OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 4 đề thi thử THPT QG lần 1 môn Hóa năm học 2019-2020

11/12/2019 1.21 MB 383 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20191211/732647591349_20191211_101007.pdf?r=5167
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Với mong muốn giúp các em học sinh hiểu và nắm vững các kiến thức cơ bản chương trình THPT, Học247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 4 đề thi thử THPT QG lần 1 môn Hóa năm học 2019-2020. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em chuẩn bị tốt cho các bài thực hành trên lớp và đạt thành tích cao trong học tập.

 

 
 

BỘ 4 ĐỀ THI THỬ THPT QG LẦN 1 MÔN HÓA HỌC NĂM 2019-2020

 

ĐỀ SỐ 1:

Câu 1. Kim loại nào sau đây có tính khử yếu hơn Cu là

     A. Ag.                                B. Fe.                               C. Na.                                D. Al.

Câu 2. Đốt hỗn hợp Fe và Cu trong bình chứa khí clo dư, thu được sản phẩm muối gồm

     A. FeCl2 và CuCl.             B. FeCl2 và CuCl2.          C. FeCl3 và CuCl.             D. FeCl3 và CuCl2.

Câu 3. Khí thiên nhiên được dùng làm nhiên liệu và nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất điện, sứ, đạm, ancol metylic,… Thành phần chính của khí thiên nhiên là

     A. Metan.                          B. Etilen.                         C. Etan.                             D. Axetilen.

Câu 4. Chất béo là trieste của axit béo với

     A. ancol etylic.                  B. ancol metylic.             C. etylenglicol.                  D. glixerol.

Câu 5. Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím hoá đỏ?

     A. KCl.                              B. NaOH.                        C. HNO3.                          D. NaHCO3.

Câu 6. Tàu biển với lớp vỏ thép dễ bị ăn mòn bởi môi trường không khí và nước biển. Để bào vệ các tàu thép ngoài việc sơn bỏ vệ, người ta còn gắn vào vỏ tàu một số tấm kim loại. Tấm kim loại đó là

     A. Thiếc.                            B. Đồng.                          C. Chì.                               D. Kẽm.

Câu 7. Crom không tác dụng được với chất khí hoặc dung dịch nào sau đây?

     A. O2, đun nóng.               B. HCl loãng, nóng.        C. NaOH loãng.                D. Cl2, đun nóng.

Câu 8. Quặng nào sau đây có chứa oxit sắt?

     A. Đolomit.                        B. Xiđerit.                       C. Hematit.                        D. Boxit.

Câu 9. Chất nào sau đây có phản ứng tráng bạc?

     A. Etyl axetat.                   B. Etylamin.                    C. Fructozơ.                      D. Saccarozơ.

Câu 10. Phát biểu nào sau đây đúng?

     A. Quặng boxit có thành phần chính là Na3AlF6.                                               

     B.  Phèn chua có công thức Na2SO4.Al2(SO4)3.12H2O.                                      

     C. Trong công nghiệp, nhôm được sản xuất bằng phương pháp điện phân nhôm oxit nóng chảy.          

     D. Nhôm là kim loại nhẹ, cứng và bền có nhiều ứng dụng quan trọng.

Câu 11. Chất nào sau đây không phải là polime?

     A. Tristearin.                      B. Xenlulozơ.                  C. Amilopectin.                 D. Thủy tinh hữu cơ.

Câu 12. Phản ứng nào sau đây viết sai?

     A. C + CO2 → 2CO.                                          B. 2NaHCO3 → Na2O + 2CO2 + H2O.

     C. C + H2O  → CO + H2.                                   D. CaCO3 → CaO + CO2.

Câu 13. Đipeptit X có công thức: . Tên gọi của X

     A. Gly-Val.                        B. Gly-Ala.                      C. Ala-Gly.                        D. Ala-Val.

Câu 14. Cho 100ml dung dịch một aminoaxit 0,2M tác dụng vừa đủ với 80ml dung dịch HCl 0,5M, đun nóng. Sau phản ứng, cô cạn cẩn thận dung dịch được 4,34 gam muối khan. Công thức phân tử của X

     A. C6H14O2N2 .                  B. C6H13O2N2 .                C. C5H9O4N .                    D. C6H12O2N2.

Câu 15. Lên men 2,025kg khoai tây chứa 80% tinh bột. Cho toàn bộ lượng CO2 hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 450 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa đem nung nóng dung dịch thu được 200g kết tủa nữa. Hiệu suất quá trình lên men là

     A. 85,5.                             B. 30,3.                            C. 42,5.                              D. 37,5.

Câu 16. Cho dãy các chất sau: etyl butirat, alanin, xenlulozơ, ancol benzylic và phenol. Số chất trong dãy bị thuỷ phân trong môi trường kiềm là

     A. 2.                                   B. 3.                                 C. 4.                                   D. 1.

---(Để xem nội dung chi tiết từ câu số 17 đến câu 40 đề số 1 kỳ thi THPT QG môn Hóa vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 2:

Câu 1. Nhiệt phân Fe(OH)2 trong không khí đến khi khối lượng chất rắn không thay đổi, thu được

  A. Fe2O3.                              B. FeO.                                           C. Fe3O4.                           D. Fe(OH)3.

Câu 2. Nhôm hiđroxit (Al(OH)3) tan trong dung dịch nào sau đây?

  A. NaNO3.                           B. NaCl.                                         C. NaOH.                         D. NaAlO2.

Câu 3. Thành phần chính của quặng photphorit là

  A. Ca3(PO4)2.                       B. NH4H2PO4.                                C. Ca(H2PO4)2.                 D. CaHPO4.

Câu 4. Metanol là chất rất độc, chỉ một lượng nhỏ vào cơ thể cũng có thể gây tử mù lòa, lượng lớn hơn có thể gây tử vong. Công thức của metanol là

  A. C2H5OH.                         B. HCHO.                                      C. CH3CHO.                    D. CH3OH.

Câu 5. Trong các kim loại sau, kim loại nào mềm nhất?

  A. Fe.                                   B. Mg.                                            C. Cu.                               D. Cs.

Câu 6. Tác nhân hóa học nào sau đây không gây ô nhiễm môi trường nước?

  A. Các anion: .                                                 B. Các ion kim loại nặng: .

  C. Khí oxi hòa tan trong nước.                        D. Thuốc bảo vệ thực vật, phân bón.

Câu 7. Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?

  A. CH3COOH.                    B. H2S.                                           C. Mg(OH)2.                     D. NaOH.

Câu 8. Nước cứng là nước có chứa nhiều các cation nào sau đây?

  A. Na+ và K+.                       B. Ca2+ và Mg2+.                             C. Li+ và Na+.                   D. Li+ và K+.

Câu 9. Sản phẩm hữu cơ của phản ứng nào sau đây không dùng để chế tạo tơ tổng hợp?

  A. Trùng hợp vinyl xianua.

  B. Trùng ngưng axit ε-aminocaproic.

  C. Trùng hợp metyl metacrylat.

  D. Trùng ngưng hexametylenđiamin với axit ađipic.

Câu 10. Chất nào sau đây không có phản ứng cộng H2 (Ni, t°)?

  A. Etan.                                B. Etilen.                                        C. Axetilen.                      D. Propilen.

Câu 11. Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit?

  A. Glucozơ.                         B. Fructozơ.                                   C. Saccarozơ.                    D. Tinh bột.

Câu 12. Khi cho CrO3 tác dụng với H2O thu được hỗn hợp gồm

  A. H2Cr2O7 và H2CrO4.       B. Cr(OH)2 và Cr(OH)3.

  C. HCrO2 và Cr(OH)3.         D. H2CrO4 và Cr(OH)2.

Câu 13. Cho m gam glucozơ lên men thành ancol etylic với hiệu suất 75%. Toàn bộ khí CO2 sinh ra được hấp thụ hết vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 39,4 gam kết tủa. Giá trị của m là

  A. 18,0.                                B. 27,0.                                           C. 13,5.                             D. 24,0.

Câu 14. Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa 0,15 mol NaOH và 0,1 mol Ba(OH)2, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

  A. 14,775.                            B. 9,850.                                         C. 29,550.                         D. 19,700.

Câu 15. Tên thay thế của ancol  là

  A. 2-metylpentan-1-ol.         B. 4-metylpentan-1-ol.

  C. 3-metylpentan-1-ol.         D. 3-metylhexan-2-ol.

Câu 16. Dãy các muối nào sau đây khi nhiệt phân thu được sản phẩm là oxit kim loại, khí NO2 và khí O2?

  A. NaNO3, Ba(NO3)2, AgNO3.                                                   B. Fe(NO3)3, Cu(NO3)2, Mg(NO3)2.

  C. Hg(NO3)2, Fe(NO3)2, Cu(NO3)2.                                            D. NaNO3, AgNO3, Cu(NO3)2.

Câu 17. Khử hoàn toàn 32 gam CuO thành kim loại cần vừa đủ V lít khí CO (đktc). Giá trị của V là

  A. 13,44.                              B. 8,96.                                           C. 4,48.                             D. 6,72.

Câu 18. Để trung hòa 25 gam dung dịch một amin đơn chức X nồng độ 12,4% cần dùng 100 ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là

  A. C3H5N.                            B. C2H7N.                                       C. CH5N.                          D. C3H7N.

 

---(Để xem nội dung chi tiết từ câu số 19 đến câu 40 đề số 2kỳ thi THPT QG môn Hóa vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3:

Câu 41. Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng?

  A. Fe.                                   B. Cu.                                             C. Na.                 D. Mg.

Câu 42. Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là

  A. vôi sống.                          B. đá vôi.                                        C. thạch cao nung.            D. thạch cao sống.

Câu 43. Lạm dụng rượu, bia quá nhiều là không tốt, gây nguy hiểm cho bản thân và gánh nặng cho gia đình và toàn xã hội. Hậu quả của sử dụng nhiều rượu, bia là nguyên nhân chính của rất nhiều căn bệnh. Những người sử dụng nhiều rượu, bia có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư nào sau đây?

  A. Ung thư vòm họng.         B. Ung thư phổi.                            C. Ung thư gan.  D. Ung thư vú.

Câu 44. Chất nào sau đây bị thủy phân trong dung dịch KOH, đun nóng là

  A. Saccarozơ.                       B. Tinh bột.                                    C. Etanol.            D. Etyl axetat.

Câu 45. Các số oxi hoá thường gặp của sắt là

  A. +2, +4.                             B. +1, +2.                                       C. +2, +3.            D. +1, +2, +3.

Câu 46. Cho vài giọt nước brom vào dung dịch anilin, lắc nhẹ thấy xuất hiện

  A. có khí thoát ra.                 B. dung dịch màu xanh.               

  C. kết tủa màu trắng.            D. kết tủa màu nâu đỏ.

Câu 47. Công thức hoá học của crom(III) hiđroxit là

  A. Cr2O3.                              B. CrO3.                                          C. Cr(OH)3.        D. Cr(OH)2.

Câu 48. Ở điều kiện thường, oxit nào sau đây là chất rắn?

  A. NO2.                                B. N2O.                                           C. CO2.               D. SiO2.

Câu 49. Polime được sử dụng làm chất dẻo là

  A. Poli(metyl metacrylat).    B. Poliisopren.                               

  C. Poli(vinyl xianua).            D. Poli(hexametylen ađipamit).

Câu 50. Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là

  A. chỉ có kết tủa keo trắng.  B. chỉ có khí bay lên.

  C. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan.                                 D. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên.

Câu 51. Saccarozơ và glucozơ đều thuộc loại

  A. đisaccarit.                        B. monosaccarit.                             C. polisaccarit.    D. cacbohiđrat.

Câu 52. Dẫn khí CO dư qua hỗn hợp bột gồm MgO, CuO, Al2O3 và Fe3O4, nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Số oxit kim loại có trong Y

  A. 3.                                     B. 1.                                                C. 4.                    D. 2.

Câu 53. Thủy phân hoàn toàn một lượng triolein trong dung dịch NaOH đun nóng, thu được 4,6 gam glixerol và m gam muối. Giá trị của m là

  A. 91,2.                                B. 30,4.                                           C. 45,6.               D. 60,8.

Câu 54. Cho 1,37 gam Ba vào 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,03M, sau khi phản ứng kết thúc, thu được chất rắn có khối lượng là

  A. 2,205.                              B. 2,565.                                         C. 2,409.             D. 2,259.

Câu 55. Cho dãy các chất sau: phenyl fomat, fructozơ, natri axetat, etylamin, trilinolein. Số chất bị thuỷ phân trong môi trường axit là

  A. 5.                                     B. 2.                                                C. 4.                    D. 3.

Câu 56. Thủy phân hoàn toàn m gam xenlulozơ có chứa 50% tạp chất trơ, toàn bộ lượng glucozơ thu được làm mất màu vừa đủ 500 ml dung dịch Br2 1M trong nước. Giá trị của m là

  A. 162.                                 B. 81.                                              C. 324.                D. 180.

 

---(Để xem nội dung chi tiết từ câu số 57 đến câu 80 đề số 3 kỳ thi THPT QG môn Hóa vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4:

Câu 41: Cho 3,6 gam Mg tác dụng hết với dung dịch HNO3 (dư), sinh ra V lít khí NO (ở đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là

  A. 3,36.                                B. 1,12.                                           C. 4,48.               D. 2,24.

Câu 42: Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch nước brom ở điều kiện thường?

  A. Toluen.                            B. Etilen.                                        C. Metan.            D. Benzen.

Câu 43: Thành phần chính của quặng photphorit là

  A. CaHPO4.                         B. Ca(H2PO4)2.                               C. Ca3(PO4)2.      D. NH4H2PO4.

Câu 44: Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?

  A. NaCl.                               B. C6H12O6.                                    C. HF.                 D. H2O.

Câu 45: Điều kiện thường, chất nào sau đây tồn tại ở trạng thái khí?

  A. Glyxin.                            B. Etylamin.                                   C. Gly-Ala.         D. Anilin.

Câu 46: Kim loại nào sau đây có độ cứng lớn nhất?

  A. W.                                   B. Ag.                                             C. Au.                 D. Cr.

Câu 47: Số oxi hóa của nitơ trong HNO3

  A. -3.                                    B. +2.                                              C. +4.                  D. +5.

Câu 48: Phương pháp chung để điều chế các kim loại Na, Ca, Al trong công nghiệp là

  A. thủy luyện.                       B. điện phân dung dịch.               

  C. nhiệt luyện.                      D. điện phân nóng chảy.

Câu 49: Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm điều chế chất hữu cơ Y trong phòng thí nghiệm:

Chất Y không thể là

  A. Metyl axetat.                   B. Etyl axetat.                                C. Glucozơ.        D. Isoamyl axetat.

Câu 50: Dung dịch chất nào sau đây khi phản ứng hoàn toàn với dung dịch KOH dư, thu được kết tủa trắng?

  A. AlCl3.                              B. Ca(HCO3)2.                                C. H­2SO4.           D. FeCl3.

Câu 51: Este X có các đặc điểm sau:

  - Đốt cháy hoàn toàn X tạo thành CO2 và H2O có số mol bằng nhau;

  - Thủy phân X trong môi trường axit được chất Y (tham gia phản ứng tráng gương) và chất Z (có số nguyên tử cacbon bằng một nửa số nguyên tử cacbon trong X).

Phát biểu không đúng là

  A. Chất X thuộc loại este no, đơn chức.

  B. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc ở 170oC thu được anken.

  C. Chất Y tan vô hạn trong nước.

  D. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol X sinh ra sản phẩm gồm 2 mol CO2 và 2 mol H2O.

Câu 52: Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hóa?

  A. Sợi dây bạc nhúng trong dung dịch HNO3.

  B. Thanh kẽm nhúng trong dung dịch CuSO­4.

  C. Thanh nhôm nhúng trong dung dịch H2SO4 loãng.

  D. Đốt lá sắt trong khí Cl2.

Câu 53: Khi nói về kim loại, phát biểu nào sau đây sai?

  A. Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là Li.                          B. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là W.

  C. Kim loại có độ cứng lớn nhất là Cr.                                       D. Kim loại dẫn điện tốt nhất là Cu.

Câu 54: Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép, người ta thường gắn vào mặt ngoài của vỏ tàu (phần chìm dưới nước) những khối kim loại nào dưới đây?

  A. Pb.                                   B. Au.                                             C. Zn.                  D. Ag.

Câu 55: Số liên kết σ (xich ma) có trong mỗi phân tử etilen là

  A. 5.                                     B. 3.                                                C. 4.                    D. 6.

Câu 56: Phương trình hóa học nào sau đây sai?

  A. Cu + 2FeCl3(dung dịch) → CuCl2 + 2FeCl2.                                B. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2.

  C. H2 + CuO → Cu + H2O.                                                          D. Fe + ZnSO4 → FeSO4 + Zn.

Câu 57: Cho các phát biểu sau:

  (a) Điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ), thu được khí H2 ở catot.

  (b) Cho CO dư qua hỗn hợp Al2O3 và CuO đun nóng, thu được Al và Cu.

  (c) Nhúng thanh Zn vào dung dịch chứa CuSO4 và H2SO4, có xuất hiện ăn mòn điện hóa.

  (d) Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là Hg, kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag.

  (e) Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch FeCl2, thu được chất rắn gồm Ag và AgCl.

Số phát biểu đúng là

  A. 2.                                     B. 3.                                                C. 4.                    D. 5.

Câu 58: Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng?

  A. poliacrilonitrin.                 B. poli(metyl metacrylat).

  C. polistiren.                         D. poli(etylen terephtalat).

Câu 59: Công thức hóa học của chất béo có tên gọi tristearin là

  A. (C15H31COO)3C3H5.        B. (C17H33COO)3C3H5.                  C. (C17H31COO)3C3H5.     D. (C17H35COO)3C3H5.

Câu 60: Phát biểu nào sau đây sai?

  A. Ngoài fructozơ, trong mật ong cũng chứa nhiều glucozơ.

  B. Trong phân tử valin có số nhóm NH2 lớn hơn số nhóm COOH.

  C. Tơ visco thuộc loại tơ bán tổng hợp.

  D. H2NCH2COOH là chất rắn ở điều kiện thường.

 

---(Để xem nội dung chi tiết từ câu số 61 đến câu 80 đề số 4 kỳ thi THPT QG môn Hóa vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

...

Trên đây là phần trích dẫn Bộ 4 đề thi thử THPT QG lần 1 môn Hóa năm học 2019-2020, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF