn được sử dụng nữa. Bằng cách này chúng ta sẽ có được sự hiểu biết sâu sắc hơn về khái niệm tiền tệ

 

Câu 4: Tiền giấy được phát triển như thế nào ?

  • Tiền giấy xuất hiện đầu tiên dưới dạng các giấy chứng nhận có khả năng đổi ra bạc hoặc vàng do các ngân hàng thương mại phát hành (gold certificate, silver certificate). Đây là các cam kết cho phép người nắm giữ giấy này có thể đến ngân hàng rút ra số  lượng vàng hay bạc ghi trên giấy. Do có thể đổi ngược ra vàng và bạc nên các giấy chứng nhận này cũng được sử dụng trong thanh toán như vàng và bạc. Sự ra đời những giấy chứng nhận như vậy đã giúp cho việc giao dịch với những khoản tiền lớn cũng như việc vận chuyển chúng trở nên thuận lợi hơn rất nhiều.
  • Dần dần các giấy chứng nhận nói trên được chuẩn hoá thành các tờ tiền giấy có in mệnh giá và có khả năng đổi ra vàng một cách tự do theo hàm lượng vàng qui định cho đồng tiền đó. Ví dụ: ở Anh trước đây bên cạnh những đồng pound sterling tiền đúc còn lưu hành đồng bảng Anh bằng giấy do các ngân hàng phát hành và được đổi tự do  ra  vàng theo tỷ lệ 1 bảng Anh tương đương 123,274 grain, tương đương với 7,32238 gr  vàng nguyên chất. Việc đổi từ tiền giấy ra vàng được thực hiện tại các ngân hàng phát hành ra nó. Loại tiền giấy này rất phổ biến ở châu Âu trong  thời gian trước chiến tranh thế giới thứ nhất, thường được gọi là tiền ngân hàng hay giấy bạc ngân hàng (bank note). Việc sử dụng tiền ngân hàng hoàn toàn mang tính chất tự nguyện.
  • Sau Đại chiến thế giới thứ nhất, nhằm siết chặt quản lý trong việc phát hành tiền giấy, các nhà nước đã ngăn cấm các ngân hàng thương mại phát hành giấy bạc ngân hàng, từ nay mọi việc phát hành chỉ do một ngân hàng duy nhất gọi là ngân hàng trung ương thực hiện. Vì thế ngày nay nói đến giấy bạc ngân hàng phải hiểu là giấy bạc của ngân hàng trung ương. Hàm lượng vàng của đồng tiền giấy bây giờ được qui định theo luật từng nước. Ví dụ: hàm lượng vàng của đồng đô la Mỹ công bố tháng 1 năm 1939 là  0.888671g. Vì vậy mà người ta còn gọi tiền giấy này là tiền pháp định (Fiat money).
  • Thế nhưng chẳng bao lâu sau khi xuất hiện, do ảnh hưởng của chiến tranh cũng như khủng hoảng kinh tế5, đã nhiều lần tiền giấy bị mất khả năng được đổi ngược trở lại ra vàng (ở Pháp, tiền giấy bị mất khả năng đổi ra vàng vào các năm 1720, 1848 – 1850,  1870 – 1875, 1914 – 1928 và sau cùng là kể từ 1/10/1936 tới nay; ở Mỹ trong thời gian nội chiến, từ năm 1862 – 1863 nhà nước phát hành tiền giấy không có khả năng đổi ra vàng và chỉ tới năm 1879 khi cuộc nội chiến đã kết thúc mới có lại khả năng đó),
  • Ngày nay, tiền giấy thực chất chỉ là các giấy nợ (IOU) của ngân hàng trung ương với những người mang nó

Câu 5: Lợi ích của tiền giấy ?

  • Việc sử dụng tiền giấy đã giúp cho mọi người có thể dễ dàng cất trữ và vận chuyển tiền hơn. Rõ ràng là các bạn sẽ thích mang theo mình những tờ tiền giấy hơn là những đồng tiền đúc nặng nề sớm muộn sẽ tạo ra những lỗ thủng trong túi của mình.
  • Tiền giấy cũng có đủ các mệnh giá từ nhỏ tới lớn phù hợp với qui mô các giao dịch của bạn.
  • Về phía chính phủ, cái lợi thấy rõ nhất của tiền giấy là việc in tiền giấy tốn chi phí nhỏ hơn nhiều so với những giá trị mà nó đại diện và có thể phát hành không phụ thuộc vào số lượng các hàng hoá dùng làm tiền tệ như trước đây.
  • Ngoài ra, chính phủ luôn nhận được khoản chênh lệch giữa giá trị mà tiền giấy đại diện với chi phí in tiền khi phát hành tiền giấy. Ở nhiều nước khoản chênh lệch này đã tạo ra một nguồn thu rất lớn cho ngân sách. Ví dụ: Trước đây, đồng D- Mark được xem là đồng tiền dự trữ quan trọng nhất của thế giới sau đồng đô la  Mỹ nên nó được rất nhiều nước dự trữ. Theo một công trình nghiên cứu của Ngân hàng liên bang Đức lúc đó, khoảng từ 30 đến 40% số lượng đồng D-Mark bằng tiền giấy “được lưu hành ở ngoài nước và nằm ngoài hệ thống ngân hàng”. Ở Đông Âu, nhiều công dân đã sử dụng đồng D-Mark như đồng tiền của chính nước mình. Và vì vậy, trong nhiều thập niên, Ngân hàng Liên bang Đức đã cho phát hành rất nhiều tiền giấy, nhiều hơn rất nhiều so với người Đức cần. Việc in đồng Mark đã đem lại một khoản lãi lớn cho Ngân sách Liên bang. Ví dụ: năm 1996, khoản đó là 8,8 tỷ D-Mark. Trong những năm đặc biệt phát đạt, khoản tiền đó chiếm tới 1/5 toàn bộ thu nhập của CHLB Đức.

Câu 6: Tiền tín dụng do các ngân hàng phát hành có như nhau không? Tại sao người ta  lại chọn sử dụng tiền tín dụng do ngân hàng này phát hành mà không sử dụng tiền tín dụng do ngân hàng khác phát hành?

  • Tiền tín dụng là tiền nằm trong các tài khoản mở ở ngân hàng và được hình thành trên cơ sở các khoản tiền gửi vào ngân hàng. Khi khách hàng gửi một khoản tiền giấy vào ngân hàng, ngân hàng sẽ mở một tài khoản và ghi có số tiền đó8. Tiền giấy của khách hàng như thế đã chuyển thành tiền tín dụng. Tiền tín dụng thực chất là cam kết của ngân hàng cho phép người sở hữu tài khoản tiền gửi (hay tiền tín dụng) được rút ra một lượng tiền giấy đúng bằng số dư có ghi trong tài khoản9. Do cam kết này được mọi người tin tưởng nên họ có thể sử dụng luôn các cam kết ấy như tiền mà không phải đổi ra tiền giấy trong các hoạt động thanh toán10. Tuy nhiên các hoạt động thanh toán bằng tiền tín dụng phải thông qua hệ thống ngân hàng làm trung gian. Cũng vì vậy mà tiền tín dụng còn có một tên gọi khác là tiền ngân hàng (bank money).
  • Để thực hiện các hoạt động thanh toán qua ngân hàng, các ngân hàng sẽ ký kết với  nhau các hợp đồng đại lý mà theo đó các ngân hàng sẽ mở cho nhau các tài khoản để ghi chép các khoản tiền di chuyển giữa họ. Khi đó thay vì phải chuyển giao tiền một cách thực sự giữa các ngân hàng, họ chỉ việc ghi có hoặc nợ vào các tài khoản này. Hoạt động chuyển tiền thực sự chỉ xảy ra định kỳ theo thoả thuận giữa các ngân hàng. Cơ chế hoạt động này làm tăng rất nhanh tốc độ thanh toán. Chính vì vậy hoạt động thanh toán qua ngân hàng rất được ưa chuộng do tính nhanh gọn và an toàn của nó.
  • Do tiền tín dụng thực chất chỉ là những con số ghi trên tài khoản tại ngân hàng cho nên có thể nói tiền tín dụng là đồng tiền phi vật chất và nó cũng là loại tiền mang dấu hiệu giá trị như tiền giấy.

Câu 7: Phân tích các chức năng của tiền tệ và mối quan hệ giữa chúng?

  • Đề cập đến chức năng của tiền tệ, hầu hết các nhà kinh tế học hiện nay đều thống nhất   với nhau ở 3 chức năng cơ bản là: Phương tiện trao đổi,  thước đo giá trị và cất trữ giá  trị.
  • Trong mỗi chức năng cần lưu ý: tại sao tiền tệ lại có chức năng đó, chức năng đó có những đặc điểm gì đáng lưu ý, chức năng đó đã đem lợi ích gì cho nền kinh tế và những điều kiện để đảm bảo thực hiện tốt chức năng. 

{-- Xem đầy đủ nội dung tại Xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là trích dẫn một phần Câu hỏi ôn tập môn Lý thuyết tài chính tiền tệ có đáp án, để xem đầy đủ nội dung đề thi và đáp án chi tiết các em vui lòng đăng nhập website hoc247.net chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!

ADMICRO
NONE

Tư liệu nổi bật tuần


ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF