OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA

Bộ 3 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 11 năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Mạc Đĩnh Chi

12/03/2022 945.1 KB 1517 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20220312/721940067329_20220312_135828.pdf?r=5995
ADMICRO/
Banner-Video

Mời các em cùng tham khảo tài liệu Bộ 3 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 11 có đáp án năm 2021-2022 trường THPT Mạc Đĩnh Chi do HỌC247 tổng hợp và dưới đây nhằm giúp các em ôn tâp và nắm vững các dạng đề thi giữa Học kì 2. Chúc các em ôn tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

 

 
 

TRƯỜNG THPT

MẠC ĐĨNH CHI

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2

NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Ngữ văn 11

Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

ĐỀ THI SỐ 1

Câu 1 (3 điểm)

Đọc kĩ văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Chúng ta đang sống trong một thế giới số, nơi mọi hoạt động từ những sinh hoạt thường ngày đến những sự kiện đặc biệt, từ công việc đến vui chơi giải trí, chúng ta đều tự gắn chặt với thế giới số.

F.A (Forever Alone) là một khái niệm ám chỉ những người hướng nội, ít hoặc không có bạn bè, thích tận hưởng cảm giác cô đơn một mình.

Bởi vì rất dễ hiểu, tự thoả hiệp với bản thân bao giờ cũng dễ hơn thoả hiệp với những người khác. Biểu hiện của những người F.A là luôn kêu ca về tình trạng độc thân của mình nhưng lại luôn gắn chặt cuộc sống với môi trường “ảo” internet, bất kể ngày hay đêm, bất kể ngày thường hay lễ tết.

Cuộc sống của chúng ta đang diễn ra trên Facebook, Twitter, Youtube… chúng ta đang tự cô lập mình với thế giới thực, chúng ta đang tự biến mình thành F.A.

Trung bình, hằng ngày mỗi người Việt Nam tiêu tốn 2h đồng hồ vào mạng xã hội, nhưng có lẽ phải nhiều hơn như vậy. Tôi đã từng tự thách thức mình không sử dụng điện thoại, máy tính, internet trong một tuần, và tôi thất bại ở ngày thứ năm. Dường như tôi đã bị phụ thuộc quá nhiều vào những tin nhắn, vào những cuộc gọi, vào những cập nhật về bạn bè, xã hội xung quanh tôi. Tôi “phát điên” khi không biết mọi việc đang diễn ra xung quanh mình như thế nào, ai cần đang cần liên lạc với mình và hơn hết, tôi có cảm giác mình đang bị ‘lãng quên’ khi tôi tách mình ra khỏi thế giới số. Còn bạn thì sao?

Một người bạn Nhật Bản nói với tôi: “Ở Nhật Bản, hầu hết mọi người giao tiếp qua smartphone, từ văn phòng xuống tàu điện ngầm, và thậm chí là ở trong nhà”. Việc này có vẻ như không chỉ xảy ra ở riêng Nhật Bản.

Ở Việt Nam hiện nay, vợ gọi chồng xuống ăn cơm qua Facebook, hai người hẹn nhau đi ăn tối, mỗi người dán mắt vào một cái smartphone, bạn bè hội họp, lại mỗi người ôm khư khư một cái smartphone.

Chúng ta mất dần nhu cầu giao tiếp thực tế. Nếu trẻ con lớn lên trong một môi trường mà nơi đó người ta không có nhu cầu giao tiếp thực tế, chúng sẽ trở thành những người lớn không còn khả năng giao tiếp thực tế.

Điều này đang xảy ra. Càng ngày chúng ta càng giấu mình đằng sau bàn phím và tự đánh mất khả năng giao tiếp của mình. Hằng ngày, thiên hạ kết bạn, tán chuyện với nhau qua các trang mạng xã hội, nhưng lại không thể nói chuyện khi gặp mặt nhau. […]

Khái niệm F.A đã dịch chuyển từ những người cô đơn sang cả những người có đôi, có cặp. Với tình trạng hai người hẹn hò nhau mà mỗi người tự nói chuyện với cái smartphone của mình thì thực ra cũng chẳng khác nào F.A

Nguy hiểm hơn nữa là khi chính người lớn chúng ta làm lây lan tình trạng này sang cho trẻ em. Khi các bậc phụ huynh còn đang mải mê với thế giới riêng của mình và bỏ mặc con cái với những chiếc máy tính bảng thì hoàn toàn dễ hiểu khi con trẻ cũng tự thu mình vào thế giới riêng của chúng. Và điều sau đây hoàn toàn có thể xảy ra: Một thế hệ F.A mới sẽ ra đời thừa kế lại chính hội chứng F.A của cha mẹ chúng.

Vì vậy, các thanh niên hãy thôi phàn nàn hay đề cập đến tình trạng F.A của mình. Gập máy tính lại, tắt điện thoại đi. Hãy giao tiếp nhiều hơn với xã hội và tận hưởng cuộc sống thực tại. Các bạn sẽ hết F.A.

(Dẫn theo http://www.vnexpress.net)

a. Văn bản trên đề cập đến vấn đề gì trong xã hội hiện đại? Đặt tên cho văn bản.

b. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản?

c. Người viết cho rằng: “Gập máy tính lại, tắt điện thoại đi. Hãy giao tiếp nhiều hơn với xã hội và tận hưởng cuộc sống thực tại. Các bạn sẽ hết F.A”. Ý kiến của anh chị?

Câu 2. (7 điểm): Cái mới của thơ Xuân Diệu qua đoạn trích:

“Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ phơ phất

Của yến anh này đây khúc tình si

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi

Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”

(Trích Vội Vàng - Xuân Diệu)

 

-------------HẾT-------------

 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

Câu 1.

a. Văn bản trên đề cập đến vấn đề:

- Trong xã hội hiện đại, tình trạng lạm dụng công nghệ khiến con người ngày càng trở nên cô đơn, mất đi nhu cầu giao tiếp trong cuộc sống thực.

- Có thể đặt tên cho văn bản dựa trên nộu dung được trình bày:

Gợi ý:

+ Công nghệ số và tình trạng FA của con người.

+ Những vấn đề nảy sinh trong thời đại công nghệ.

b.- Phương thức biểu đạt: nghị luận, thuyết minh

c.

- Người viết cho rằng “Gập máy tính lại, tắt điện thoại đi. Hãy giao tiếp nhiều hơn với xã hội và tận hưởng cuộc sống thực tại. Các bạn sẽ hết FA”. Học sinh có thể có các ý kiến khác nhau:

+ Đồng ý: vì cuộc sống thực sinh động, hấp dẫn hơn thế giới ảo.

+ Phản đối: vì xã hội hiện đại không thể thiếu công nghệ. Phát minh công nghệ nâng cao chất lượng sống.

+ Kết hợp cả hai ý kiến trên: Cuộc sống hiện đại cần công nghệ nhưng không nên lạm dụng mà cần có thời gian và cách thức sử dụng hợp lí, hài hòa.

Câu 2.

1. Giới thiệu về Xuân Diệu, bài thơ Vội vàng và vấn đề cần nghị luận.

2. Phân tích

2.1 Giải thích:

- “Cái mới trong thơ”: Những cách tân trong thơ trên hai phương diện nội dung và hình thức.

2.2 Phân tích, bàn luận:

* Cái nhìn mới về thế giới:

- Người xưa chỉ nhìn thiên nhiên để “xúc cảnh sinh tình”

- Đề tài mùa xuân không mới nhưng Xuân Diệu đã phát hiện mùa xuân với cái nhìn mới: “Cái nhìn của Xuân Diệu về thiên nhiên là cái nhìn tình tứ nên thiên nhiên thường hiện ra với vẻ đẹp xuân tình” (SGV Ngữ văn 11 nâng cao), thế giới thiên nhiên quen thuộc trở nên mới lạ, hấp dẫn, mời gọi.

3. Kết thúc vấn đề

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 2

Câu 1: (3 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

“Gươm mài đá, đá nũi cũng mòn,

Voi uống nước, nước sông phải cạn,

Đánh một trận, sạch không kình ngạc,

Đánh hai trận, tan tác chim muông.

Nổi gió to trút sạch lá khô,

Trông tổ kiến phá toang đê vỡ.”

( Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi)

a) Xác định phương thức biểu đạt trong đoạn trích.

b) Xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Câu 2: (7 điểm): Phân tích bài thơ Tràng giang của Huy Cận.

Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài

H.C

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,

Con thuyền xuôi mái nước song song.

Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;

Củi một cành khô lạc mấy dòng.

 

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.

Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.

 

Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng,

Mênh mông không một chuyến đò ngang.

Không cầu gợi chút niềm thân mật

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,

Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa

Lòng quê dợn dợn vời con nước,

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

(Tràng giang – Huy Cận)

 

-------------HẾT-------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

Câu 1: (3,0 điểm)

a) Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

b)

- Biện pháp tu từ: Nói quá: gươm mài đá – đá núi mòn; Voi uống nước - nước sông phải cạn.

- Tác dụng : Đoạn văn khẳng định sức mạnh và ca ngợi sức tiến công như vũ bão của quân ta trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm lựơc.

Câu 2: Phân tích bài thơ Tràng giang của Huy Cận.

MB: Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm. (0,5 điểm)

TB: (6,0 điểm)

1. Nhan đề bài thơ và lời đề từ (0,5 điểm)

a. Nhan đề

- Từ Hán Việt “Tràng giang” (sông dài) => gợi không khí cổ kính.

- Điệp vần “ang”: tạo dư âm vang xa, trầm lắng, mênh mang.

=> Gợi không khí cổ kính, khái quát => nỗi buồn mênh mang, rợn ngợp.

b. Lời đề từ

2. Bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của nhà thơ

a. Khổ 1 ((1,75 điểm)

b. Khổ 2: cảnh có thêm dất, thêm người nhưng càng buồn hơn. (1,75 điểm)

c. Khổ 3 (1,75 điểm)

B. Nghệ thuật. (0,25)

KB: Khái quát lại nội dung,  nghệ thuật của bài thơ. (0,5 điểm)

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 3

Câu 1: (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu dưới:

“Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duyềnh,

ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi…”

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

a) Xác định phương thức biểu đạt trong đoạn trích.

b) Xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó

Câu 2: (7 điểm) Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

 

Gió theo lối gió, mây đường mây

Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?

 

Mơ khách đường xa, khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà?

(Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử)

---------------------HẾT-------------------

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Câu 1: (3, 0 điểm)

a) Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

b)

- Biện pháp tu từ: điệp từ: “buồn trông” (1,5 điểm)

- Tác dụng: nhấn mạnh nỗi buồn của Thúy Kiều. (1,5 điểm)

Câu 2:  Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.

MB: Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm. (0,5 điểm)

TB: (6,0 điểm)

1. Khổ thơ 1: cảnh và người thôn Vĩ (2,0 điểm)

2. Khổ thơ 2: Cảnh sông nước đêm trăng và nỗi lòng của tác giả. (2,0 điểm)

3. Khổ thơ 3. Tâm trạng của nhà thơ. (1,75 điểm)

4.  Nghệ thuật (0,25)

KB: Khái quát lại nội dung,  nghệ thuật của bài thơ. (0,5 điểm)

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 11 năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Mạc Đĩnh Chi. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt!

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF