OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA

Bộ đề thi minh họa tốt nghiệp THPT năm 2021 đầy đủ các môn có đáp án

02/04/2021 2.07 MB 3971 lượt xem 12 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210402/184168129643_20210402_162556.pdf?r=1860
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Học247 xin giới thiệu đến các em Bộ đề thi minh họa tốt nghiệp THPT năm 2021 đầy đủ các môn với đầy đủ đáp án đi kèm. Hi vọng với tư liệu này, các em sẽ được thử sức mình với nội dung đề thi bám sát chương trình của bộ GD&ĐT. Để từ đó làm quen với các hình thức ra đề cũng như nắm được những nội dung cần trình bày theo từng dạng câu hỏi khác nhau. Chúc các em đạt kết quả thật tốt trong kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới!

 

 
 

1. Đề minh họa 2021 môn Ngữ Văn Bộ GD&ĐT

I. Đọc hiểu (3 điểm)

Đọc đoạn trích:

Miền Trung

Câu ví dặm nằm nghiêng

Trên nắng và dưới cát

Đến câu hát cũng hai lần sàng lại

Sao lọt tai rồi vẫn day dứt quanh năm.

Miền Trung

Bao giờ em về thăm

Mảnh đất nghèo mồng tơi không kịp rớt

Lúa con gái mà gầy còm úa đỏ

Chỉ gió bão là tốt tươi như cỏ

Không ai gieo mọc trắng mặt người.

Miền Trung

Eo đất này thắt đáy lưng ong

Cho tình người đọng mật

Em gắng về

Đừng để mę già mong...

(Trích Miền Trung, Hoàng Trần Cương, Thơ hay Việt Nam thế kỉ XX, NXB Văn hóa Thông tin, 2006, tr. 81-82)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Chỉ ra hai hình ảnh trong đoạn trích diễn tả sự khắc nghiệt của thiên nhiên miền Trung.

Câu 3. Những dòng thơ sau giúp anh/chị hiểu gì về mảnh đất và con người miền Trung?

Miền Trung

Eo đất này thắt đáy lưng ong

Cho tình người đọng mật

Câu 4. Anh/Chị hãy nhận xét về tình cảm của tác giả đối với miền Trung được thể hiện trong đoạn trích.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sức mạnh của tình người trong hoàn cảnh khó khăn thử thách.

Câu 2. (5,0 điểm)

Phải nhiều thế kỉ qua đi, người tình mong đợi mới đến đánh thức người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hỏa đầy hoa dại. Nhưng ngay từ đầu vừa ra khỏi vùng núi, sông Hương đã chuyên dùng một cách liên tục, vòng giữa khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm, như một cuộc tìm kiếm có ý thức để đi tới nơi gặp thành phố tương lai của nó. Từ ngã ba Tuấn, sông Hương theo hướng nam bắc qua điện Hòn Chén; vấp Ngọc Trản, nó chuyển hướng sang tây bắc, vòng qua thềm đất bãi Nguyệt Biểu, Lương Quản rổi đột ngột vẽ một hình cũng thật tròn về phía đông bắc, ôm lấy chân đồi Thiên Mụ, xuôi dân về Huế. Tin Tuân về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanh thắm, và từ đó nó trôi đi giữa hai dây đổi sừng sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo mà từ đó, người ta luôn luôn nhìn thấy dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chi bé vừa bằng con thoi. Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố, “sớm xanh, trưa vàng, chiểu tím” như người Huế thường miêu tả. Giữa đám quần sơn lô xô ấy, là giấc ngủ nghìn năm của những vua chúa được phong kin trong lòng những rừng thông u tịch và niềm kiêu hãnh âm u của những lăng tẩm đồ sộ tỏa lan khắp cả một vùng thượng lưu “Bốn bề núi phủ mây phong - Mảnh trăng thiên cổ bóng tùng Vạn Niên”. Đó là vẻ đẹp trầm mặc nhất của sông Hương, như triết lí, như cổ thi, kéo dài mãi đến lúc mặt nước phẳng lặng của nó gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia, giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà…

(Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr. 198-199)

Phân tích hình tượng sông Hương trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về tính trữ tình của bút kí Hoàng Phủ Ngọc Tường.

ĐÁP ÁN

I. ĐỌC HIẾU

Câu 1:

- Phương pháp: Vận dụng những kiến thức về các thể thơ đã học.

- Cách giải: Thể thơ được sử dụng trong tác phẩm: Thể thơ tự do.

Câu 2:

- Phương pháp: Đọc đoạn trích, tìm ý.

- Cách giải: Hai hình ảnh nói đến sự khắc nghiệt của thiên nhiên miền Trung:

+ “Câu ví dặm nằm nghiêng. Trên nắng và dưới cát”

-> Thiên nhiên không thuận lợi quanh năm đối diện với nắng gắt, thay vì đất đai màu mỡ nơi đây phần nhiều là cát trắng.

+ “Chỉ gió bão là tốt tươi như có/ Không ai gieo mọc trắng mặt người”.

->Gió bão diễn ra liên tục, khắc nghiệt vô cùng làm ảnh hưởng không tốt tới con người.

Câu 3:

- Phương pháp: Phân tích, lý giải.

- Cách giải:

- Học sinh có thể trình bày theo ý hiểu của mình và lý giải. Gợi ý:

Miền Trung

Eo đất này thắt đáy lưng ong

Cho tình người đọng mật

+ Ba câu thơ trên đã gợi ra hình ảnh về mảnh đất và con người Miền Trung: Mảnh đất miền Trung vô cùng khắc nghiệt với nắng gió, thiên tai, đất đai không màu mỡ. Tất cả những điều ấy tạo nên những bất lợi cho hoạt động sản xuất và sinh sống của người dân. Tuy nhiên, con người miền Trung vẫn luôn chăm chỉ, cần cù và sống với nhau bằng tất cả sự yêu thương chân thành nhất.

Câu 4:

- Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp.

- Cách giải: Học sinh có thể tự đưa ra quan điểm của mình, lý giải. Gợi ý:

+ Tác giả thể hiện sự cảm thương đối với cuộc sống trước thiên nhiên khắc nghiệt của người dân miền Trung.

+ Đồng thời qua đó, thể hiện sự trân trọng, ngợi ca những đức tính đáng quý của con người nơi đây: Cần cù, chịu khó, chân tình.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

a. Nêu vấn đề:

- Giới thiệu vấn đề: Sức mạnh của tình người trong hoàn cảnh khó khăn thử thách.

b. Giải thích vấn đề:

Tình người: Là thuật ngữ dùng để chỉ sự đối đãi, cư xử giữa người với người dựa trên tình yêu thương chân thành không có sự phân biệt.

- Hoàn cảnh khó khăn thử thách: Là những tình huống, việc làm không dễ dàng được đặt ra trong cuộc sống mỗi con người buộc con người phải đối diện.

-> Trong hoàn cảnh khó khăn nhất, tình yêu thương là phương thuốc hữu hiệu mang sức mạnh to lớn giúp con người vượt qua thử thách, giải quyết khó khăn.

c. Bàn luận vấn đề:

- Trong hoàn cảnh khó khăn thử thách, tình yêu thương là động lực giúp con người vượt qua khó khăn, thử thách.

+ Tình yêu thương giúp xoa dịu, trấn tĩnh tâm hồn khi gặp phải phải khó khăn, thử thách.

+ Tình yêu thương tạo động lực khiến con người dám đối diện với thử thách, đối mặt với khó khăn để từ đó tìm ra hướng giải quyết tốt nhất.

+ Tình yêu thương là điểm tựa vững chắc nhất trong hành trình cố gắng giải quyết vấn đề của con người.

- Trong hoàn cảnh khó khăn, tình yêu thương tạo nên những sức mạnh phi thường.

+ Tình yêu thương giữa con người với con người đôi khi có khả năng khơi dậy những điểm mạnh, tiềm năng vốn có trong con người .

+ Tình yêu thương có khả năng tạo nên những sức mạnh phi thường mà con người không ngờ tới.

d. Bàn luận mở rộng, nhận thức và hành động:

- Tình yêu thương rất quan trọng trong cuộc sống không chỉ là khi gặp khó khăn.

- Phê phán lối sống ích kỉ, vụ lợi cá nhân, nhỏ nhen.

- Tích cực trau dồi, mở rộng trái tim, trao đi yêu thương mỗi ngày để tạo nên những giá trị tuyệt vời cho cuộc sông

e. Kết thúc vấn đề:

- Tổng kết, khái quát lại vấn đề.

Câu 2:

a. Mở bài:

- Giới thiệu một số nét tiêu biểu về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường:

+ Là một nhà văn chuyên viết về bút ký, được nhà văn Nguyễn Ngọc đánh giá là một trong mấy người viết ký hay nhất của văn học đương đại.

+ Ông kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén và suy tư đa chiều. Tất cả được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về lịch sử, địa lý, văn hóa, triết học,.. với lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa.

- Nêu khái quát chung về tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông”:

+Ai đã đặt tên cho dòng sông là bài bút ký xuất sắc in trong tập sách cùng tên.

+ Sáng tác ngay sau chiến thắng 1975 nên vẫn còn dư âm của khí thế chống giặc ngoại xâm và ngợi ca chủ nghĩa anh hùng.

- Khái quát nội dung: Vẻ đẹp con sông Hương dưới góc nhìn địa lý khi chảy ở ngoại ô thành phố Huế. Qua đó tính trữ tình của bút kí Hoàng Phủ Ngọc Tường được thể hiện rõ nét.

b. Thân bài:

Vị trí đoạn trích: Nằm ở ngay đầu tác phẩm, đây là khi con sông Hương vừa chảy ra khỏi rừng già và đến với sự thơ mộng của cánh đồng Châu Hóa cùng cảnh vật những ngôi làng ngoại ô kinh thành Huế:

* Vẻ đẹp con sông Hương dưới góc nhìn địa lý khi chảy ở ngoại ô thành phố Huế qua vùng châu thổ êm đềm

- Hình ảnh liên tưởng: Người gái đẹp đang nằm ngủ mơ màng giữa cách đồng Châu Hóa đầy hoa dại được người tình mong đợi đến đánh thức

+ Người gái đẹp: Người con gái ở độ tuổi trăng trong, nhăn sắc trẻ trung phơi phới sức sống.

+ Nằm ngủ mơ màng: Giấc ngủ êm đềm với một giấc mộng đẹp kéo dài đến mấy thế kỉ.

+ Cánh đồng đầy hoa dại: Cánh đồng được sông Hương bồi đắp trở nên trù phú. Hoa dại là một loại hoa có sức sống mãnh liệt, màu sắc rực rỡ, mang hương thơm của đông nội.

+ Người tình mong đợi: Chờ đợi càng kéo dài thì hạnh phúc càng lớn lao.

- Hành trình của sông Hương liên tưởng tới hành trình của người gái đẹp đi tìm người tình nhân đích thực của mình. Gọi là người tình địch thực vì người ấy rất xứng đáng, xứng đôi vừa lứa. Hành trình này vô cùng lãng mạn giống như những câu truyện tình yêu nhuốm màu cổ tích. Hành trình sông Hương về với Huế giống như hành trình cuộc tình nhân lý tưởng trong truyện Kiều: Tìm kiếm và đuổi bắt, hào hoa và đam mê, thi ca và âm nhạc.

- Vẻ đẹp của sông Hương trong hành trình đi tìm người yêu

+ Sông Hương không ngừng hoàn thiện vẻ đẹp của mình để phô khoe trước người yêu, là để dâng tặng trước người yêu của mình.

+ Hành trình của sông Hương đi qua rất nhiều đoạn chảy nhỏ và được cảnh quan của đôi bờ soi bóng, tô điểm cho nên sông Hương ở mỗi đoạn chảy lại mang những nét đẹp đa dạng, phong phú.

+ Sông Hương tỉnh dậy sau một giấc ngủ kéo dài đến mấy thế kỉ sau một thời gian dài chờ đợi được người tình mong đợi đến đánh thức -> niềm hạnh phúc trang ngập -> Sức sống mạnh mẽ và háo hức đi tìm người yêu. Những hành trình này không dễ dàng, khá là gian truân vượt qua rất nhiều chướng ngại vật (điện hòn 3 Chén; gò vấp, thềm đất bãi) uốn lượn quanh có được tác giả diễn tả qua những hình ảnh rất đẹp. Sông Hương chuyển dòng liên tục vòng giữa những khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm, vẽ một cánh cũng thật trong ôm lấy chân đồi Thiên Mụ.

->Trong quá trình vất vả để vượt qua chướng ngại vật sông Hương đã vô tình phô khoe những nét đẹp riêng rất ấn tượng.

+ Khi đi trong dư vang của Trường Sơn sông Hương vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi. Sắc nước có màu xanh thẳm rất khác với màu xanh ngọc bích của sông Đà, màu xanh của sông Hương gợi độ sâu, không thuần túy là cái đẹp hình thức mà có cả độ lắng của trải nghiệm.

+ Trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, đồi núi trùng điệp, cao vững chãi như những bức tường thành dạng che chở, bao bọc cho sông Hương -> Sông Hương trở nên mềm như tấm lụa ->mặt sông trải rộng, êm đềm ->Con thuyền trên sông giống như những con thoi.

+ Những dãy đồi núi với điểm cao đột ngột đã tạo nên những phản quang nhiều màu sắc cho dòng sông: Sớm mang màu xanh của nền trời in bóng mang theo độ trong của mặt nước. Đến trưa sông Hương lại chuyển màu do phản chiếu màu nắng rực rỡ. Đến chiều mặt nước sông hương lại chuyển sang màu tím.

-> Thay đổi theo các thời điểm từng ngày đều tươi sáng, rực rỡ -> Sông Hương là một người con gái rất điệu đà, rất đáng yêu.

+ Sông Hương đi qua những lăng tẩm đồ sộ – nơi yên nghỉ ngàn thu của các vua chúa mang niềm kiêu hãnh âm u được phong kín trong lòng những lòng sông u tịch. -> Sông Hương trở nên trầm mặc như triết lý, như cô thị.

+ Sông Hương nhận thấy những dấu hiệu từ xa của thành phố hay chính người tính từ xa. Đây là những dấu hiệu âm thanh: Tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà -> Gợi cuộc sống bình yên, yên ả. => Sông Hương trở nên bừng sáng, tươi tắn.

* Tính trữ tình của bút kí Hoàng Phủ Ngọc Tường:

- Làm nên sức hấp dẫn của đoạn trích trước hết là nhờ xúc cảm sâu lắng của tác giả in hằn trong từng câu chữ. - Tính trữ tình được tổng hợp từ vốn hiểu biết sâu rộng về lịch sử, địa lý, văn hóa, văn chương của Huế cùng với đó là tình yêu tha thiết với thành phố Huế thân yêu.

- Tính trữ tình thể hiện thông qua văn phòng súc tích, hướng nội, tinh tế, tài hoa.

- Biện pháp nghệ thuật sử dụng rất dày đặc như so sánh, nhân hóa,... gắn với liên tưởng bất ngờ, sáng tạo. Mang đến sự thích thú đặc biệt cho người đọc.

c. Kết bài: 

- Khái quát lại nội dung, nghệ thuật của đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung.

2. Đề minh họa 2021 môn Toán Bộ GD&ĐT

Câu 1: Có bao nhiêu cách chọn ra 3 học sinh từ một nhóm có 5 học sinh?

A. 5!.

B. \(\text{A}_{5}^{3}\)

C. \(\text{C}_{5}^{3}\).

D. 5.

Câu 2: Cho cấp số cộng \(\left( {{u}_{n}} \right)\) có \({{u}_{1}}=\text{l}\) và \({{u}_{2}}=3\). Giá trị của \({{u}_{3}}\) bằng

A. 6.

B. 9.

C. 4.

D. 5.

Câu 3: Cho hàm số f(x) có bảng biến thiên như sau:

Hàm số đã cho đồng biến trên khoảng nào, trong các khoảng dưới đây?

A. \(\left( -2;2 \right)\) .

B. (0;2).

C. \(\left( -2;0 \right)\).

D. \(\left( 2;+\infty  \right)\) .

Câu 4: Cho hàm số \(f\left( x \right)\) có bảng biến thiên như sau:

Điểm cực đại của hàm số đã cho là

A. x=-3.

B. \(x=\text{l}\).

C. x=2.

D. x=-2.

Câu 5: Cho hàm số \(f\left( x \right)\) có bảng xét dấu của đạo hàm \({f}'\left( x \right)\) như sau:

Hàm số \(f\left( x \right)\) có bao nhiêu điểm cực trị?

A. 4.

B. 1.

C. 2.

D. 3.

Câu 6: Tiệm cận đứng của đồ thị hàm số \(y=\frac{2x+4}{x-1}\) là đường thẳng

A. \(x=\text{l}\).

B. \(x=-\text{l}\).

C. \(x=2\).

D. \(x=-2.\)

Câu 7: Đồ thị của hàm số nào dưới đây có dạng như đường cong trong hình bên?

A. \(y=-{{x}^{4}}+2{{x}^{2}}-\text{l}\).

B. \(y={{x}^{4}}-2{{x}^{2}}-\text{l}.\).

C. \(y={{x}^{3}}-3{{x}^{2}}-\text{l}.\).

D. \(y=-{{x}^{3}}+3{{x}^{2}}-\text{l}.\).

Câu 8: Đồ thị của hàm số \(y={{x}^{3}}-3x+2\) cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng

A. 0.

B. 1.

C. 2.

D. -2.

Câu 9: Với a là số thực dương tùy ý, \(\text{lo}{{\text{g}}_{3}}\left( 9a \right)\) bằng

A. \(\frac{1}{2}+\text{lo}{{\text{g}}_{3}}a\).

B. \(2\text{lo}{{\text{g}}_{3}}a\).

C. \({{\left( \text{lo}{{\text{g}}_{3}}a \right)}^{2}}\).

D. \(2+\text{lo}{{\text{g}}_{3}}a\).

Câu 10: Đạo hàm của hàm số \(y={{2}^{x}}\) là   

A. \({y}'={{2}^{x}}\text{ln }\!\!~\!\!\text{ }2\).

B. \({y}'={{2}^{x}}\).

C. \({y}'=\frac{{{2}^{x}}}{\ln 2}\).

D. \({y}'=x{{.2}^{x-1}}\).

Câu 11: Với a là số thực dương tùy ý, \(\sqrt{{{a}^{3}}}\) bằng

A. \({{a}^{6}}\).

B. \({{a}^{\frac{3}{2}}}\)

C. \({{a}^{\frac{2}{3}}}\) .

D. \({{a}^{\frac{1}{6}}}\)

Câu 12: Nghiệm của phương trình \({{5}^{2\text{r}4}}=25\) là

A. x=3.

B. x = 2.

C. x=1.

D. x=-1.

Câu 13: Nghiệm của phương trình \(\text{lo}{{\text{g}}_{2}}\left( 3x \right)=3\) là

A. x=3.

B. x=2.

C. \(x=\frac{8}{3}\)

D. \(x=\frac{1}{2}.\)

Câu 14: Cho hàm số \(f(x)=3{{x}^{2}}-1\). Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?

A. \(\underset{{}}{\overset{{}}{\mathop \int }}\,f(x)dx=3{{x}^{3}}-x+C\).

B. \(\underset{{}}{\overset{{}}{\mathop \int }}\,f(x)dx={{x}^{3}}-x+C\).

C. \(\underset{{}}{\overset{{}}{\mathop \int }}\,f(x)dx=\frac{1}{3}{{x}^{3}}-x+C\).    

D. \(\underset{{}}{\overset{{}}{\mathop \int }}\,f(x)dx={{x}^{3}}-C\).

Câu 15: Cho hàm số \(f\left( x \right)=\text{ }\!\!~\!\!\text{ cos }\!\!~\!\!\text{ }2x\). Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?

A. \(\underset{{}}{\overset{{}}{\mathop \int }}\,f(x)dx=\frac{1}{2}\sin 2x+C\).

B. \(\underset{{}}{\overset{{}}{\mathop \int }}\,f(x)dx=-\frac{1}{2}\sin 2x+C\).

C. \(\underset{{}}{\overset{{}}{\mathop \int }}\,f(x)dx=2\sin 2x+C\).    

D. \(\underset{{}}{\overset{{}}{\mathop \int }}\,f(x)dx=-2\sin 2x+C\).

--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

1. C

2. D

3. B

4. D

5. A

6. A

7. B

8. C

9. D

10. A

11. B

12. A

13. C

14. B

15. A

16. A

17. D

18. A

19. B

20. D

21. A

22. B

23. D

24. C

25. B

26. B

27. A

28. D

29. C

30. C

31. D

32. A

33. D

34. D

35. B

36. A

37. B

38. A

39. C

40. A

41. B

42. C

43. A

44. C

45. A

46. A

47. A

48. D

49. B

50. C

 

3. Đề minh họa 2021 môn Tiếng Anh Bộ GD&ĐT

Mark the letter A, B, C, or D to indicate the word whose underlined part differs from the other three in pronunciation in each of the following questions.

Question 1. A. maitained      B. promoted        C. required        D. argued

Question 2. A. tall                 B. late                 C. safe                D. same

Mark the letter A, B, C, or D to indicate the word that differs from the other three in the position of the primary stress in each of the following questions.

Question 3. A. achieve           B. supply            C. insist             D. offer

Question 4. A. tradition          B. candidate       C. industry        D. customer

Mark the letter A, B, C or D to indicate the correct answer to each of the following questions.

Question 5.  He’s American, ….?

A. won’t he              B. didn’t he                C. doesn’t he             D. isn’t he

Question 6.  The flood victims ……………..with food and clean water by the volunteers.

A. provided               B. were provided        C. providing            D. provide

Question 7.  Many students are worried……………the coming exam.

A. about                     B. on                          C. from                     D. to

Question 8.  …….it is, the more uncomfortale we feel.

A. Hotter                   B. The hotter               C. Hottest                  D. The hottest

Question 9. He was fascinated by the………….car at the exhibition.

A. red German old    B. German old red      C. old red German     D. old German red

Question 10. Mike………….his favourite program on TV when the lights went out.

A. was watching        B. is watching             C. watched                D. watches

Question 11. My uncle lives a happy life…………..his disability.

A. because of             B. because                   C. though                   D. in spite of

Question 12. Mrs Brown will have worked at this school for 30 years……………

A. by the time she retires                               B. when she retired

C. as soon as she had retired                         D. after she had retired

Question 13. …………….the report to the manager, she decided to take a rest.

A. Having handed in B. Handed in               C. To hand in             D. Being handed in

Question 14. This restaurant is……………with those who like Vietnamese food.

A. popular                  B. popularly                C. popularise              D. popularity

Question 15. Tom’s brother asked him to ……………the music so that he could sleep.

A. close down           B. go up                      C. turn down             D. stand up

Question 16. When Linda was little, her mother used to…………..her a bedtime story every night.

A. tell                         B. speak                      C. say                         D. talk

Question 17. Students from other schools have to pay a small…………….to join the club.

A. fee                         B. fare                         C. wage                     D. salary

Question 18. As the season turns from spring to summer, some people feel a bit under the …………….and can’t concentrate fully on their work.

A. storm                     B. weather                   C. climate                  D. rain

Question 19. Jame has a cosy birthday party at home last Friday in the………….of his close friends.

A. company               B. business                  C. atmosphere            D. residence

Mark the letter A, B, C or D to indicate the word(s) CLOSEST in meaning to the underlinedword(s) in each of the following questions

Question 20. It’s great to go out on such a lovely day.

A. ugly                       B. beautiful                 C. old                         D. modern

Question 21. Josh’s ambition is to become a successful businessman like his father.

A. dream                    B. doubt                      C. pleasure                 D. patience

Mark the letter A, B, C or D to indicate the word(s) OPPOSITE in meaning to the underlinedword(s) in each of the following questions

Question 22. You should dress neatly for the interview to make a good impression on the interviewers.

A. untidily                 B. formally                  C. unfairly                 D. comfortably

Question 23. The Covid 19 pandemic has taken a heavy toll on the country’s aviation industry due to international travel restrictions.

A. considerably benefited                             B. negatively changed

C. severely damaged                                     D. completely replaced

Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the sentence that bestcompletes each of the following exchanges

Question 24. Tim is talking to Peter, his new classmate, in the classroom.

- Tim: “How far is it from your house to school, Peter?”

- Peter: “…………..”

A. About five kilometres                               B. A bit too old

C. Not too expensive                                     D. Five hours ago

Question 25. Jack and David are talking about taking a gap year.

- Jack: “I think taking a gap year is a waste of time.”

- David: “………………… It give a gap-year takers a lot of valuable experiences”

A. I agree with you                                        B. I don’t quite agree

C. It’s right                                                    D. My pleasure

--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

1. B

2. A

3. D

4. A

5. D

6. B

7. A

8. B

9. C

10. A

11. D

12. A

13. A

14. A

15. C

16. A

17. A

18. B

19. A

20. B

21. A

22. A

23. A

24. A

25. B

26. B

27. A

28. B

29. D

30. B

31. B

32. D

33. D

34. C

35. C

36. C

37. A

38.B

39. B

40. A

41. B

42. A

43. B

44. D

45. C

46. A

47. C

48. A

49. B

50. D

 

4. Đề minh họa 2021 môn Vật Lý Bộ GD&ĐT

Câu 1: Điện tích của một êlectron có giá trị là

\(\begin{array}{l}
{\rm{A}}{\rm{.9,l}}.{\rm{l}}{0^{ - 31}}C\\
B.{\rm{6,l}}.{\rm{l}}{0^{ - 19}}C\\
C. - 1,{6.10^{ - 19}}C\\
D. - 1,9.{\rm{l}}{0^{ - 31}}C
\end{array}\)

Câu 2: Một điện trở được mắc vào hai cực của một nguồn điện một chiều có suất điện động E  thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện có độ lớn là UN. Hiệu suất của nguồn điện lúc này là

\(\begin{array}{*{20}{l}}
{A.H = \frac{{{U_N}}}{E}}\\
{B.H = \frac{E}{{{U_N}}}}\\
{C.H = \frac{E}{{{U_N} + E}}}\\
{D.H = \frac{{{U_N}}}{{E + {U_N}}}.}
\end{array}\)

Câu 3: Hạt tải điện trong bán dẫn loại  chủ yếu là

A. lỗ trống.                    

B. êlectron.                   

C. ion dương.              

D. ion âm.

Câu 4: Có câu chuyện về một giọng hát ôpêra cao và khỏe có thể làm vỡ một cái cốc thủy tinh để gần. Đó là kết quả của hiện tượng nào sau đây?

A. Cộng hưởng điện. 

B. Dao động tắt dần.   

C. Dao động duy trì.    

D. Cộng hưởng cơ.

Câu 5: Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ có độ cứng  và vật nhỏ có khối lượng . Con lắc này dao động điều hòa với chu kì là

\(\begin{array}{l}
A.T = 2\pi \sqrt {\frac{m}{k}} \\
B.T = 2\pi \sqrt {\frac{k}{m}} \\
C.T = \sqrt {\frac{m}{k}} \\
D.T = \sqrt {\frac{k}{m}} 
\end{array}\)

Câu 6: Hai dao động điều hòa cùng tần số và ngược pha nhau thì có độ lệch pha bằng

\(\begin{array}{l}
A.\left( {2k + 1} \right)\pi ,k = 0, \pm 1,\, \pm 2,...\\
B.2k\pi ,k = 0, \pm 1,\, \pm 2,...\\
C.\left( {k + 0,5} \right)\pi ,k = 0, \pm 1,\, \pm 2,...\\
D.\left( {k + 0,25} \right)\pi ,k = 0, \pm 1,\, \pm 2,...
\end{array}\)

Câu 7: Một sóng cơ hình sin truyền theo chiều dương của trục . Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên  mà phần tử môi trường ở đó dao động cùng pha nhau là

A. hai bước sóng.                                                

B. một bước sóng.

C. một phần tư bước sóng.                               

D. một nửa bước sóng.

Câu 8: Thí nghiệm giao thoa sóng ở mặt nước với hai nguồn kết hợp dao động cùng pha. Sóng do hai nguồn phát ra có bước sóng . Cực đại giao thoa cách hai nguồn những đoạn và  thỏa mãn

\(\begin{array}{l}
A.{d_1} - {d_2} = n\lambda ,n = 0, \pm 1,\, \pm 2,...\\
B.{d_1} - {d_2} = \left( {n + 0,5} \right)\lambda ,n = 0, \pm 1,\, \pm 2,...\\
C.{d_1} - {d_2} = \left( {n + 0,25} \right)\lambda ,n = 0, \pm 1,\, \pm 2,...\\
D.{d_1} - {d_2} = \left( {2n + 0,75} \right)\lambda ,n = 0, \pm 1,\, \pm 2,...
\end{array}\)

Câu 9: Đặc trưng nào sau đây là đặc trưng sinh lí của âm?

A. Tần số âm.               

B. Độ cao của âm.       

C. Cường độ âm.        

D. Mức cường độ âm.

Câu 10: Đặt điện áp xoay chiều \(u = U\sqrt 2 {\rm{\;coswt}}\,\,{\rm{(w > 0)}}\) vào hai đầu một cuộn cảm thuần có độ tự cảm  thì cảm kháng của cuộn cảm là

\(\begin{array}{l}
A.{Z_L} = {w^2}L\\
B.{Z_L} = \frac{1}{{wL}}\\
C.{Z_L} = wL\\
D.{Z_L} = \frac{1}{{{w^2}L}}
\end{array}\)

Câu 11: Đặt điện áp xoay chiều \(u = U\sqrt 2 {\rm{\;coswt}}\,\,{\rm{(w > 0)}}\) vào hai đầu một đoạn mạch có  mắc nối tiếp thì trong đoạn mạch có cộng hưởng điện. Giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện khi đó là

\(\begin{array}{l}
A.I = \frac{U}{{LC}}\\
B.I = \frac{U}{C}\\
C.I = \frac{U}{R}\\
D.I = \frac{U}{L}
\end{array}\)

Câu 12: Máy phát điện xoay chiều ba pha là máy tạo ra ba suất điện động xoay chiều hình sin cùng tần số, cùng biên độ và lệch pha nhau

\(\begin{array}{l}
A.\frac{{3\pi }}{4}\\
B.\frac{\pi }{6}\\
C.\frac{{2\pi }}{3}\\
D.\frac{\pi }{4}
\end{array}\)

Câu 13: Trong sơ đồ khối của một máy thu thanh vô tuyến đơn giản không có bộ phận nào sau đây?

A. Mạch khuếch đại.   

B. Mạch tách sóng.     

C. Mạch chọn sóng.   

D. Mạch biến điệu.

Câu 14: Khi nói về quang phổ liên tục, phát biểu nào sau đây sai?

A. Quang phổ liên tục do các chất rắn, chất lỏng và chất khí ở áp suất lớn phát ra khi bị nung nóng.

B. Quang phổ liên tục không phụ thuộc vào bản chất của vật phát sáng.

C. Quang phổ liên tục của các chất khác nhau ở cùng một nhiệt độ thì khác nhau.

D. Quang phố liên tục là một đải có màu từ đỏ đến tím nối liền nhau một cách liên tục.

Câu 15: Tia hồng ngoại không có tính chất nào sau đây?

A. Truyền được trong chân không.

B. Có tác dụng nhiệt rất mạnh.

C. Có khả năng gây ra một số phản ứng hóa học.

D. Kích thích sự phát quang của nhiều chất.

--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

A

B

D

A

A

B

A

B

C

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

C

D

C

D

A

C

B

C

D

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

C

C

B

B

A

C

A

A

A

A

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

D

D

A

A

D

A

B

A

C

A

 

5. Đề minh họa 2021 môn Hóa học Bộ GD&ĐT

Câu 41.Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?

  A.  Na.                                 B.  K.                            C.  Cu.                          D.  W.

Câu 42.Kim loại nào sau đây tác dụng với nước thu được dung dịch kiềm?

  A.  Al.                                  B.  K.                        C.  Ag.                          D.  Fe.

Câu 43.Nguyên tắc điều chế kim loại là

  A.  khử ion kim loại thành nguyên tử.                       B.  oxi hóa ion kim loại thành nguyên tử.

  C.  khử nguyên tử kim loại thành ion.                       D.  oxi hóa nguyên tử kim loại thành ion.

Câu 44.Ion nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất?

  A.  Al3+                                 B.  Mg2+.                       C.  Ag+.                         D.  Na+.

Câu 45.Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy?

  A.  Na.                                 B.  Cu.                           C.  Ag.                          D.  Fe.

Câu 46.Kim loại nào sau đây tác dụng được với dung dịch HCl sinh ra khí H2?

  A.  Mg.                                 B.  Cu.                           C.  Ag.                          D.  Au.

Câu 47.Sản phẩm của phản ứng giữa kim loại nhôm với khí oxi là

  A.  AlCl3.                              B.  Al2O3.                     C.  Al(OH)3.                 D.  AI(NO3)3.

Câu 48.Nung CaCO3 ở nhiệt độ cao, thu được chất khí X. Chất X là

  A.  CaO.                                B.  H2.                           C.  CO.                         D.  CO2.

Câu 49.Trong công nghiệp, quặng bọxit dùng để sản xuất kim loại nhôm. Thành phần chính của quặng boxit là

  A.  Al2O3.2H2O.                   B.  Al(OH)3.2H2O.       C.  Al(OH)3.H2O.         D.  Al2(SO4)3.H2O.

Câu 50.Công thức của sắt(II) sunfat là

  A.  FeS.                                 B.  FeSO4.                     C.  Fe2(SO4)3.               D.  FeS2.

Câu 51.Trong hợp chất CrO3, crom có số oxi hóa là

  A.  +2.                                   B.  +3.                           C.  +5.                           D.  +6.

Câu 52.Khí X tạo ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, gây hiệu ứng nhà kính. Trồng nhiều cây xanh sẽ làm giảm nồng độ khí X trong không khí. Khí X là

  A.  N2.                                   B.  H2.                           C.  CO2.                        D.  O2.

Câu 53.Cho chất X tác dụng với dung dịch NaOH, thu được CH3COONa và C2H5OH. Chất X là

  A.  C2H3COOCH3.               B.  CH3COOC2H5.       C.  C2H5COOH.           D.  CH3COOH.

Câu 54.Chất nào sau đây là axit béo?

  A.  Axit panmitiC.                B.  Axit axetiC.            C.  Axit fomiC.            D.  Axit propioniC.  

Câu 55.Chất nào sau đây là đisaccarit?

  A.  Glucozơ.                         B.  Saccarozo.               C.  Tinh bột.                 D.  Xenlulozơ.

--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

41D

42B

43A

44C

45A

46A

47B

48D

49A

50B

51D

52C

53B

54A

55B

56B

57D

58D

59A

60B

61C

62D

63D

64B

65C

66D

67A

68C

69B

70B

71C

72C

73C

74A

75C

76B

77C

78C

79D

80A

 

6. Đề minh họa 2021 môn Sinh học Bộ GD&ĐT

Câu 1: Trong cơ thể thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là thành phần của prôtêin?

A. Nito.                                B. Kēm.                           C. Đồng.                          D. Kali.

Câu 2: Động vật nào sau đây hô hấp bằng hệ thống ống khí?

A. Thỏ.                                 B. Thằn lằn.                     C. Ếch đồng.                    D. Châu chấu.

Câu 3: Trong tế bào, nuclêôtit loại timin là đơn phần cấu tạo nên phân tử nào sau đây?

A. rARN.                             B. Prôtêin.                       C. mARN.                       D. ADN.

Câu 4: Theo giả thuyết siêu trội, phép lai nào sau đây cho đời con có ưu thế lai cao nhất?

A. AABB x AABB              B. AAbb x aabb               C. aabb x AABB             D. aaBB x AABB

Câu 5: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lạc ở vi khuẩn E. coli, prôtêin nào sau đây được tổng hợp ngay cả khi môi trường không có lactôzơ?

A. Prôtêin ức chế.                B. Prôtêin Lac A             C. Prôtêin Lac Y             D. Prôtêin Lac Z

Câu 6: Dạng đột biến NST nào sau đây làm thay đổi cấu trúc NST?

A. Lệch bội.                         B. Chuyển đoạn.              C. Đa bội.                       D. Dị đa bội.

Câu 7: Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh?

A. Chim sâu.                       B. Ánh sáng.                  C. Sâu ăn lá lúa.            D. Cây lúa.

Câu 8: Cơ thể có kiểu gen nào sau đây được gọi là thể đồng hợp 2 cặp gen?

A. AAbb                              B. AaBb                          C. AABb                         D. AaBB

Câu 9: Trong quần xã sinh vật, quan hệ sinh thái nào sau đây thuộc quan hệ hỗ trợ giữa các loài?

A. Kí sinh.                                                                    B. Ức chế - cảm nhiễm.

C. Cạnh tranh.                                                              D. Cộng sinh.

Câu 10: Ở ruồi giấm, xét 1 gen nằm ở vùng không tương đồng trên NST giới tính X có 2 alen là A và a. Theo lí thuyết, cách viết kiểu gen nào sau đây sai?

 A. \({X^A}{X^a}\) .                      B. \({X^A}Y\) .                         C. \({X^a}{X^a}\) .                       D. \({X^A}{Y^A}\)

Câu 11: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây định hướng quá trình tiến hóa?

A. Giao phối không ngẫu nhiên.                                  B. Đột biến.

C. Các yếu tố ngẫu nhiên.                                            D. Chọn lọc tự nhiên.

Câu 12: Một quần thể thực vật, xét 1 gen có 2 alen là A và

A. Nếu tần số alen A là 0,4 thì tần số alen a của quần thể này là A. 0,5.       B. 0,3.

C. 0,6.                                                                           D. 0,4.

Câu 13: Nuôi cấy các hạt phấn có kiểu gen Ab trong ống nghiệm tạo nên các mô đơn bội, sau đó gây lưỡng bội hóa có thể tạo được các cây có kiểu gen

A. AAbb                              B. AABB                        C. aabb                            D. aaBB

Câu 14: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây không làm thay đổi tần số alen của quần thể?

A. Giao phối không ngẫu nhiên.                                  B. Đột biến.

C. Chọn lọc tự nhiên.                                                   D. Các yếu tố ngẫu nhiên.

Câu 15: Vào mùa sinh sản, các cá thể cái trong quần thể có tranh giành nhau nơi thuận lợi để làm tổ. Đây là ví dụ về mối quan hệ

A. cạnh tranh cùng loài.  B. hỗ trợ cùng loài.   C. hội sinh.                                 D. hợp tác.

--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

D

D

C

A

B

B

A

D

D

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

D

C

A

A

A

A

A

D

C

D

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

C

C

D

A

A

A

A

D

D

C

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

D

A

A

A

B

B

B

C

A

A

 

7. Đề minh họa 2021 môn Lịch Sử Bộ GD&ĐT

Câu 1: Nguyên thủ quốc gia nào sau đây tham dự hội nghị ianta (tháng 2-1945)?

A. Nhât Bản.

B. Pháp.

C. Ðúc.

Câu 2: Trong nhùng näm 1946-1950, nhân dân Liên Xô đã hoàn thành tháng kế hoạch 5 năm

A. khôi phục kinh tế.

B. công nghiệp hóa.

C. hiện đại hóa.

D. điện khí hóa.

Câu 3: Trong nhùng näm 1946-1950, nhân dân An Ðê đấu tranh nhäm mục tiêu nào sau đây?

A. Khôi phục chế độ quân chủ.

B. Lật đổ chế độ quân chủ

C. Giành độc lập dân tộc.

D. Chống chủ nghĩa phát xít

Câu 4: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân khu vực nào sau đây đấu tranh chống độc tài đế quốc Mĩ:

A. Mî Latinh.

B. Bắc Âu.

C. Ðông Âu.

D. Nam Âu.

Câu 5: Chính sách đối ngoại của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai biểu hiện trong chiến lược nào sau đây?

A. Chiến lược tăng tốc.

B. Chiến lược phòng ngự.

C. Chiến lược phòng thủ.

D. Chiến lược toàn cầu.

Câu 6: Trong học thuyết Phucưđa (1977), Nhật Bản tăng cường quan hệ đối ngoại với các nước ở khu vực nào sau đây?

A. Bắc Âu.

B. Đông Nam Á.

C. Trung Đông.

D. Nam Mĩ.

Câu 7: Sự kiện lịch sử nào sau đây được xem là khởi đầu của cuộc Chiến tranh lạnh?

A. Thông điệp của Tổng thống Truman tại Quốc hội Mĩ (1947).

B. Cộng đồng than-thép châu Âu được thành lập (1951).

C. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập (1967).

D. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) được thành lập (1949).

Câu 8: Một trong những hệ quả của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ là làm xuất hiện xu thế

A, phi Mĩ hóa.

B. thực dân hóa.

C. toàn cầu hóa.

D. vô sản hóa.

Câu 9: Trong phong trào dân tộc dân chủ từ năm 1919 đến năm 1925 ở Việt Nam, tiểu tư sản có hoạt động nào sau đây?

A. Cải cách ruộng đất.

B. Xuất bản báo chí.

C. Tổng khởi nghĩa.

D. Tổng tiến công.

Câu 10: Sự kiện lịch sử nào sau đây đã diễn ra trong phong trào dân tộc dân chủ từ năm 1925 đến năm 1930 ở Việt Nam?

A. Khởi nghĩa Yên Bái.

B. Khởi nghĩa Hương Khê.

C. Khởi nghĩa Ba Đình.

D. Khởi nghĩa Yên Thế.

Câu 11: Một trong những nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt của nhân dân Việt Nam trong phong trào dân chủ 1936-1939 là đấu tranh chống

A. quân Trung Hoa Dân quốc.

B. thực dân Anh.

C. đế quốc Mĩ.

D. chế độ phản động thuộc địa.

Câu 12: Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5-1941) quyết định thành lập

A. Mặt trận Việt Minh.

B. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

C. chính quyền Xô viết.

D. chính phủ công nông binh.

Câu 13: Trong năm đầu sau khi được thành lập, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đối mặt với khó khăn nào sau đây?

A. Chủ nghĩa phát xít xuất hiện.

B. Nguy cơ chiến tranh thế giới.

C. Giặc ngoại xâm và nội phản.

D. Phát xít Nhật còn mạnh.

Câu 14: Để phát triển hậu phương của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Nam, hoạt động nào sau đây diễn ra trong những năm 1951-1953?

A. Đẩy mạnh sản xuất.

B. Cải tạo xã hội chủ nghĩa.

C. Tiến hành công nghiệp hóa.

D. Đẩy mạnh hiện đại hóa.

Câu 15: Bước vào thu-đông 1953, thực dân Pháp thực hiện kế hoạch quân sự nào sau đây ở Đông Dương?

A. Kế hoạch Bôlae.

B. Kế hoạch Nava.

C. Kế hoạch Rơve.

D. Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi.

--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

1

D

11

D

21

A

31

A

2

A

12

A

22

D

32

A

3

C

13

C

23

A

33

C

4

A

14

A

24

A

34

A

5

D

15

B

25

A

35

B

6

B

16

A

26

C

36

D

7

A

17

A

27

A

37

B

8

C

18

D

28

A

38

A

9

B

19

C

29

D

39

B

10

A

20

D

30

A

40

C

 

8. Đề minh họa 2021 môn Địa Lý Bộ GD&ĐT

Câu 41: Nguồn lợi thủy sản ven bờ nước ta bị giảm sút rõ rệt do?

A. Nước biển dâng cao

B. Khai thác quá mức

C. Có nhiều cơn bão

D. Sạt lở bờ biển

Câu 42: Biện pháp để tránh thiệt hại khi có bão mạnh ở nước ta là?

A. Chống cháy rừng

B. Xây hồ tích nước

C. Sơ tán dân

D. Ban hành sách đỏ

Câu 43: Công nghiệp nước ta hiện nay

A. Chỉ có khai thác

B. Có nhiều ngành

C. Tập trung miền núi

D. Sản phẩm ít đa dạng

Câu 44: tiềm năng thủy điện của nước ta tập trung chủ yếu ở hệ thống?

A. Sông Đồng Nai

B. Sông Hồng

C. Sông Mã

D. Sông Cả

Câu 45: Vấn đề có ý nghĩa hàng đầu trong việc khai thác chiều sau trong nông nghiệp ở Đông Nam Bộ là

A. Thủy lợi

B. Bảo vệ rừng

C. Trồng rừng

D. Tăng diện tích đất trồng

Câu 46: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5 cho biết tỉnh nào sau đây có diện tích lớn nhất

A. Quảng trị

B. Hà Tĩnh

C. Quảng Bình

D. Nghệ an

Câu 47: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10 cho biết hồ nào sau đây thuộc lưu vực hệ thống sông Đồng Nai?

A. Hồ Trị An

B. Hồ Hòa Bình

C. Hồ Kẻ Gỗ

D. Hồ Thác Bà

Câu 48: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết trong các địa điểm sau đây, địa điểm nào có nhiệt độ trung bình tháng I thấp nhất?

A. Lũng Cú

B. Hà Tiên

C. Huế

D. Hà Nội

Câu 49: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14 cho biết núi nào sau đây nằm trên cao nguyên Di Linh?

A. Núi Nam Decbri

B. Núi Lang Bian

C. Núi Braian

D. Núi Chư Pha

Câu 50: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết tỉnh nào có mật độ dân số cao nhất trong các tỉnh sau đây?

A. Điện Biên

B. Lai Châu

C. Thái Bình

D. Sơn La

Câu 51: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết trung tâm kinh tế nào sau đây thuộc tỉnh Bình Định?

A. Biên Hòa

B. Nha Trang

C. Quy Nhơn

D. Vũng Tàu

Câu 52: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết tỉnh nào trong các tỉnh sau đây có diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực lớn nhất?

A. Hà Giang

B. Nam Định

C. Lào Cai

D. Cao Bằng

Câu 53: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết ngành công nghiệp nào sau đây có ở trung tâm Huế?

A. Luyện kim

B. Đóng tàu

C. Dệt may

D. Hóa chất

Câu 54: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm nào có quy mô lớn nhất trong các trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm sau đây?

A. Quảng Ngãi

B. Nha Trang

C. Tây Ninh

D. Bảo Lộc

Câu 55: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết cảng nào sau đây là cảng sông?

A. Cảng Việt trì

B. Cảng Hải Phòng

C. Cảng Cái Lân

D. Cảng Cửa Lò

--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

41

42

43

44

45

46

47

48

49

50

B

C

B

B

A

D

A

A

C

C

51

52

53

54

55

56

57

58

59

60

C

B

C

B

A

A

B

C

D

B

61

62

63

64

65

66

67

68

69

70

D

A

A

A

C

A

A

B

A

A

71

72

73

74

75

76

77

78

79

80

B

C

B

C

A

C

B

A

D

D

 

9. Đề minh họa 2021 môn GDCD Bộ GD&ĐT

Câu 81: Sự tác động xủa con người vào tự nhiên, biến đổi các yếu tố của tự nhiên để tạo ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình là

A. quá trình loại bỏ độc quyền

B. sản xuất của cải vật chất

C. phương thức triệt tiêu cạnh tranh

D. hoạt động thúc đẩy đầu cơ

Câu 82: Một trong những tác động tích cực của quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa là kích thích lực lượng sản xuất phát triển và

A. làm tăng năng suất lao động

B. thâu tóm tổ chức độc quyền

C. duy trì mọi nguồn thu nhập

D. định đoạt tài nguyên thiên nhiên

Câu 83: Hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước là

A. pháp luật

B. thỏa thuận

C. hương ước

D. biên bản

Câu 84: Cá nhân, tổ chức sử dụng đúng các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm là thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây?

A. Tuân thủ pháp luật

B. Thi hành pháp luật

C. Sử dụng pháp luật

D. Phổ biến quy chế

Câu 85: Theo quy định của pháp luật, công dân có hành vi xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước do pháp luật lao động và pháp luật hành chính bảo vệ là vi phạm

A. truyền thống

B. tập quán

C. phong tục

D. kỉ luật

Câu 86: Người đủ năng lực trách nhiệm pháp lí thoe quy định của pháp luật có hành vi xâm phạm tới quan hệ tài sản được pháp luật bảo vệ phải

A. hủy bỏ mọi giao dịch

B. công khia bí mật đời tư

C. chịu trách nhiệm hình sự

D. tiến hành tư vấn pháp lý

Câu 87: Bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí mọi công dân đều không bị

A. phân biệt đối xử

B. thay đổi quốc tịch

C. áp dụng hình phạt.

D. truy cứu trách nhiệm

Câu 88: Theo quy định pháp luật, vợ và chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn

A. tài sản công.

B. nơi cư trú.

C. địa giới hành chính.

D. giới tính thai nhi.

Câu 89: Người sử dụng lao động không bố trí nhân viên nữ đảm nhiệm công việc nặng nhọc, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh đẻ và nuôi con là thực hiện quyền bình đẳng giữa

A. người sản xuất và người kinh doanh

B. lao động nam và lao động nữ.

C. nhà nước và doanh nghiệp

D. chính quyền và nhân dân.

Câu 90: Bình đẳng trong kinh doanh được thực hiện thông qua việc các doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động kinh doanh đều phải

A. tuân thủ pháp luật bảo vệ môi trường

B. cân bằng quan hệ cung – cầu

C. đồng loạt duy trì chế độ một giá.

D. chấm dứt phân hóa giàu-nghèo

Câu 91: Theo quy định của pháp luật ở nước ta, quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực chính trị được thể hiện thông qua việc công dân được tham gia

A. phát triển kinh tế địa phương

B. quản lí nhà nước và xã hội

C. tôn tạo các di sản văn hóa

D. bảo vệ ngôn ngữ vùng miền

Câu 92: Theo quy định của pháp luật, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khám xét chỗ ở của công dân khi có căn cứ khẳng định chỗ ở của người đó

A. nằm trong vùng ảnh hưởng của thiên tai

B. thiếu chứng nhận quyền sử dụng đất

C. có đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án

D. thuộc địa bàn cần phải quy hoạch

Câu 93: Theo quy định của pháp luật, hành vi vu khống để hạ uy tín của người khác là xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về

A. hộ tịch cá nhân

B. tính mạng, thân thể

C. danh dự, nhân phẩm

D. lí lịch tư pháp

Câu 94: Theo quy định của pháp luật, việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân chỉ được thực hiện khi có quyết định của

A. người làm dịch vụ chuyển phát

B. đại diện của chính quyền địa phương

C. đối tượng có hộ chiếu công vụ

D. cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Câu 95: Mọi công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, trừ các trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định đều được tham gia bầu cử là thể hiện nguyên tắc bầu cử

A. tự nguyện

B. phổ thông

C. hợp tác

D. đại diện

--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

81. B

82. A

83. A

84. C

85. D

86. C

87. A

88. B

89. B

90. A

91. B

92. C

93. C

94. D

95. B

96. A

97. D

98. A

99. B

100. C

101.A

102.C

103.D

104.A

105.A

106.C

107.A

108.D

109.B

110.C

111.A

112.C

113.A

114.C

115.C

116.C

117.A

118.B

119.C

120.B

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ đề thi minh họa THPT năm 2021 tất cả các môn của Bộ GD&ĐT. Để xem nội dung đầy đủ, chi tiết các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt!

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF