Nhằm giúp các em học sinh lớp 11 có thêm tài liệu ôn tập chuẩn bị trước kì thi giữa HK2 sắp tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 Đề thi giữa HK2 môn Địa Lí 11 năm 2021-2022 Trường THPT Quang Trung có đáp án được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em tự luyện tập làm đề. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!
TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG |
ĐỀ THI GIỮA HK II NĂM HỌC 2021-2022 MÔN ĐỊA LÍ 11 Thời gian: 45 phút |
1. ĐỀ SỐ 1
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Ngành công nghiệp nào được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của Liên Bang Nga, hàng năm mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn?
A. Khai thác dầu khí.
B. Khai thác than.
C. Điện lực.
D. Luyện kim.
Câu 2. Từ lâu, Liên Bang Nga đã được coi là cường quốc về?
A. Công nghiệp luyện kim.
B. Công nghiệp vũ trụ.
C. Công nghiệp chế tạo máy.
D. Công nghiệp dệt.
Câu 3. Đảo nào sau đây có diện tích tự nhiên lớn nhất ở Nhật Bản?
A. Hôcaiđô.
B. Hônsu.
C. Kiuxiu.
D. Xicôcư.
Câu 4. Sản phẩm nào sau đây không phải là sản phẩm nhập khẩu của Nhật Bản?
A. Sản phẩm nông nghiệp.
B. Năng lượng: than, dầu mỏ, khí tự nhiên.
C. Nguyên liệu công nghiệp.
D. Sản phẩm công nghiệp chế biến.
Câu 5. Đặc điểm dân số Nhật Bản là:
A. Đông dân, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao.
B. Đông dân, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp.
C. Dân số trung bình, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao.
D. Dân sô trung bình, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp.
Câu 6. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên Nhật Bản có xu hướng:
A. Thấp và ngày càng giảm.
B. Thấp nhưng ngày càng tăng.
C. Thấp và giữ ở mức ổn định.
D. Cao và ngày càng giảm.
Câu 7. Nền công nghiệp Trung Quốc đã có những chuyển đổi nào sau đây?
A. Nền kinh tế thị trường sang nền kinh tế chỉ huy.
B. Nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường.
C. Từ sản xuất hàng chất lượng kém sang hàng chất lượng cao.
D. Từ Sản xuất hàng chất lượng cao sang hàng chất lượng kém.
Câu 8. Đặc điểm lớn của địa hình Trung Quốc là:
A. Thấp dần từ Bắc xuống Nam.
B. Thấp dần từ Tây sang Đông.
C. Cao dần từ Bắc xuống Nam.
D. Cao dần từ Tây sang Đông.
II. TỰ LUẬN
Câu 1 (3,5 điểm). Trình bày vai trò của LB Nga trong Liên bang Xô viết trước đây và những thành tựu mà LB Nga đạt được sau năm 2000?
Câu 2 (2,5 điểm). Trình bày những khó khăn và thuận lợi miền Tây Trung Quốc?
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 01
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1.
Công nghiệp khai thác dầu khí là ngành mũi nhọn của nền kinh tế, hằng năm mang lại nguồn tài chính lớn cho đất nước. Năm 2006, LB Nga đứng đầu thế giới: về sản lượng khai thác dầu mỏ và khí tự nhiên (trên 500 triệu tấn dầu và 587 tỉ m3 khí tự nhiên).
Chọn: A.
Câu 2.
SGK/69, địa lí 11 cơ bản.
Chọn: B.
Câu 3.
Diện tích các đảo ở Nhật Bản theo thứ tự giảm dần là: Hônsu (225.800 km2) - Hôcaiđô (78.719 km2) - Kiuxiu (37.437 km2) - Xicôcư (18.545 km2).
Chọn: B.
Câu 4.
Sản phẩm công nghiệp chế biến: tàu biển, ô tô, xe gắn máy, sản phẩm tin học,… chiếm 99% giá trị xuất khẩu của Nhật Bản.
Chọn: D.
Câu 5.
Nhật bản là nước đông dân (đứng thứ 10 trên thế giới – khoảng 127,7 triệu người), tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp: chỉ 0,1% (năm 2005).
Chọn: B.
Câu 6.
Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp: chỉ 0,1% (năm 2005). Dự đoán đến năm 2017, xuống còn -0,2%.
Chọn: A.
Câu 7.
Nền công nghiệp Trung Quốc đã có chuyển đổi từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường. Đây là xu hướng phát riển của nhiều nước đang phát triển.
Chọn: B.
Câu 8.
Phía Tây Trung Quốc chủ yếu là đồi núi cao, ở trung tâm là đồi núi thấp, phía đông chủ yếu là đồng bằng.
Chọn: B.
----
-(Để xem nội dung phần còn lại đáp án của Đề thi số 01, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-
2. ĐỀ SỐ 2
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 - TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG - ĐỀ 02
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Lãnh thổ LB Nga có các vùng kinh tế quan trọng nào dưới đây?
A. Vùng Phía đông, phía bắc, phía tây, phía nam
B. Vùng Trung Ương, trung tâm đất đen, U-ran, Viễn Đông
C. Vùng biển, vùng đồng bằng, trung du, miền núi.
D. Vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc, miền Trung, phía Nam
Câu 2. Nhận định nào sau đây không đúng về đặc điểm dân cư Nhật Bản?
A. Nhật Bản là nước đông dân, tính tới 06/2017 dân số Nhật Bản đứng thứ 11 thế giới.
B. Phần nhỏ dân cư của Nhật Bản sinh sống ở các thành phố ven biển.
C. Người lao động cần cù, làm việc tích cực, có ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm rất cao.
D. Người Nhật rất chú trọng đầu tư cho giáo dục, y tế và giao thông công cộng.
Câu 3. Tác động nào sau đây là không đúng với xu hướng già hóa dân số tới sự phát triển kinh tế- xã hội Nhật Bản?
A. Tạo sức ép lớn lên quỹ phúc lợi xã hội.
B. Nguồn lao động bổ sung dồi dào.
C. Tuổi thọ trung bình của dân số tăng.
D. Nguồn tích lũy cho tái đầu tư sản xuất giảm
Câu 4. Đặc điểm nổi bật của sông ngòi Nhật Bản là:
A. Ngắn, dốc.
B. Lưu vực sông rộng lớn.
C. Lưu lượng nước nhỏ.
D. Sông đều chảy ra biển.
Câu 5. Đường bờ biển khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh thuận lợi cho Nhật Bản phát triển ngành:
A. du lịch sinh thái biển.
B. giao thông vận tải biển.
C. khai thác khoáng sản biển.
D. nuôi trồng hải sản.
Câu 6. Dân cư Trung Quốc tập trung đông nhất ở vùng:
A. Ven biển và thượng lưu các con sông lớn.
B. Ven biển và hạ lưu các con sông lớn.
C.Ven biển và dọc theo con đường tơ lụa.
D. Phía Tây bắc của miền Đông.
Câu 7. Trung Quốc có nhiều kiểu khí hậu không phải là do:
A. Vị trí địa lí.
B. Quy mô lãnh thổ lớn.
C. Sự phân hóa địa hình đa dạng.
D. Nằm hoàn toàn trong khu vực nội chí tuyến.
Câu 8. Nghành công nghiệp trụ cột trong chính sách công nghiệp mới của Trung Quốc là:
A. Chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất máy bay, xây dựng.
B. Chế tạo máy, điện tử, dệt may, sản xuất ô tô, xây dựng.
C. Chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô, xây dựng.
D. Chế tạo máy, chế biến gỗ, hóa dầu, sản xuất ô tô, xây dựng.
II. TỰ LUẬN
Câu 1 (3 điểm). Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1955 - 1973 là do những nguyên nhân chủ yếu nào?
Câu 2 (3 điểm). Dựa vào hình dưới đây, nhận xét sự phân bố dân cư và đô thị ở Trung Quốc. Giải thích?
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 02
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1.
SGK/71, địa lí 11 cơ bản.
Chọn: B.
Câu 2.
Ý không đúng là: Phần nhỏ dân cư của Nhật Bản sinh sống ở các thành phố ven biển. Đúng phải là: Phần lớn dân cư của Nhật Bản sinh sống ở các thành phố ven biển – nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn.
Chọn: B.
Câu 3.
Do xu hướng già hóa dân số: số người già tăng, số trẻ em sinh ra ít (dự báo đến năm 2025 tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi chỉ còn 11,7%, nên Nhật Bản đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu nguồn lao động).
Chọn: B.
Câu 4.
Do đặc điểm địa hình chủ yếu là đồi núi, hẹp ngang, sông ngòi chủ yếu chảy theo hướng tây bắc đông nam nên sông ngòi Nhật Bản ngắn và dốc.
Chọn: A.
Câu 5.
Đường bờ biển khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh thuận lợi cho Nhật Bản phát triển ngành: giao thông vận tải biển (xây dựng các cảng biển).
Chọn: B.
Câu 6.
Do ven biển và hạ lưu các con sông lớn có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát riển kinh tế nên dân cư Trung Quốc tập trung đông.
Chọn: B.
Câu 7.
Lãnh thổ Trung Quốc kéo dài từ 200B đến 500B. Chỉ có 1 phần nhỏ nằm trong khu vực nội chí tuyến.
Chọn: D.
Câu 8.
SGK/92, địa lí 11 cơ bản.
Chọn: C.
----
-(Để xem nội dung phần còn lại đáp án của Đề thi số 02, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-
3. ĐỀ SỐ 3
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 - TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG - ĐỀ 03
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Vùng kinh tế giàu tài nguyên, công nghiệp phát triển nhưng nông nghiệp còn hạn chế của LB Nga là:
A. vùng Trung ương.
B. vùng Trung tâm đất đen.
C. vùng Uran.
D. vùng Viễn Đông.
Câu 2. Vùng kinh tế quan trọng để nền kinh tế Liên bang Nga hội nhập vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương là:
A. vùng Trung ương.
B. vùng Trung tâm đất đen.
C. vùng U-ran.
D. vùng Viễn Đông.
Câu 3. Ngành công nghiệp chiếm 40% giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản là:
A. công nghiệp chế tạo.
B. sản xuất điện tử.
C. dệt may- da giày.
D. chế biến thực phẩm.
Câu 4. Ngành dệt ở Nhật Bản được khởi nguồn từ thế kỉ bao nhiêu?
A. Thế kỉ XVII.
B. Thế kỉ XVIII.
C. Thế kỉ XIX.
D. Thế kỉ XX.
Câu 5. Các hải cảng lớn của Nhật Bản là:
A. Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Ô-xa-ca.
B. Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Xen-đai.
C. Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Ha-chi-nô-hê.
D. Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Mu-rô-ran.
Câu 6. Nông sản nào sau đây của Trung Quốc có sản lượng đứng hàng đầu trên thế giới?
A. Lạc và mía.
B. Bông và thịt bò.
C. Bông và thịt lợn.
D. Thịt cừu và mía.
Câu 7. Quan hệ hợp tác Việt – Trung hợp tác trên phương châm nào?
A. Sơn thủy, tương liên, lí tưởng tương thông, văn hóa tương đồng, vận mệnh tương quan.
B. Láng giềng đoàn kết, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai.
C. Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai.
D. Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt.
Câu 8. Các dân tộc thiểu số ở Trung Quốc sống tập trung chủ yếu ở:
A. Hải đảo và vùng núi.
B. Vùng núi và biên giới.
C. Sơn nguyên Tây Tạng.
D. Biên giới và hải đảo.
II. TỰ LUẬN
Câu 1 (3 điểm). Ảnh hưởng của đặc điểm dân cư Nhật Bản đối với phát triển kinh tế?
Câu 2 (3 điểm). Trình bày những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên miền Đông Trung Quốc?
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 03
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1.
Vùng kinh tế U-ran là vùng giàu tài nguyên. Công nghiệp phát triển (khai thác kim loại màu, luyện kim, cơ khí, hóa chất, chế biến gỗ, khai thác và chế biến dầu mỏ, khí tự nhiên) nhưng ngành nông nghiệp còn hạn chế do điều kiện tự nhiên khó khăn, chủ yếu địa hình núi cao.
Chọn: C.
Câu 2.
Vùng Viễn Đông là vùng giàu tài nguyên. Phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản, khai thác gỗ, đóng tàu. cơ khí, đánh bắt và chế biến hải sản. Đây là vùng kinh tế sẽ phát triển để hội nhập vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Chọn: D.
Câu 3.
SGK/79, địa lí 11 cơ bản.
Chọn: A.
Câu 4.
SGK/79, địa lí 11 cơ bản.
Chọn: C.
Câu 5.
SGK/80, địa lí 11 cơ bản.
Chọn: A.
Câu 6.
Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, sản phẩm phụ của nông nghiệp nhiều nên bông và thịt lợn là sản phẩm của Trung Quốc có sản lượng đứng hàng đầu trên thế giới.
Chọn: C.
Câu 7.
SGK/95, địa lí 11 cơ bản.
Chọn: C.
Câu 8.
Do tập quán sinh hoạt và canh tác nên Các dân tộc thiểu số ở Trung Quốc sống tập trung ở vùng núi và biên giới.
Chọn: B.
----
-(Để xem nội dung phần còn lại đáp án của Đề thi số 03, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-
4. ĐỀ SỐ 4
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 - TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG - ĐỀ 04
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Nhận xét không chính xác về ngành giao thông vận tải của LB Nga?
A. Có hệ thống giao thông vận tải tương đối phát triển với đủ các loại hình.
B. Đường ô tô đóng vai trò quan trọng trong phát triển vùng đông Xi bia.
C. Có thủ đô Mátcơva nổi tiếng thế giới về hệ thống đường xe điện ngầm.
D. Gần đây nhiều hệ thống đường giao thông được nâng cấp, mở rộng.
Câu 2. Vùng kinh tế lâu đời và phát triển nhất của Liên Bang Nga là:
A. vùng Trung ương.
B. vùng Trung tâm đất đen.
C. vùng U-ran.
D. vùng Viễn Đông.
Câu 3. Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho diện tích trồng lúa gạo của Nhật Bản giảm?
A. Thiên tai khắc nghiệt: động đất, nủi lửa,…
B. Biến đổi khí hậu, nhất là nước biển dâng.
C. Chuyển sang trồng các loại cây khác.
D. Phát triển nông nghiệp quảng canh.
Câu 4. Sản phẩm nào không phải là sản phẩm thuộc ngành công nghiệp chế tạo của Nhật Bản?
A. Tàu biển.
B. Ô tô.
C. Rôbôt.
D. Xe gắn máy.
Câu 5. Nhật Bản đứng thứ bao nhiêu thế giới về vi mạch và chất bán dẫn?
A. Thứ nhất.
B. Thứ hai.
C. Thứ ba.
D. Thứ tư
Câu 6. Biên giới của Trung Quốc với các nước chủ yếu là:
A. núi cao, hoang mạc.
B. sơn nguyên, rừng.
C. núi cao, sơn nguyên.
D. rừng, đồng cỏ.
Câu 7. Sự đa dạng của tự nhiên Trung Quốc được thể hiện qua:
A. sự đa dạng của địa hình và khí hậu.
B. sự đa dạng của sinh vật và khoáng sản.
C. sự khác biệt giữa miền Đông và miền Tây.
D. sự khác biệt giữa miền Bắc và miền Nam.
Câu 8. Hướng nghiêng chính của địa hình Trung Quốc?
A. Tây- Đông.
B. Bắc- Nam.
C. Đông- Tây.
D. Nam- Bắc.
II. TỰ LUẬN
Câu 1 (4 điểm). Ảnh hưởng của vị trí địa lí và tự nhiên nhật bản đối với phát triển kinh tế?
Câu 2 (2 điểm). Dựa vào hình dưới đây, nhận xét và giải thích sự khác nhau về phân bố sản xuất nông nghiệp giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc?
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 04
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1.
SGK/70, địa lí 11 cơ bản.
Chọn: B.
Câu 2.
Vùng kinh tế Trung ương là vùng kinh tế lâu đời, phát triển nhất. Tập trung nhiều ngành công nghiệp. Sản lượng lương thực, thực phẩm lớn. Mát-xcơ-va là trung tâm kinh tế, chính trị, khoa học, du lịch của vùng và cả nước.
Chọn: A.
Câu 3.
SGK/81, địa lí 11 cơ bản.
Chọn: C.
Câu 4.
Rôbôt là sản phẩm của ngành sản xuất điện tử.
Chọn: C.
Câu 5.
SGK/79, địa lí 11 cơ bản.
Chọn: A.
Câu 6.
Biên giới của Trung Quốc với các nước chủ yếu là núi cao, hoang mạc. Ví dụ: dãy Côn Luân, Dãy Himalaya, dãy Thiên Sơn; các hoang mạc như hoang mạc Tacla Macan.
Chọn: A.
Câu 7.
Sự đa dạng của tự nhiên Trung Quốc được thể hiện qua: sự khác biệt (phân hóa) giữa miền Đông và miền Tây về địa hình, khí hậu, khoáng sản, sinh vật, sông ngòi.
Chọn: C.
Câu 8.
Địa hình Trung Quốc cao ở phía Tây, thấp dần về phía Đông.
Chọn: A.
----
-(Để xem nội dung phần còn lại đáp án của Đề thi số 04, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-
5. ĐỀ SỐ 5
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 - TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG - ĐỀ 05
Câu 1: Sản phẩm công nghiệp nào là sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Nhật Bản?
A. Sản phẩm công nghiệp chế biến B. Nguyên liệu công nghiệp
C. Năng lượng: than, khí tự nhiên, dầu mỏ D. Sản phẩm công nghiệp hàng không, vũ trụ
Câu 2: Nền nông nghiệp Nhật Bản phát triển theo hướng:
A. Phát triển nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, hướng ra xuất khẩu
B. Thâm canh ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học – kĩ thuật và công nghệ hiện đại
C. Áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật mới vào sản xuất để tăng năng xuất cây trồng, vật nuôi
D. Ứng dụng khoa học kĩ – thuật, phát triển nhiều giống cây trồng có năng xuất cao, chất lượng tốt
Câu 3: Tỉ lệ gia tăng dân số Trung Quốc năm 2005 là:
A. 1,0% B. 0,9 C. 0,5% D. 0,6%
Câu 4: Giá trị xuất siêu của Liên bang Nga năm 2005 là:
A. 100 tỉ USD B. 125 tỉ USD C. 120 tỉ USD D. 115 tỉ USD
Câu 5: Cho bảng số liệu:
Sản lượng dầu mỏ, thép của Liên Bang Nga thời kì 1992- 2005
(Đơn vị: triệu tấn)
Sản phẩm |
1992 |
1995 |
2001 |
2003 |
2005 |
Dầu mỏ |
399,0 |
305,0 |
340,0 |
400,0 |
470,0 |
Thép |
61,9 |
48,0 |
58,0 |
60,0 |
66,3 |
Nhận xét nào sau đây đúng về sản lượng dầu mỏ và thép của Liên bang Nga:
A. Tình hình sản xuất dẩu mỏ, thép của LB Nga không có sự biến động trong giai đoạn trên
B. Sản lượng thép của nước Nga tăng nhanh còn dầu mỏ có xu hướng giảm
C. Sản lượng dầu mỏ và thép tăng lên nhưng không liên tục
D. Sản lượng dầu mỏ tăng không liên tục còn thép tăng liên tục từ 1992 đến 2005
Câu 6: Trong nông nghiệp, chăn nuôi lợn của nước Nga phát triển mạnh ở vùng:
A. Cao nguyên Trung Xi-bia B. Đồng bằng Đông Âu
C. Đồng bằng Tây Xi-bia D. Vùng Viễn Đông
Câu 7: Nhận xét nào sau đây đúng về đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế Trung ương Liên bang Nga:
A. Phát triển nhiều ngành công nghiệp kĩ thuật cao, hiện đại
B. Là vùng kinh tế phát triển nhanh, cơ cấu công nghiệp đa dạng
C. Vùng kinh tế lâu đời, phát triển nhất. Tập trung nhiều ngành công nghiệp
D. Công nghiệp hóa nhanh với nhiều ngành công nghiệp hiện đại
Câu 8: Ở Liên bang Nga củ cải đường được phân bố ở phía:
A. Nam B. Đông nam C. Tây nam D. Đông bắc
Câu 9: Đảo có dân số đông nhất của Nhật Bản là:
A. đảo Hônsu B. đảo Kiuxiu C. đảo Hôcaiđô D. đảo Xicôcư
Câu 10: Cho bảng số liệu:
Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nhóm nước năm 2004
(Đơn vị: %)
Nhóm nước |
Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế |
||
Khu vực I |
Khu vực II |
Khu vực III |
|
Phát triển |
2,0 |
27,0 |
71,0 |
Đang phát triển |
25,0 |
32,0 |
43,0 |
Để thể hiện cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nhóm nước, ta chọn biểu đồ nào là thích hợp?
A. Biểu đồ miền B. Biểu đồ kết hợp cột, đường
C. Biểu đồ đường D. Biểu đồ tròn
Câu 11: Chiếm khoảng 40% giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản là ngành:
A. Công nghiệp chế tạo B. Công nghiệp điện tử - tin học
C. Công nghiệp sản xuất ô tô, xe gắn máy D. Công nghiệp xây dựng và công trình công cộng
Câu 12: Sản lượng lương thực của Liên bang Nga năm 2005 đạt:
A. 80,5 triệu tấn B. 71,5 triệu tấn C. 78,2 triệu tấn D. 75,2 triệu tấn
Câu 13: Nhận định nào sau đây đúng nhất về quan hệ Nga – Việt trong bối cảnh quốc tế mới?
A. Quan hệ Nga – Việt được hai nước đặc biệt quan tâm vì bối cảnh quốc tế mới hết sức phức tạp
B. Quan hệ Nga – Việt là quan hệ sâu sắc trong bối cảnh quốc tế hiện nay
C. Quan hệ Nga – Việt là quan hệ truyền thống, được hai nước đặc biệt quan tâm
D. Liên bang Nga coi quan hệ Nga – Việt là quan hệ truyền thống vì lợi ích của Liên bang Nga
Câu 14: Khu vực phía Nam của Miền Đông Trung Quốc nổi tiếng về các khoáng sản:
A. Phi kim loại B. Kim loại màu C. Năng lượng D. Kim loại quý hiếm
Câu 15: Nhận định nào sau đây đúng về tài nguyên của miền Tây Trung Quốc?
A. Nguồn thủy năng dồi dào, đất phù sa màu mỡ B. Giàu khoáng sản, thủy điện, rừng, đồng cỏ
C. Đất đai màu mỡ, giàu khoáng sản D. Tài nguyên khoáng sản, rừng phong phú
Câu 16: Trong quá trình phát triển kinh tế, Liên bang Nga gặp phải khó khăn gì?
A. Tình hình chính trị, xã hội bất ổn định B. Thiếu vốn đầu tư, nguồn nguyên nhiên liệu
C. Nợ nước ngoài, lạm phát trầm trọng D. Phân hóa giàu nghèo, nạn chảy máu chất xám
Câu 17: Cho biểu đồ:
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TỈ SUẤT GIA TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊN CỦA NHÓM NƯỚC PHÁT TRIỂN VÀ NHÓM NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN QUA CÁC GIAI ĐOẠN
Nhận xét nào không đúng về tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của hai nhóm nước:
A. Nhìn chung tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của hai nhóm nước có xu hướng giảm
B. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên các nước phát triển chậm
C. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của nhóm nước phát triển thấp hơn nhóm nước đang phát triển
D. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của cả hai nhóm nước hiện nay thấp
Câu 18: Cho bảng số liệu:
Số dân Hoa Kì giai đoạn 1900 – 2005
(Đơn vị: triệu người)
Năm |
1900 |
1920 |
1940 |
1960 |
1980 |
2005 |
Số dân |
76,0 |
105,0 |
132,0 |
179,0 |
227,0 |
296,5 |
Nhận xét nào đúng về dân số Hoa Kì giai đoạn 1900 – 2005:
A. Dân số Hoa Kì giai đoạn 1900 – 2005 ít có sự biến động
B. Dân số Hoa Kì đang có xu hướng già hóa
C. Dân số Hoa Kì hầu như không tăng trong giai đoạn trên
D. Dân số Hoa Kì liên tục tăng từ 1900 - 2005
Câu 19: Trong cơ cấu GDP của Nhật Bản ngành đóng góp vào thu nhâp quốc dân cao nhất là:
A. ngành dịch vụ B. ngành nông nghiệp
C. ngành công nghiệp chế tạo D. ngành công nghiệp
Câu 20: Đặc điểm người Nhật Bản là:
A. chú trọng đầu tư cho giáo dục
B. chú trọng đầu tư phát triển khoa học – kĩ thuật
C. chú trọng đầu tư phát triển các ngành công nghệ cao
D. chú trọng đầu tư phát triển kinh tế tri thức
---- Còn tiếp -------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 05
1 |
A |
11 |
A |
2 |
B |
12 |
C |
3 |
D |
13 |
C |
4 |
C |
14 |
B |
5 |
C |
15 |
B |
6 |
B |
16 |
D |
7 |
C |
17 |
D |
8 |
C |
18 |
D |
9 |
A |
19 |
A |
10 |
D |
20 |
A |
----
-(Để xem nội dung phần còn lại đáp án của Đề thi số 05, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-
Trên đây là 1 phần trích đoạn nội dung tài liệu Bộ 5 Đề thi giữa HK2 môn Địa Lí 11 năm 2021-2022 Trường THPT Quang Trung có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Đề thi minh họa môn Hóa học tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024506 -
Đề thi minh họa môn Tin học tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024163 -
Đề thi minh họa môn Toán tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024241 - Xem thêm