OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 4 Đề thi HSG môn Sinh Học 8 năm 2021 Trường THCS Phạm Văn Chiêu có đáp án

07/04/2021 1.13 MB 279 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210407/815680422219_20210407_140706.pdf?r=9759
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HOC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 4 Đề thi HSG môn Sinh Học 8 năm 2021 Trường THCS Phạm Văn Chiêu có đáp án gồm phần đề và đáp án giải chi tiết. Được HOC247 biên tập và tổng hợp nhằm giúp các em ôn tập, rèn luyện kĩ năng làm bài chuẩn bị cho kì thi đội tuyển sắp tới. Mời các em cùng tham khảo. Chúc các em đạt kết quả học tập tốt.

 

 
 

TRƯỜNG THCS

PHẠM VĂN CHIÊU

ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 8

Thời gian: 120 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1.

  1. Trình bày khái niệm về phản xạ.
  2. Phân biệt cung phản xạ và vòng phản xạ

Câu 2.

  1. Thành phần và tính chất hóa học của xương?
  2. Vì sao trẻ em khi bị ngã ít bị gãy xương và xương nhanh phục hồi hơn xương người lớn?

 

Câu 3.

  1. Vì sao máu chảy trong mạch không đông nhưng ra khỏi mạch là đông ngay?
  2. Tại sao phải thử máu trước khi truyền

 

Câu 4.

  1. Tại sao Áp suất O2 trong túi phổi luôn lớn hơn áp suất O2 trong mạch và áp suất CO2 trong tế bào luôn lớn hơn áp suất CO2 trong mao mạch
  2. Chức năng của phổi? Đặc điểm cấu tạo của phổi phù hợp với chức năng.

 

Câu 5.

  1. Bản chất của quá trình tạo thành nước tiểu?
  2. Hậu quả khi các cầu thận bị viêm và suy thoái:

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

1.

KN: Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh

2. Phân biệt cung phản xạ với vòng phản xạ:

Cung phản xạ

Vòng phản xạ

- Chỉ có một cung phản xạ nên số lượng nơ ron hướng tâm, li tâm và trung gian ít.

- Không có luồng thông tin ngược từ các cơ quan về trung ương thần kinh

 

- Đơn giản hơn

- Phản ứng kém chính xác hơn

- Thời gian tác dụng nhanh hơn.

- Có nhiều cung phản xạ nên số lượng nơ ron hướng tâm, li tâm và trung gian nhiều.

- Có luồng thông tin ngược từ các cơ quan về trung ương thần kinh để trung ương thần kinh phát lệnh điều chỉnh phản ứng cho phù hợp.

- Phức tạp hơn.

- Phản ứng chính xác hơn.

- Thời gian tác dụng chậm hơn.

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

 

Câu 1

a/ Trình bày khái niệm, cơ chế và vai trò của quá trình đông máu?

b/ Ở người có mấy nhóm máu? Từ các nhóm máu hãy lập sơ đồ truyền máu. Giả sử một bệnh nhân bị mất máu nặng nếu không qua thử máu phải truyền máu ngay, bác sĩ sẽ quyết định truyền máu nào? Vì sao? Trong thực tế bác sĩ có làm vậy không? Tại sao?

 

Câu 2 Vì sao nói tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể?

 

Câu 3 Vẽ sơ đồ minh họa và giải thích cơ chế sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào?

 

Câu 4

a/ Tiêu hóa là gì? Quá trình tiêu hóa gồm những hoạt động nào?

b/ Nêu cấu tạo của hệ tiêu hóa?

c/ Một người bị triệu chứng thiếu axit trong dạ dày thì sự tiêu hóa ở ruột non có thể thế nào?

 

Câu 5

 Cho biết tâm thất mỗi lần co bóp đẩy đi 87,5 ml máu và trong một ngày đêm đã đẩy đi được 7560 lít máu. Thời gian của pha dãn chung bằng \(\frac{1}{2}\) chu kì co; thời gian pha co tâm nhĩ bằng \(\frac{1}{3}\) thời gian pha co tâm thất. Hỏi:

a/ Số lần mạch đập trong một phút?

b/ Thời gian hoạt động của một chu kì tim?

c/ Thời gian hoạt động của mỗi pha: co tâm nhĩ, co tâm thất và dãn chung?

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

a/+ Đông máu: là hiện tượng máu lỏng chảy khỏi mạch tạo thành khối máu đông bịt kín vết thương.

+ Cơ chế đông máu

+ Vai trò của quá trình đông máu: Hạn chế mất máu khi bị thương.

b/ + Ở người có 4 nhóm máu: O, A, B, AB

+ Sơ đồ truyền máu:

+  Một bệnh nhân bị mất máu nặng nếu không qua thử máu phải truyền máu ngay, bác sĩ sẽ quyết định truyền máu nhóm O.

+ Vì nhóm máu O có thể truyền cho nhóm máu O, A, B, AB nên bệnh nhân có nhóm máu nào cũng nhận được.

+ Trong thực tế bác sĩ  không  làm vậy.

+ Vì để bệnh nhân tránh bị nhận máu nhiễm các tác nhân gây bệnh.

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1.

a. Cấu tạo của tim phù hợp với chức năng co bóp, đẩy máu vào vòng tuần hoàn như thế nào?

b.  Trong một gia đình,  cha có nhóm máu AB,  mẹ có nhóm máu O, người con gái có nhóm máu B, người con trai có nhóm máu A.

Người con trai không may bị tai nạn cần truyền máu thì người bố có thể truyền máu cho con trai được không? Vì sao? Còn ai trong gia đình có thể truyền máu cho người con trai đó được? Vì sao?

 

Câu 2.

a. Tại sao dạ dày có thể bị loét?

b. Hãy chứng minh ruột non là bộ phận quan trọng nhất trong hoạt động tiêu hoá thức ăn của cơ thể?

 

Câu 3

a. Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận. Tại sao sự tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận diễn ra liên tục, nhưng sự thải nước tiểu ra khỏi cơ thể chỉ xảy ra vào những lúc nhất định?

b. Lượng đường trong máu giữ được ổn định là do đâu? Lấy một ví dụ về sự rối loạn hoạt động của tuyến nội tiết dẫn đến tình trạng bệnh lí.

 

Câu 4

1. Khả năng co cơ phụ thuộc vào những yếu tố nào? Luyện tập cơ thường xuyên có tác dụng như thế nào đến các hệ cơ quan trong cơ thể và hệ cơ?

2. Giải thích nguyên nhân có hiện tượng “chuột rút” ở các cầu thủ bóng đá.

 

Câu 5

a. Những đặc điểm cấu tạo nào của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ấm, làm ẩm không khí đi vào phổi và tham gia bảo vệ phổi tránh khỏi các tác nhân có hại?

b. Nêu điểm khác nhau giữa nước tiểu ở nang cầu thận với nước tiểu ở bể thận. Nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi thận và sỏi bóng đái. Cách phòng tránh các bệnh đó.

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

a)

* Cấu tạo của tim phù hợp với chức năng co bóp, đẩy máu vào vòng tuần hoàn:

- Tim được cấu tạo bởi mô cơ tim và mô liên kết. Mô cơ tim là mô có đặc tính co rút rất nhanh và mạnh tạo ra một lực lớn đẩy máu vào vòng tuần hoàn.

- Độ dày thành các khoang tim không giống nhau. Thành cơ ở tâm thất dày hơn thành cơ ở tâm nhĩ khi co bóp tạo ra một lực khoẻ đầy máu vào động mạch còn tâm nhĩ chỉ đầy máu xuống tâm thất.

+ Thành tâm thất trái dày hơn thành tâm thất phải giúp tâm thất trái đẩy máu vào vòng tuần hoàn lớn với đoạn đường xa và dài hơn. Tâm thất phải đầy máu vào vòng tuần hoàn nhỏ với đoạn đường ngắn hơn.

- Các van tim: Giữa tâm nhĩ và tâm thất có van nhĩ thất giúp cho máu chỉ chảy theo một chiều từ tâm nhĩ đến tâm thất. Giữa tâm thất với động mạch có van tổ chim ngăn không cho máu từ động mạch chảy ngược về tim.

- Tim được bao bọc bởi màng tim, mặt trong của màng tiết dịch nhày có tác dụng làm giảm ma sát, giúp tim hoạt động dễ dàng và tạo năng lượng đến nuôi tim.

b)

 - Bố có nhóm máu AB không thể truyền cho con trai nhóm máu A vì:

 Trên hồng cầu của người cha có kháng nguyên A và B, còn trong huyết tương của người con trai có kháng thể bêta, khi truyền máu thì kháng thể bêta trong huyết tương của người con trai sẽ gây kết dinh kháng nguyên B trên hồng cầu của người cha mà gây tai biến cho người nhận máu.

- Người mẹ  nhóm máu O có thể cho được người con trai vì:

 Trên hồng cầu của người mẹ không có kháng nguyên A và B nên hồng cầu của mẹ không bị kết dính trong huyết tương của người con trai

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1

a, Trình bày quá trình tiêu hóa thức ăn ở ruột non? tại sao nói ruột non là trung tâm của quá trình tiêu hóa?

b, Vì sao khi mắc các bệnh về gan thì làm giảm khả năng tiêu hóa?  

 

Câu 2

Cho biết tâm thất trái mỗi lần co bóp đẩy đi 70 ml máu và trong 1 ngày đêm đã đẩy đi được 7560 l máu. Thời gian pha dãn chung bằng ½ chu kì tim, thời gian pha co tâm nhĩ bằng 1/3 pha co tâm thất. Hỏi:

a. Số lần mạch đập trong một phút?

b. Thời gian hoạt động của 1 chu kì tim?

c. Thời gian của mỗi pha: co tâm nhĩ, co tâm thất, dãn chung?

 

Câu 3

a, Nêu tóm tắt sự tuần hoàn máu trong hai vòng tuần hoàn của người? Hệ tuần hoàn có tính tự điều chỉnh như thế nào?

 

Câu 4

a.  Huyết áp là gì? Vì sao càng xa tim huyết áp càng nhỏ?

b. Hai người có chỉ số huyết áp là 80/120,150/180. em hiểu điều đó như thế nào? tại sao người mắc bệnh huyết áp cao không nên ăn mặn?

 

Câu 5

Tim hoạt động suốt đời không mệt mỏi hoạt động của tim không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan hay khách quan của con người. tính chu kỳ ( nhịp tim) và lưu lượng ôxi cung cấp cho tế bào trong 6 phút ( Biết rằng mỗi nhịp cung cấp cho tế bào là 30 ml ôxi)

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

* Quá trình tiêu hóa thức ăn ở ruột non:

- Tiêu hoá lí học: Là quá trình nhào trộn thức ăn thấm đều dịch tiêu hoá và quá trình đẩy thức ăn di chuyển trong ruột.

- Tiêu hoá hoá học: (Ở ruột non tiêu hoá hoá học là chủ yếu) gồm quá trình biến đổi hoàn toàn thức ăn thành chất dinh dưỡng:

 + Tinh bột    →    Đường đôi     →      Đường đơn

 + Prôtêin    →      Peptit         →      Axitamin

 + Lipit     →        Các giọt mỡ nhỏ    →   Glixerin và Axitbéo

 + Axitnucleic    →    Nucleôtit.

* Ruột non là trung tâm của quá trình tiêu hoá vì: Tại đây xảy ra quá trình tiêu hoá hoàn toàn và tạo thành sản phẩm cuối cùng của quá trình tiêu hoá, tất cả các loại thức ăn thành chất dinh dưỡng.

b, Khi mắc các bệnh về gan thì làm giảm khả năng tiêu hóa vì:

- Dịch mật do gan tiết ra tạo môi trường kiềm giúp đóng mở cơ vòng môn vị điều khiển thức ăn từ dạ dày xuống ruột và tạo môi trường kiềm cho enzim tiêu hoá hoạt động. Góp phần tiêu hoá và hấp thụ mỡ.

- Khi bị bệnh về gan làm giảm khả năng tiết mật, dẫn đến giảm khả năng tiêu hoá.

 

-----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 Đề thi HSG môn Sinh Học 8 năm 2021 Trường THCS Phạm Văn Chiêu có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

 

 

ADMICRO
NONE
OFF