OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 5 đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Tin học lớp 11 có đáp án năm 2017

25/07/2017 989.92 KB 35208 lượt xem 117 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2017/20170725/395750271192_20170725_090350.pdf?r=2652
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Với mục đích phục vụ tài liệu tham khảo cho quý thầy cô bộ môn Tin học và các em học sinh lớp 11 tham khảo ôn tập trước đợt kiểm tra sắp diễn ra, Hoc247 đã sưu tầm và biên tập Bộ đề gồm 5 đề kiểm tra 1 tiết môn Tin học lớp 11 học kì 1. Mỗi đề thi con đều có kèm theo đáp án để dễ dàng cho các bạn tham khảo. Hi vọng đây là tài liệu hữu ích cho quý thầy cô và các em học sinh. Mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo.

 

 
 

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT NĂM HỌC 2016 - 2017

MÔN:  TIN HỌC 11

ĐỀ SỐ 1

Thời gian: 45 phút

(Gồm: 24 câu trắc nghiệm, 2 câu tự luận)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM () Chọn đáp án đúng                  

Câu 1. Câu lệnh nào sau đây là đúng?

       A. if a = 5 then a = d + 1 else a = d + 2;                B. if a: = 5 then a := d + 1 else a := d + 2;

       C. if a = 5 then a := d + 1; else a := d + 2;             D. if a = 5 then a := d + 1 else a := d + 2;

Câu 2. Trong pascal, để nhập dữ liệu từ bàn phím ta sử dụng thủ tục:

       A. write(< danh sách các biến >);                          B. writeln(< danh sách các biến >);

       C. read(< danh sách các biến >);                            D. real(< danh sách các biến >);

Câu 3. Trong ngôn ngữ lập trình Pascal , từ khóa CONST dùng để:

       A. Khai báo thư viện;                                           B. Khai báo hằng.            

       C. Khai báo tên chương trình;                               D. Khai báo biến ;            

Câu 4. Hãy cho biết đoạn chương trình sau có mấy lỗi?

Var  x, y : integer ; kq:boolean;

Begin

X:=3; y:=2;

If x > y then kq = true ; else kq := false;

      end.

       A. 5                                    B. 3                                C. 4                                 D. 2

Câu 5. Muốn kiểm tra 2 giá trị của A và B có khác nhau hay không ta viết câu lệnh If như thế nào cho đúng?

       A.  If A>B.  If A!=B then…          

       C.  If A B then…                                                    D.  If A<>B then…        

Câu 6. Một ngôn ngữ lập trình có những thành phần nào?

       A. Bảng chữ cái và ngữ nghĩa;                               B. Bảng chữ cái và cú pháp ;

       C. Cú pháp và ngữ nghĩa .                                      D. Bảng chữ cái ,cú pháp và ngữ nghĩa;

Câu 7. Các biểu diễn của phép toán số học với số nguyên trong Pascal là:

       A. +, - , * , div , mod                                              B. +, - , x , :

       C. + , - , * , / , div , mod                                         D. +, -, * , /

Câu 8. Để khai báo biến A là kiểu kí tự, ta chọn cách khai báo:

       A. var A : char;                B. var A : boolean;         C. var : A boolean;        D. var : A char;

Câu 9. Các kiểu dữ liệu nào dưới đây thuộc kiểu dữ liệu số nguyên?

       A. char, byte, word, boolean                                 B. real, byte, word, boolean

       C. real, longint, word, boolean                              D. byte, integer, word, longint

Câu 10. Cú pháp khai báo cấu trúc lặp dạng tiến với số lần biết trước là

       A. For < biến đếm > := < giá trị đầu >  Downto  < giá trị cuối > Do < câu lệnh >;

       B. For < biến đếm > := < giá trị cuối >  Downto < giá trị đầu > Do  < câu lệnh >;

       C. For < biến đếm > := < giá trị cuối >  To < giá trị đầu > Do < câu lệnh >;

       D. For < biến đếm > := < giá trị dầu >  To < giá trị cuối > Do < câu lệnh >;

Câu 11. Trong ngôn ngữ lập trình ,hằng là:

       A. Một biểu thức số học;

       B. Một giá trị xác định;

       C. Là đại lượng có giá trị không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.

       D. Một biểu thức logic;

Câu 12. Trong một ngôn ngữ lập trình ,bảng chữ cái là

       A. Tập các kí tự được dùng để viết chương trình;

       B. Tập các kí tự không được phép dùng để viết chương trình;

       C. Tập các kí tự trong bảng mã ASCII;

       D. Tập các kí tự trong ngôn ngữ tự nhiên.

Câu 13. Trong Turbo Pascal, để thực hiện chương trình, ta nhấn:

       A. Tổ hợp phím Ctrl+F9                                         B. Phím F9                    

       C. Tổ hợp phím Shift+F9                                       D. Tổ hợp phím Alt+F9

Câu 14. Cấu trúc tổng quát của một chương trình gồm:

       A. Khai báo hằng và khai báo biến;                    B. Phần thân chương trình và các chú thích

       C. Phần khai báo và phần thân chương trình;     D. Phần khai báo biến và các câu lệnh;

Câu 15. Cú pháp biểu diễn cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu là:

       A. If < điều kiện > then ;                                                                

       B. IIf < điều kiện > then ;

       C. If < điều kiện > ; then < câu lệnh >                                                             

       D. If < điều kiện > then < câu lệnh > else < câu lệnh >;

Câu 16. Biểu diễn phép toán quan hệ lớn hơn hoặc bằng là:

       A. =>                             B. >  or =                      C. \(\geq\)                            D. >=

Câu 17. Danh sách các biến là một hoặc nhiều tên biến , các biến phân cách nhau bởi:

       A. Dấu chấm phẩy(;);      B. Dấu chấm(.);             C. Dấu hai chấm(:).       D. Dấu phẩy(,);

Câu 18. Trong pascal, câu lệnh gán có dạng:

       A. < tên biến > =: < biểu thức >;                            B. < biểu thức > = : < biến >;

       C. < tên biến > := < biểu thức >                             D. < tên biến > : = < biểu thức >;

Câu 19. Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, từ khóa PROGRAM dùng để:

       A. Khai báo tên chương trình;                               B. Khai báo thư viện;

       C. Khai báo biến ;                                                 D. Khai báo hằng.            

Câu 20. Trong Pascal, biểu thức (20 div 3 + 18 mod 4) bằng:

       A. 8                   B. 6                  C. 10                  D. 7

Câu 21: Hãy chọn phương án sai.

Cần phải có ngôn ngữ lập trình vì:

A. Máy tính chưa có khả năng hiểu được ngôn ngữ tự nhiện;

B. Ngôn ngữ máy thường quá phức tạp đối với con người;

C. Ngôn ngữ bậc cao là ngôn ngữ không gần với ngôn ngữ tự nhiên

D. Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ trung gian giữa ngôn ngữ tự nhiên và ngôn ngữ máy          

Câu 22: Hãy viết biểu thức sqrt(z+sqrt(u+sqrt(v))) dươí dạng biểu thức toán học

      A. \(\sqrt{z+\sqrt{u+v}}\)

      B. \(\sqrt{z+\sqrt{u}+\sqrt{v}}\)

      C. \(\sqrt{z}+\sqrt{u}+\sqrt{v}\)

      D. \(\sqrt{z+u+v}\)

Câu 23: Cho biết màn hình xuất hiện như thế nào với đoạn chương trình sau:

        For i:=1 to 10 do

            If  i mod 2 = 0 then write(i,’ ‘);

A. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10            B. 1 3 5 7 9                    C. 1 2 3 4 5                   D. 2 4 6 8 10

Câu 24: Trong khai báo dưới đây bộ nhớ sẽ cấp phát cho các biến tổng cộng là bao nhiêu byte?

Var x,y,z : Integer; c,h: Char; ok: Boolean;

A. 12                                    B. 10                               C. 9                             D. 11

II.PHẦN TỰ LUẬN(4đ)

Câu 1: (2 điểm) Viết chương trình tính tổng sau:

\(S=\begin{cases}X+Y & nếu \space X>Y\\|X-Y| & trong \space trường \space hợp \space ngược \space lại\end{cases}\)

Với X,Y là 2 số nguyên dương

Câu 2: Anh Nam gửi ngân hàng số tiền là Gui đồng với lãi suất 0,18% mỗi tháng. Hỏi sau bao nhiêu tháng thì anh Nam rút được Rut đồng? Biết lãi suất được cộng vào vốn.

Viết chương trình giải bài toán trên.

--------HẾT--------

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I - TRẮC NGHIỆM

 

CÂU

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

ĐÁP ÁN

D

C

B

D

D

D

C

A

D

D

C

B

CÂU

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

ĐÁP ÁN

A

C

A

D

D

D

A

A

C

A

D

C

II - TỰ LUẬN:

Câu

Yêu cầu

Mức điểm

Tổng

1

Program bai1;

Var X,Y,S:integer;

Begin

Writeln(‘Nhap X, Y’);

Readln(X,Y);

If X>Y then S:=X+Y else

S:= abs(X-Y);

Writeln(‘Tong la:’,S:4);

Readln

End.

 

0.25

 

0.5

 

1

 

0.25

2

2

Program tien_lai;

Const lai=0,018;

Var thang: integer;

       Goc;gui, rut: real;

Begin

Writeln(‘Nhap tien gui:’);

Readln(gui);

Goc:=gui;

Writeln(‘So tien rut ve:’);

Readln(rut);

Thang:=0;

While gui

       Begin

       Gui:=gui+gui*lai;

       Thang:=thang+1;

       End;

Write(‘can’, thang, ‘thang de rut duoc so tien tren’);

Readln

End.

0.25

 

 

 

 

0.5

 

 

 

 

 

1.0

 

 

 

 

0.25

2

 

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT NĂM HỌC 2016 - 2017

MÔN:  TIN HỌC 11

ĐỀ SỐ 2

Thời gian: 45 phút

(Gồm: 40 câu trắc nghiệm)

Câu 1:  Cho biểu thức A: = 3*abs(x-y) + sqr(x+1)*2, khi x, y lần lượt nhận giá trị 4; 2 thì kết quả thu được là:

          A.  56                               B.  6 + 2                        C.  58                               D.  12 + 2

Câu 2:  Trong các từ sau, từ nào là từ khóa trong pascal?

          A.  Writeln                        B.  Sqr                           C.  Readln                         D.  Const

Câu 3:  Cú pháp nào sau đây đúng cho câu lệnh While..do

          A.  While( điều kiện ) do < câu lệnh >;                     B.  While <điều kiện> do ;

          C. While < điều kiện > : do < câu lệnh >;                 D.  While < điều kiện > := < câu lệnh >;

Câu 4:  Cho biểu thức S:= 10 mod 2 * 2 + 12 div 5, thì kết quả của S là: 

          A.  3.                                  B.  2.                                  C.  4.                                   D.  12.

Câu 5:  Cho hai biến x,y thoả 100  x,y  150 khi S = x*y thì S khai báo như thế nào là ít tốn bộ nhớ nhất?

          A.  Var s: byte;                  B.  Var s: longint;            

          C.  Var s: real;                   D.  Var s: integer;

Câu 6:  N:=5;   x:=0;  For i:=1 to N do If ( i mod 2=0) then    x:=x+1;    Write(x); Kết quả là :

          A.  0                                   B.  2                                   C.  4                                   D.  6

Câu 7:  Cho x là biến thực đã được gán giá trị 15.1234. Để hiện lên màn hình “x=15.12” cần chọn lệnh nào sau đây ?

          A.  Writeln(‘x=’ ,:5:2);                                              B.  Writeln(x:5);              

          C.  Writeln(‘x=’,x:5:2);                                            D.  Writeln(x);

Câu 8:  T:= 0;  FOR i:= 100 TO 999 DO  IF (i MOD 2 < > 0) AND (i MOD 3 = 0) THEN T := T + i; Đoạn CT trên dùng để:

          A.  Tính tổng tất cả các số có 3 chữ số là số chẵn và chia hết cho 3. 

B.  Tính tổng tất cả các số lẻ có 3 chữ số.               

C.  Tính tổng tất cả các số có 3 chữ số là số lẻ và chia hết cho 3.       

D.  Tính tổng tất cả các số tự nhiên có 3 chữ số.

Câu 9:  Cho hai biến nguyên x,y thoả 10  x,y  15 khi S = x/y thì S khai báo như thế nào là tốt nhất?

          A.  Var s: real;                 B.  Var s: longint;            

          C.  Var s: word;                D.  Var s: integer;

Câu 10:  Cho hai giá trị  X  là số nguyên, Y là số  thực: Thủ tục nào sau đây là đúng trong pascal?

          A.  Writeln(X:8:2, Y:8);                                          B.  Writeln(X:8, Y: 2:10;  

          C.  Writeln(X:8, Y:10:2);                                        D  Writeln(X:8:2, Y:10:2);

Câu 11:  Cho biểu thức A: = 5*sqr(x-y) - sqrt(x+1)/2, khi x,y lần lượt nhận giá trị 3; 2 thì kết quả thu được là?

          A.  7                         B.  6                      C.  4                         D.  2

Câu 12:  Từ biểu thức pascal  (abs(3*x)-4*cos(2*x))/(3*sqrt(x+2)) hãy chuyển về biểu thức trong toán học:         

 

         A. \(\frac{abs|3x|-4cos2x}{3\sqrt{x+2}}\)           B. \(\frac{|3x|-4cos2x}{3}\sqrt{x+2}\)      

         C. \(\frac{|3x|-4cos2x}{3(x+2)^2}\)              D. \(\frac{|3x|-4cos2x}{3\sqrt{x+2}}\)

Câu 13:  Cho đoạn CT: Kq:=0; For i:=1 to 5 do  Kq:=Kq*i;  Kết quả sau khi chạy là :

          A.  60.                     B.  0.                      C.  120.                 D.  20.

Câu 14:  Cho biểu thức A: = 3*abs(3*x-y) + sqr(x-1)*2, khi x,y lần lượt nhận giá trị 3; 5 thì kết quả thu được là:

          A.  48 + 2                B.  20                       C.  54                  D.  12 + 2

Câu 15:  S := 0 ; i:= 0; m:= 4; WHILE i < = m DO BEGIN i := i + 1;S:= S + i; END; Cho kết quả:

          A.  S= 4                  B.  S= 10                  C.  S = 6              D.  S= 15

Câu 16:  Cú pháp khai báo cấu trúc lặp dạng tiến với số lần lặp biết trước:

          A.  for < biến đếm > := < giá trị cuối > downto < giá trị đầu > < câu lệnh >;

          B.  for < biến đếm > := < giá trị đầu > to < giá trị cuối > < câu lệnh >;          

          C.  for < biến đếm > := < giá trị cuối > downto do < câu lệnh >;    

          D.  for < biến đếm > := < giá trị đầu > to < giá trị cuối > do < câu lệnh >;

Câu 17:  Cho đoạn lệnh: K:=10; While (K>5) do K:=K-2; Write(K);  Kết quả xuất ra màn hình là:

          A.  4                                   B.  10  5                            

          C.  5                                   D.  10  9  8  7  6  5

Câu 18:  Để đưa giá trị  hai biến x,y ra màn hình ta sử dụng thủ tục nào sau đây trong pascal?

          A.  Write(x;y);                   B.  Read(x;y);                   

          C.  Readln(x,y);                 D.  Writeln(x,y);

Câu 19:  a:= 2; while a<15 do a:=a*3;  write( ‘a=’, a); Giá trị  a sau khi chạy CT là:

          A.  18                                B.  6                                   C.  12                                 D.  8

Câu 20:  Với lệnh nào sau đây dùng để in giá trị M(M kiểu số thực) ra màn hình với độ rộng là 5 và có 2 chữ số phần thập phân ?

          A.  Write(M:5:2);           B.  Writeln(M:2);             

          C.  Write(M:5);              D.  Writeln(M:2:5);

Câu 21:  Cho đoạn CT: x:=2; y:=3; IF x > y THEN F:= 2*x – y ELSE IF x=y THEN F:= 2*x ELSE F:= x*x + y*y; Sau khi thực hiện CT, giá trị  F là:

          A.  F=13.                          B.  Không xác định           C.  F =1.                             D.  F=4.

Câu 22:  Cho biết đoạn chương trình trên thực hiện tính tổng gì? S := 1; FOR i := 2 TO 10  DO S := S + 1 / i;

          A.  Tính tổng: \(S=1+\frac{1}{2}+\frac{1}{3}+...+\frac{1}{10}\)                     

          B.  Tính tổng: \(S=1+\frac{1}{2}+\frac{1}{4}+...+\frac{1}{10}\)                    

          C.  Tính tổng: \(S=\frac{1}{2}+\frac{1}{3}+...+\frac{1}{10}\)                         

          D.  Tính tổng: \(S=1+2+3+...+10\)

Câu 23:  Cho biểu thức trong toán như sau: \(2sin(x^2+1)-4\sqrt{x+2}\), hãy biểu diễn biểu thức trên bằng ngôn ngữ lập trình pascal:

          A.  2*sin(x*x +1) – 4* sqr(x+2);                              

          B.  2sin(x*x + 1) – 4sqrt(x+2);                                 

          C.  2*sin(sqrt(x) + 1) – 4*sqr(x+2);                        

          D.  2*sin(sqr(x) + 1) – 4 * sqrt(x+2);

Câu 24:  Biểu diễn nào sau đây không phải là biểu diễn hằng trong pascal?

          A.  ‘hello’                           B.  12A                              C.  ‘20,5’                            D.  123

Câu 25:  Câu lệnh nào sau đây là đúng trong pascal?

          A.  X = A+ B;                                                           B.  Writeln(‘X=’; A+B);    

          C.  Writeln(‘X= A+ B’);                                             D.  X:= 2(A- B);

Câu 26:  Trong Turbo Pascal, tên là một dãy liên tiếp không quá bao nhiêu ký tự?

          A.  127.                    B.  225.                    C.  177.                    D.  255.

Câu 27:  Chọn câu đúng trong các câu sau:

          A.  Kiểu  Integer chiếm bộ nhớ 6 byte và phạm vi giá trị từ  -216 đến 216-1       

          B.  Kiểu longint chiếm bộ nhớ 4 byte và phạm vi giá trị từ  -231 đến 231-1          

          C.  Kiểu char chiếm bộ nhớ 2 byte và bao gồm 256 kí tự trong bộ mã ASCII    

          D.  Kiểu Real chiếm bộ nhớ 6 byte và phạm vi giá trị từ  0 đến 216 -1

Câu 28:  Cho s,i,n là số nguyên dương. Câu lệnh tính   s=n!   là:

          A.  s:=1; For i:=1 To n Do s:=s*i;                           B.  s:=0; For i:=1 To n Do s:=s*i;      

          C.  s:=1; For i:=1 To n Do s:=s*n;                             D.  s:=1; For i:=1 To n Do s:=s+i;

Câu 29:  Trong Pascal, từ khoá nào dùng để khai báo biến ?

          A.  Uses                             B.  Program                      C.  Var                               D.  Const

Câu 30:  Trong pascal cho đoạn chương trình :    Begin X:=2; Y:= X-2;  X:= 2*X-3;Y:=Y-X; End; Hỏi kết quả cuối cùng của X, Y sau khi thực hiện đoạn chương trình trên là bao nhiêu?

          A.  X= 1, Y = -1                B.  X= 2, Y = -1                  C.  X= 4, Y = -3                  D.  X= 1, Y = -2

Câu 31:  Biến y có thể nhận giá trị :- 15   và biến x có thể nhận các giá trị: -10.5  thì khai báo nào sau đây là đúng ?

          A.  Var x,y : integer;         B.  Var x: byte; y : real;   

          C.  Var x,y: real;              D.  Var x: word; y: real;

Câu 32:  Trong các tên sau, tên nào là đúng  trong ngôn ngữ pascal?

          A.  2vidu                            B.  Vi-du                            C.  _vidu                           D.  Vi du

Câu 33:  Để nhập giá trị cho hai biến  nguyên x,y từ bàn phím  ta sử dụng thủ tục nào sau đây?

          A.  Writeln(x,y);                B.  Readln(‘x, y’);              C.  Writeln(‘ x ‘, ‘ y ‘);       D.  Readln(x,y);

Câu 34:  Cho biểu thức S:= 11 mod 2 * 2 + 12div(3+2), thì kết quả của S là:

          A.  6                                   B.  5                                   C.  4                                   D.  3

Câu 35:  Giá trị ‘2a+b’  thuộc kiểu hằng nào sau đây?

          A.  Hằng logic                   B.  Hằng xâu                   

          C.  Hằng số                        D.  Hằng biểu thức

Câu 36:  Cho đoạn chương trình :  Y:=3; X:=Y-2;  Y:= 2*Y+1;X:=Ymod X; Hỏi kết quả cuối cùng của X, Y sau khi thực hiện đoạn chương trình trên là bao nhiêu?

          A.  X= 0, Y = 3                   B.  X= 1, Y = 7                   C.  X= 0, Y = 7                 D.  X= 7, Y = 7

Câu 37:  S:=1; n:=2;While s<=7 do  Begin  S:=s+n;   N:=n+1; End; Write(‘Tong S la:’,S:4); Kết quả là?

          A.  9.                                  B.  8.                                  C.  11.                                D.  10.

Câu 38:  Cho điều kiện   trong Pascal ta biểu diễn biểu thức như sau ?

          A.  ( 2  x)  or ( x <5)                                                  B.  (x >= 2)  and ( x<5)      

          C.  (x >= 2)  or ( x<5)                                                 D.  ( x <5) and  ( 2  x)

Câu 39:  Trong Turbo Pascal để biên dịch chương trình ta sử dụng tổ hợp phím:

          A.  Shift + F9                     B.  Alt + X                          C.  Ctrl + F9                       D.  Alt + F9

Câu 40:  Muốn kiểm tra đồng thời cả ba giá trị a, b, c có cùng lớn hơn 0 hay không ta viết câu lệnh If:

          A.  If a,b,c>0 then..                                                       B.  If (a>0) and (b>0) and (c>0) then..

          C.  If a>0, b>0, c>0 then..                                           D.  If (a>0) or (b>0) or (c>0) then..

 

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

Nội dung ở trên chỉ trích dẫn một số đề thi trong Tuyển tập 5 đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Tin học 11 có đáp án. Để xem được trọn bộ đề thi, các em vui lòng chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập tài khoản trên trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tiện cho việc tham khảo nhé.

Chúc các em ôn tập thật tốt và đạt kết quả thật cao!

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF