OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA

Bộ 5 đề ôn tập hè môn Hóa học 11 năm 2021 có đáp án Trường THPT Lý Tự Trọng

05/08/2021 1.05 MB 292 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210805/75844430307_20210805_092638.pdf?r=3908
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo và các em học sinh Bộ 5 đề ôn tập hè môn Hóa học 11 năm 2021 được biên soạn và tổng hợp từ đề thi của Trường THPT Lý Tự Trọng, đề thi gồm có các câu trắc nghiệm với đáp án đi kèm sẽ giúp các em luyện tập, làm quen các dạng đề đồng thời đối chiếu kết quả, đánh giá năng lực bản thân từ đó có kế hoạch học tập phù hợp. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

TRƯỜNG THPT LÝ TỰ TRỌNG

ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021

MÔN HÓA HỌC 11

Thời gian 45 phút

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Trộn lẫn 100 ml dung dịch KOH 1M vơi 50 ml dung dịch H3PO4 1M thì nồng độ mol của muối trong dung dịch thu được là:

A. 0,33M.

B. 0,66M.

C. 0,44M.

D. 1,1M.

Câu 2: Khối lượng dung dịch KOH 8% cần lấy cho tác dụng với 47g K2O để thu được dung dịch KOH 21% là:

A. 354,85g

B. 250 g

C. 320g

D. 400g

Câu 3: Cho 10 ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,5M. Thể tích dung dịch NaOH 1M cần để trung hoà dung dịch axit đã cho là:

A. 10ml.

B. 15ml.

C. 20ml.

D. 25ml.

Câu 4: Trộn 200ml dung dịch HCl 1M với 300 ml dung dịch HCl 2M. Nếu sự pha trộn không làm co giãn thể tích thì dung dịch mới có nồng độ mol là:

A. 1,5M

B. 1,2M

C. 1,6M

D. 0,15M

Câu 5: Trộn 20ml dung dịch HCl 0,05M với 20ml dung dịch H2SO4 0,075M. Nếu coi thể tích sau khi pha trộn bằng tổng thể tích của hai dung dịch đầu thì pH của dung dịch thu được là:

A 1

B. 2

C. 3

D. 1,5

Câu 6: Thể tích dung dịch HCl 0,3M cần để trung hoà 100ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,1M là:

A. 100ml.

B. 150ml

C. 200ml

D. 250ml

Câu 7: Có các dung dịch AlCl3, NaCl, MgCl2, H2SO4. Chỉ được dùng thêm một thuốc thử, thì có thể dùng thêm thuốc thử nào sau đây để nhận biết các dung dịch đó?

A. Dung dịch NaOH.

B. Dung dịch AgNO3.

C. Dung dịch BaCl2.

D. Dung dịch quỳ tím.

Câu 8:Dung dịch A có chứa: Mg2+, Ca2+, 0,2mol Cl-, 0,3mol NO3-. Thêm dần dung dịch Na2CO3 1M vào dung dịch A cho đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất thì dừng lại.Thể tích dung dịch Na2CO3 đã thêm vào dung dịch là

A. 150ml

B. 200ml

C. 250ml

D. 300ml

Câu 9: Có 4 lọ đựng 4 dung dịch Al(NO3)3; NaNO3, Na2CO3; NH4NO3. Nếu chỉ dùng 1 thuốc thử thì có thể dùng chất nào sau đây để nhận biết 4 lọ trên? Giải thích?

A. Dung dịch H2SO4

B. Dung dịch NaCl

C. Dung dịch K2SO4

D. CaCO3

Câu 10: Cho a gam Al tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng thì thu được 0,896 lít hỗn hợp khí X, gồm N2O và NO ở (đktc), tỷ khối của X so với hiđro bằng 18,5. Tìm giá trị của a?

A. 1,98 gam.

B. 1,89 gam

C. 18,9 gam.

D. 19,8 gam.

Câu 11: Cho 30ml dung dịch H2SO4 0,002M vào 20 ml dung dịch Ba(OH)2 0,008M. Sau phản ứng thu được dung dịch X. PH của dung dịch X bằng

A. 7

B. 10,33

C. 1,39

D. 11,6.

Câu 12: Có các dung dịch CuSO4, Cr2(SO4)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, ZnSO4. Chỉ được dùng thêm một thuốc thử để phân biệt được các dung dịch trên. Thuốc thở đó là

A. dd NaOH

B. dd NH3.

C. dd BaCl2.

D. dd HNO3.

Câu 13: Cho 200ml dd hỗn hợp HCl 0,005M và H2SO4 0,0025M tác dụng với 300ml dd KOH, được dd có pH = 12. pH của dd KOH là:

A. 12,36;

B. 12,1;

C. 11,4;

D.12,26

Câu 14: Trộn 250 ml dung dịch KOH 0,01M với 250 ml dung dịch Ba(OH)2 0,005M thu được dung dịch X. pH của dung dịch X bằng

A. 12

B. 13

C. 8

D. 10

Câu 15: Chỉ dùng quỳ tím có thể nhận biết được bao nhiêu trong số các dung dịch: NaOH; HCl; Na2CO3; Ba(OH)2; NH4Cl.

A. 2 dung dịch

B. 3 dung dịch

C. 4 dung dịch

D. 5 dung dịch

Câu 16: Cho các p/ư sau:

a) 4 NH3 + Cu2+ →(Cu(NH3)4)2+

b) 2 NH3 + 3CuO → →N2 + 3Cu + 3 H2O

c) NH3 + H2O + OH-

d) 2 NH3 + FeCl2 + 2 H2O →2NH4Cl + Fe(OH)2

NH3 thể hiện tính bazơ trong p/ư nào?

A. P/ư a và c.

B. P/ư a, c, d

C. P/ư c và d.

D. P/ư a và d.

Câu 17: Hoà tan m gam kim loại Ba vào nước thu được 1,5 lit dung dịch X có pH = 13. Giá trị m là

A. 20,55g

B. 12,825 g.

C. 5,1375g

D. 10,275g

Câu 18: Hidroxit không phải là hidroxit lưỡng tính

A. Pb(OH)2

B. Cu(OH)2

C. Ca(OH)2

D. Zn(OH)2

Câu 19: Cho 6 dung dịch đựng riêng biệt Na2CO3, NH4Cl, KCl, CH3COONa, Na2S, NaHSO4. Số dung dịch có pH> 7 là

A. 1

B. 3.

C. 2.

D. 4.

Câu 20: Chất chất lưỡng tính là?

A. (NH4)2CO3

B. NH4Cl

C. (NH4)2SO4

D. NH4NO3

Câu 21: Có 3 bình, mỗi bình đựng một dung dịch sau: HCl, H2SO3, H2SO4. Có thể nhận biết dung dịch đựng trong mỗi bình bằng phương pháp hóa học với một thuốc thử nào sau đây

A. dung dịch AgNO3

B. dung dịch NaOH

C. dung dịch BaCl2

D. quỳ tím

Câu 22: Có dung dịch axit yếu HNO2. Khi hòa tan 1 ít tinh thể NaNO2 vào thì

A. độ điện li α của HNO2 giảm.

B. hằng số phân li Kc của HNO2 tăng.

C. hằng số phân li Kc của HNO2 giảm.

D. độ điện li α của HNO2 tăng.

Câu 23: Cho 1 giọt quỳ tím lần lượt vào từng dung dịch các muối có cùng nồng dộ 0,1M sau : NH4Cl (1), Al2(SO4)3 (2), K2CO3 (3), KNO3 (4) dung dịch có xuất hiện màu đỏ là ?

A. (1), (4).

B. (3), (4).

C. (1), (2).

D. (1), (3).

Câu 24: Một dung dịch chứa các ion sau Fe2+, Mg2+, H+, K+, Cl-, Ba2+. Muốn tách được nhiều ion ra khỏi dung dịch nhất mà không đưa thêm ion lạ vào dung dịch, ta có thể cho dung dịch đó tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch nào sau ?

A. K2SO3.

B. Na2CO3.

C. K2SO4 .

D. Ba(OH)2.

Câu 25: Nhóm các ion nào dưới đây có thể tồn tại đồng thời trong cùng một dung dịch

A. Cu2+, Cl-, Na+, OH-, NO3-

B. Na+, Ca2+, NO3-, Fe3+, Cl-

C. Fe2+, K+, NO3-, OH-, NH4+.

D. NH4+, CO32-, HCO3-, OH-, Al3+

Câu 26: Trong các dung dịch có cùng nồng độ sau, dung dịch nào dẫn điện tốt nhất

A. K2S

B. H2SO4

C. NaOH

D. (NH4)3PO4.

Câu 27: Nhóm chất nào sau đây đều bị thủy phân trong nước?

A. Na3PO4, Ba(NO3)2, FeCl3, KCl.

B. AlCl3, (NH4)3PO4, K2SO3, CH3COOK.

C. K2S, KHS, K2SO4, KHSO3.

D. Mg(NO3)2, BaCl2, K2HPO4, NaNO3.

Câu 28: Theo định nghĩa mới về axit bazơ của Bronstet trong các ion Na+, NH4+, CO32ֿ, S2ֿ, HSO4ֿ HCO32- Clֿ . Số ion là axit là

A. 2.

B. 4.

C. 3.

D. 1

Câu 29: Cho các cặp chất sau Na2CO2 và BaCl2 (I); (NH4)2CO3 và Ba(NO3)2 (II); Ba(HCO3)2 và K2CO3 (III); BaCl2 và MgCO3 (IV). Những cặp chất khi phản ứng với nhau có cùng phương trình ion thu gọn là

A. (II), (III), (IV).

B. (I), (III), (IV).

C. (I), (II), (III).

D. (I), (II), (IV).

Câu 30: Một dung dịch có [OH-] = 2,5.10-10M. Môi trường của dung dịch là ?

A. Kiềm

B. Trung tính

C. Axít.

D. Không xác định được

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1A

2A

3C

4C

5A

6A

7A

8C

9A

10A

11D

12B

13A

14A

15D

16C

17D

18C

19B

20A

21C

22A

23C

24A

25B

26D

27B

28A

29C

30D


ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Tính pH của dung dịch Ba(OH)2 0,005 M

A. 10

B. 4

C. 2.

D. 12

Câu 2: Sắp xếp các dung dịch sau: H2SO4 (1), CH3COOH (2), KNO3 (3), Na2CO3 (4) ( có cùng nồng độ mol) theo thứ tự độ pH tăng dần :

A. (1) < (2) < (3) < (4).

B. (1) < (3) < (2) < (4).

C. (4) < (3) < (2) < (1)

D. (2) < (3) < (4) < (1)

Câu 3: Al(OH)3 là hiđroxit lưỡng tính lên có thể tác dụng với nhóm chất nào sau đây?

A. H2SO4, H2CO3.

B. Ba(OH)2, H2SO4.

C. Ba(OH)2, NH4OH.

D. H2SO4, NH4OH .

Câu 4: Cho hỗn hợp gồm ba kim loại A, B, C có khối lượng 2,17g tác dụng hết với dung dịch HCl tạo ra 1,68 lít khí H2 ( đktc). Khối lượng muối clorua trong dung dịch sau phản ứng là:

A. 7,549g

B. 7,594g

C. 7,495g

D. 7,945g

Câu 5: Dung dịch A chứa 3 ion Fe3+, Cl-, SO42-. Nếu cô cạn dung dịch A và làm khan thì thu được bao nhiêu loại muối?

A. 3.

B. 4.

C. 2.

D. 1.

Câu 6: Dung dịch HCOOH 0,46% (d = 1g/ml) có pH = 3. Độ điện li của dung dịch là

A. 4%

B. 3%

C. 2%

D. 1%

Câu 7: Theo định nghĩa axit, bazo của Pronstet thì

A. axit là những chất có vị chua.

B. axit là những chất có thể nhường proton H+.

C. axit là những chất có thể nhận cặp electron tự do.

D. axit là những chất trong nước có thể phân li ra proton H+ .

Câu 8: Pha dung dịch gồm NaHCO3 và NaHSO4 theo tỉ lệ mol 1:1 sau đó đun nhẹ để đuổi hết khí thu được dung dịch có

A. pH = 14

B. pH = 7

C. pH < 7

D. pH > 7

Câu 9: Nhóm các chất nào dưới đây chỉ gồm các chất điện li mạnh

A. CaCl2; CuSO4; H2SO4; H2S.

B. HNO3; Ca(NO3)2; CaCl2; H3PO4.

C. KCl; NaOH; Ba(NO3)2; Na2SO4 .

D. HCl; BaCl2; NH3; CH3COOH

Câu 10: Dung dịch NH3 0,1M có Kb = 1,8. 10-5. pH của dung dịch NH3 là

A. 10,125

B. 2,875

C. 3,875

D. 11,125

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 28 của đề thi số 2 của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1D

2A

3B

4C

5C

6D

7B

8B

9C

10D

11B

12A

13C

14A

15D

16B

17D

18B

19D

20C

21C

22B

23D

24B

25D

26C

27D

28A

   
 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Phương trình điện li nào sau đây không đúng?

A. HCl → H+ + Cl-

B. CH3COOH ⇌ CH3COO- + H+

C. H3PO4 → 3H+ + PO43-

D. Na3PO4 → 3Na+ + PO43-

Câu 2: Phương trình điện li nào sau đây viết đúng?

A. H2SO4 ⇌ H+ + HSO4-

B. H2CO3 ⇌ 2H+ + HCO3-

C. H2SO3 → 2H+ + SO32-

D. Na2S ⇌ 2Na+ + S2-

Câu 3: Các chất dẫn điện là

A. KCL nóng chảy, dung dịch NaOH, dung dịch HNO3.

B. Dung dịch glucozơ, dung dịch ancol etylic, glixerol.

C. KCL rắn khan, NaOH rắn khan, kim cương.

D. Khí HCl, khí NO, khí O3.

Câu 4: Dãy các chất đều là chất điện li mạnh là

A. KOH, NaCl, H2CO3.

B. Na2S, Mg(OH)2 , HCl.

C. HClO, NaNO3, Ca(OH)3.

D. HCl, Fe(NO3)3, Ba(OH)2.

Câu 5: Trong dung dịch CH3COOH 0,043M, cứ 100 phân tử hòa tan có 2 phân tử phân li thành ion. Nồng độ của ion H+ là

A. 0,001M.

B. 0,086M.

C. 0,00086M.

D. 0,043M.

Câu 6: Trộn 200 ml dung dịch chứa 12 gam MgSO4 với 300 ml dung dịch chứa 34,2 gam Al2(SO4)3thu được dung dịch X. Nồng độ ion SO42- trong X là

A. 0,2M.

B. 0,8M.

C. 0,6M.

D. 0,4M.

Câu 7: Trộn 400 ml dung dịch Fe2(SO4)3 0,2M với 100 ml dung dịch FeCl3 0,3m thu được dung dịch Y. Nồng độ ion Fe3+ trong Y là

A. 0.38M.

B. 0,22M.

C. 0,19M.

D. 0,11M.

Câu 8: Một dung dịch chứa các ion: Cu2+ (0,02 mol), K+ (0,10 mol), NO3- (0,05 mol) và SO42- (x mol). Giá trị của x là

A. 0,050.

B. 0.070.

C. 0,030.

D. 0,045.

Câu 9: Một dung dịch chứa Mg2+ (0,02 mol), K+ (0,03 mol) , Cl- (0,04 mol) và ion Z (y mol). Ion Z và giá trị của y là

A. NO3- (0,03).

B. CO32- (0,015).

C. SO42- (0,01).

D. NH4+ (0,01)

Câu 10: Dung dịch X gồm: 0,09 mol Cl-, 0,04 mol Na+, a mol Fe3+ và b mol SO42-. Khi cô cạn X thu được 7,715 gam muối khan. Giá trị của a và b lần lượt là

A. 0.05 và 0,05.

B. 0,03 và 0,02.

C. 0,07 và 0,08.

D. 0,018 và 0,027.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 20 của đề thi số 3 của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1C

2B

3A

4D

5C

6B

7A

8D

9A

10D

11D

12B

13B

14A

15D

16C

17B

18B

19C

20B

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Các dung dịch axit, bazơ, muối dẫn điện được là do trong dung dịch của chúng có các

A. ion trái dấu.            B. anion (ion âm).       C. cation (ion dương).                        D. chất.

Câu 2: Nước đóng vai trò gì trong quá trình điện li các chất tan trong nước?

A. Môi trường điện li.                                     B. Dung môi không phân cực.

C. Dung môi phân cực.                                   D. Tạo liên kết hiđro với các chất tan.

Câu 3: Chọn phát biểu sai:

A. Chỉ có hợp chất ion mới có thể điện li được trong nước.

B. Chất điện li phân li thành ion khi tan vào nước hoặc nóng chảy.

C. Sự điện li của chất điện li yếu là thuận nghịch.

D. Nước là dung môi phân cực, có vai trò quan trọng trong quá trình điện li.

Câu 4: Dung dịch nào sau đây có khả năng dẫn điện?

A. Dung dịch đường.                                      C. Dung dịch rượu.

B. Dung dịch muối ăn.                                    D. Dung dịch benzen trong ancol.

Câu 5: Dung dịch chất nào sau đây không dẫn điện được?

A. HCl trong C6H6 (benzen).                          C. Ca(OH)2 trong nước.

B. CH3COONa trong nước.                           D. NaHSO4 trong nước.

Câu 6: Chất nào sau đây không dẫn điện được?

A. KCl rắn, khan.                                            C. CaCl2 nóng chảy.

B. NaOH nóng chảy.                                      D. HBr hòa tan trong nước.

Câu 7: Câu nào sau đây đúng khi nói về sự điện li?

A. Sự điện li là sự hòa tan một chất vào nước thành dung dịch.

B. Sự điện li là sự phân li một chất dưới tác dụng của dòng điện.

C. Sự điện li là sự phân li một chất thành ion dương và ion âm khi chất đó tan trong nước hay ở trạng thái nóng chảy.

D. Sự điện li thực chất là quá trình oxi hóa - khử.

Câu 8: Chất nào dưới đây không phân li ra ion khi hòa tan trong nước?

A. MgCl2.                          B. HClO3.                   C. Ba(OH)2.                D. C6H12O6 (glucozơ).

Câu 9: Dãy chất nào sau đây, trong nước đều là chất điện li mạnh?

A. H2SO4, Cu(NO3)2, CaCl2, H2S.                  B. HCl, H3PO4, Fe(NO3)3, NaOH.

C. HNO3, CH3COOH, BaCl2, KOH.                         D. H2SO4, MgCl2, Al2(SO4)3, Ba(OH)2.

Câu 10: Dãy nào dưới dây chỉ gồm chất điện li mạnh?

A. HBr, Na2S, Mg(OH)2, Na2CO3.                                     

C. HNO3, H2SO4, KOH, K2SiO3.

B. H2SO4, NaOH, NaCl, HF.                        

D. Ca(OH)2, KOH, CH3COOH, NaCl.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 4 của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Đối với dung dịch axit yếu CH3COOH 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá   nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng?

A. [H+] = 0,10M.                                            B. [H+] < [CH3COO-].           

C. [H+] > [CH3COO-].                                    D. [H+] < 0,10M.

Câu 2: Đối với dung dịch axit mạnh HNO3 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng?

A. [H+] = 0,10M.                                            C. [H+] > [NO3-].

B. [H+] < [NO3-].                                             D. [H+] < 0,10M.

Câu 3: Muối nào sau đây là muối axit? 

A. NH4NO3.                B. Na3PO4.                  C. Ca(HCO3)2.            D. CH3COOK. 

Câu 4: Cho các muối sau: NaHSO4, NaHCO3, Na2SO4, Fe(NO3)2. Số muối thuộc loại muối axit là

A. 0.                                        B. 1.                            C. 2.                            D. 3.

Câu 5: Dãy gồm các axit 2 nấc là:

A. HCl, H2SO4, H2S, CH3COOH.                 B. H2CO3, H2SO3, H3PO4, HNO3.

C. H2SO4, H2SO3, HF, HNO3.                      D. H2S, H2SO4, H2CO3, H2SO3.

Câu 6: Trong dung dịch H3PO4 (bỏ qua sự phân li của H2O) chứa bao nhiêu loại ion?

A. 2.                            B. 3.                            C. 4.                                        D. 5.

Câu 7: Đặc điểm phân li Zn(OH)2 trong nước là

A. theo kiểu bazơ.                                           B. vừa theo kiểu axit vừa theo kiểu bazơ.

C. theo kiểu axit.                                            D. vì là bazơ yếu nên không phân li.

Câu 8: Đặc điểm phân li Al(OH)3 trong nước là

A. theo kiểu bazơ.                                           B. vừa theo kiểu axit vừa theo kiểu bazơ.

C. theo kiểu axit.                                            D. vì là bazơ yếu nên không phân li.

Câu 9: Chất nào dưới đây là chất lưỡng tính?

A. Fe(OH)3.                B. Al.                                      C. Zn(OH)2.                D. CuSO4

Câu 10: Hợp chất nào sau đây có tính lưỡng tính?

A. Al(OH)3.                B. Ba(OH)2.                C. Fe(OH)2.                D. Cr(OH)2.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 5 của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề ôn tập hè môn Hóa học 11 năm 2021 có đáp án Trường THPT Lý Tự Trọng. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

ADMICRO
NONE
OFF