QUẢNG CÁO
Cảm nhận về bài thơ số 28 của R.Tago mà Học247 giới thiệu dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận được khát vọng khám phá, sáng tạo, hòa hợp tình yêu và hiểu biết nhau của nhân vật trữ tình về tình yêu. Đồng thời, dàn bài chi tiết và bài văn mẫu này sẽ giúp các em định hướng được cách phân tích một vấn đề, một khía cạnh trong tác phẩm văn học. Mời các em cùng tham khảo! Ngoài ra, để nắm vững kiến thức của tác phẩm, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Bài thơ số 28.
A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn bài chi tiết
1. Mở bài
- Vài nét về tác giả R.Ta-go (1861-1941)
- Ông là một trong những thiên tài của Ấn Độ và thế giới, là nhà nhân đạo chú nghĩa vĩ đại của thế kỉ XX.
- Ta-go là thiên tài của Ấn Độ và thế giới bởi vì ông có nhiều tài năng mà ít người có. Ngoài tài năng về văn học ra, ông còn là nhạc sĩ, họa sĩ, nhà viết kịch, nhà giáo, nhà hiền triết, nhà hoạt động xã hội... Trong lĩnh vực nào ông cũng đạt được những thành tựu xuất sắc. ở Bengan, quê hương ông, nhân dân gọi là Guredave (bậc thánh sư).
- Tình yêu thiên nhiên có ảnh hưởng rất lớn trong các tác phẩm vản học của ông. Không có gì ngạc nhiên khi thấy các tác phẩm thơ của ông đều có hình ảnh thiên nhiên: Mùa hái quả, Trăng non, Cánh thiên nga, Những con chim bay lạc, Người làm vườn...
2. Thân bài
- Vài nét về Bài thơ số 28
- Trong các bài thơ tình của Tago, Bài thơ số 28 trong tập Người làm vườn là hay hơn cả, được nhiều người ưa thích. Bài thơ đã được chọn in vào nhiều tập thơ tình hay của thế giới. Nhạc điệu trong thơ Tago thường du dương, êm ái, mượt mà và sâu lắng, toát lên cái thâm trầm, suy tư của con người giàu chất trí tuệ, giàu triết lí với tâm hồn đa cảm.
- Cảm nhận về Bài thơ số 28
- Bài thơ số 28 nói đến tình yêu là vô biên không có giới hạn. Muốn có hạnh phúc trong tình yêu, luôn luôn phải khám phá, sáng tạo, tâm hồn hòa hợp tình yêu và hiểu biết nhau. Khát vọng đó không bao giờ tắt, bài thơ được cấu trúc theo tư duy hướng nội, hướng vào tâm linh. Trong ba câu mở đầu bài thơ, tác giả nói về đôi mắt của người yêu có vẻ băn khoăn u buồn, hình như chưa thật tin, muốn nhìn thẳng vào tận đáy tâm tưởng của anh: Đôi mắt băn khoăn của em buồn / Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng của anh / Như trăng kia muốn nào sâu biển cả.
- Đôi mắt có thế như ánh sáng kì diệu của trời đất chiếu rọi chốn sâu thăm thẳm của trái tim người như trăng kia muốn vào sâu biển cả. Trăng lặn xuống biển, hòa nhập vào cõi mênh mông tỏa ra ánh sáng lung linh diệu huyền. Chính đó là biểu hiện sự khát khao hòa hợp tâm hồn.
- Để đáp ứng khát vọng đó, chàng trai đã bày tỏ hết lòng mình không giấu điều gì trước mắt người yêu, nhưng thật nghịch lí làm sao khi chàng trai nói ngược lại rằng: chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh: Anh đã để cuộc đời anh trần trụi dưới mắt em, / Anh không giấu em một điều gì / Chính vì thể mà em không biết gì tất cả về anh.
- Nếu ở đoạn trên tình cảm của chàng trai mới chỉ dừng lại ở sự giãi bày lòng chân thực, thì những câu thế hiện tình cảm của chàng trai phát triển cao hơn. Để người yêu tin tưởng, hiểu thấu, chàng trai sẵn sàng hiến dâng cuộc đời mình: Nếu đời anh chỉ là viên ngọc / Anh sẽ đập nó ra làm trăm / Và xâu thành một chuỗi / Quàng vào cổ em. / Nếu đời anh chỉ là một đoá hoa / Tròn trịa, dịu dàng và bé bỏng / Anh sẽ hái nó ra để đặt lên mái tóc em.
- Viên ngọc, đóa hoa là những vật vừa quý giá, vừa đẹp đẽ mà tạo hóa cho con người. Đời anh cũng đẹp và quý giá như vậy, nhưng nếu cần làm cho em xinh đẹp hơn, quý giá hơn, anh cũng nguyện ước hiến dâng cho em. Đó là tinh thần hi sinh, tấm lòng hiến dâng đến như vậy, nhưng vẫn chưa đủ sức đáp ứng sự (đòi hỏi của người yêu). Điều mà người yêu cần đến là thứ khác. Tình yêu của chàng trai lại chuyển lên cung bậc cao hơn là hiến dâng trái tim. Em là nữ hoàng của vương quốc đó / Ấy thế mà em có biết gì biên giới của nó đâu. / Nếu trái tim anh chỉ là một phút giây lạc thú / Nó sẽ nở ra thành một nụ cười nhẹ nhõm / Và em thấu suốt rất nhanh. / Nếu trái tim anh chỉ là khổ đau / Nó sẽ tan thành lệ trong / Và lặng im phản chiếu nỗi niềm u uẩn.Với những từ nếu, chỉ để tiếp tục khẳng định, tác giả lí giải những đòi hỏi tưởng như nghịch lí mà ngẫm ra lại rất có lí. Ông lại vận dụng thủ pháp so sánh, ví von để khám phá chiều sâu và bến bờ của trái tim.
- Trái tim con người là thế giới bí ẩn, không dễ dàng gì đo được độ nông sâu, rộng hẹp của nó. Nó cũng có một chiều sâu thăm thẳm như chiều sâu của biển cả, cũng có bến bờ vô biên như vũ trụ, nhưng có lúc nhỏ bé như một vương quốc mà nữ hoàng khó biết được biên giới của nó xa, gần, rộng, hẹp tới đâu.
- Chính vì khoảng cách đó mà tình yêu đòi hỏi rút ngắn lại bằng sự đồng cảm, hòa hợp, trái tim con người bình thường cũng dễ làm được điều đó. Nếu trái tim chàng trai có phút, giây lạc thú thì người yêu cũng dễ dàng chia vui với chàng nụ cười nhẹ nhõm. Nhưng trái tim của chàng khổ đau thì người yêu cũng thông cảm với chàng rất nhanh bằng hàng lệ trong. Nỗi vui sướng, khổ đau của nó là vô biên / Nhưng đòi hỏi và sự giàu sang của nó là trường cửu.
- Rõ ràng, ở đây, Tago đã chỉ ra rằng trái tim tình yêu không đơn giản, nó được cấu tạo bằng chất liệu đặc biệt, trong đó tiềm ẩn mầm mống đối lập, mâu thuẫn, vừa sung sướng, vừa khổ đau, vừa đòi hỏi, vừa giàu sang. Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy / Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu.
- Tình yêu giữa anh và em khăng khít như chung cuộc đời, gắn bó nhau như máu thịt, nhưng thật kì lạ em vẫn chưa hiểu hết được anh một cách trọn vẹn. Sự trọn vẹn trong tình yêu là vô hạn. Thật nghịch lí, dù khẳng định vậy, biết trước vậy nhưng tình yêu vẫn khao khát biết trọn nó. Muốn có hạnh phúc trong tình yêu không gì bằng ngày ngày cứ nhân lòng tin yêu, sự hiểu biết, sự hòa hợp lên như rót đầy cốc rượu nồng.
3. Kết bài
- Tóm lại, Bài thơ số 28 của R.Tago là bài thơ trữ tình giàu chất triết lí được phô diễn bằng lời lẽ, lập luận, hình ảnh sinh động và khúc chiết. Tác giả đặt vấn đề rồi phản đề để khẳng định chân lí, điều đó hợp với tư duy người Ấn Độ: hướng về cái vô hạn của vũ trụ, chiêm nghiệm chiều sâu thế giới tâm linh con người. Bài thơ đã làm nổi bật được đặc trưng đó.
- Bài thơ có cấu trúc chặt chẽ, mạch lạc, thể hiện tư duy logic và triết học của tác giả. Vận dụng thủ pháp tượng trưng, so sánh, ví von, ẩn dụ phù hợp với nội dung, Tago tạo cho bài thơ có sức rung, sức gợi sâu xa, mạnh mẽ.
Trên đây là bài văn mẫu Cảm nhận về Bài thơ số 28 của R.Tago. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----
VIDEO
YOMEDIA
NONE
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Phân tích 9 câu thơ đầu bài “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm
27/06/2024123 - Xem thêm
OFF