OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 8 năm 2021 Trường THCS Nguyễn Du có đáp án

07/04/2021 1.22 MB 510 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210407/632980915096_20210407_114008.pdf?r=1456
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Tài liệu Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 8 năm 2021 Trường THCS Nguyễn Du có đáp án được HOC247 biên tập và tổng hợp và giới thiệu đến các em học sinh lớp 8, với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em rèn luyện ôn tập chuẩn bị cho kì thi đội tuyển sắp tới. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

 

 
 

TRƯỜNG THCS

NGUYỄN DU

ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 8

Thời gian: 90 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1

a. Ở người, quá trình tiêu hóa quan trọng nhất xảy ra ở cơ quan nào của hệ tiêu hóa? Giải thích.

b. Gan đóng vai trò gì đối với tiêu hóa, hấp thụ thức ăn? Tại sao người bị bệnh gan nên kiêng ăn mỡ?

 

Câu 2

Sự bài tiết nước tiểu diễn ra như thế nào? Vai trò của hoạt động bài tiết đối với cơ thể người?

 

Câu 3

Phân biệt các loại khớp xương ở người? Vì sao các loại khớp xương có khả năng cử động khác nhau?

 

Câu 4

a. Viết sơ đồ mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn? Vai trò chủ yếu của tim và hệ mạch trong vòng tuần hoàn máu là gì?

b. Ở trẻ em, nhịp tim đo được là 120 – 140 lần/ phút. Theo em, thời gian của một chu kỳ tim ở trẻ em tăng hay giảm so với người trưởng thành? Nhịp tim của một em bé là 120 lần / phút, căn cứ vào chu kỳ chuẩn ở người, hãy tính thời gian của các pha trong một chu kỳ tim của em bé đó.

 

Câu 5

Những đặc điểm cấu tạo nào của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ấm, làm ẩm không khí đi vào phổi và đặc điểm nào tham gia bảo vệ phổi tránh khỏi các tác nhân có hại?

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

a. Ở người, quá trình tiêu hóa quan trọng nhất xảy ra ở ruột non

* Giải thích:

+ Ở miệng và dạ dày thức ăn được biến đổi chủ yếu về mặt cơ học.

Sự biến đổi hóa học mới chỉ có thức ăn Gluxit và prôtêin được biến đổi bước đầu.

+ Ở ruột non, có đủ các loại enzim được tiết ra từ các tuyến khác nhau đổ vào ruột để biến đổi tất cả các loại thức ăn  về mặt hóa học thành các chất đơn giản  mà cơ thể hấp thụ được.

b. * Vai trò của gan:

- Tiết dịch mật để giúp tiêu hóa thức ăn.

- Dự trữ các chất (glicogen, các vitamin: A,D,E,B12).

- Khử độc các chất trước khi chúng được phân phối cho cơ thể.

- Điều hoà nồng độ protein trong máu như fibrinogen, albumin...

* Người bị bệnh gan không nên ăn mỡ động vật vì khi gan bị bệnh, dịch mật ít. Nếu ăn mỡ thì khó tiêu và làm bệnh gan nặng thêm.

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1

a. So sánh cấu tạo và chức năng của bán cầu não với tủy sống ở người?

b. Tại sao khi chấn thương phía sau gáy thường dễ gây tử vong?

 

Câu 2.

  b. Chỉ ra sự khác nhau giữa cung phản xạ và vòng phản xạ ?

  c. Nêu các điều kiện để thành lập một phản xạ có điều kiện ?

 

Câu 3

  b. Vì sao xương người già dễ bị gãy và khi gãy lại chậm phục hồi ?

  c. Sự to ra và dài ra của xương người là do đâu ? Tại sao ở tuổi trưởng thành con người không cao thêm được nữa ?

 

Câu 4.

  a. Phản xạ là gì ? Vai trò của phản xạ trong đời sống ? Nêu mối quan hệ giữa phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện ?

b. Giải thích câu “Ăn phải nhai, nói phải nghĩ”.

 

Câu 5

Trong cơ thể người mỗi loại tế bào có hình dạng và cấu trúc khác nhau phù hợp với chức năng của chúng. Nêu tên và chức năng của mỗi loại tế bào sau :

   a. Loại tế bào có hình dạng không cố định, thay đổi liên tục.

   b. Loại tế bào dài nhất trong cơ thể .

   c. Loại tế bào có hình đĩa lõm hai mặt và không có nhân .

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

a) So sánh cấu tạo và chức năng của bán cầu não với tủy sống ở người?

* Giống nhau:

- Đều được cấu tạo bởi chất xám và chất trắng.

- Chất xám gồm các thân nơ ron và sợi nhánh, chất trắng gồm các sợi trục hợp thành đường dẫn truyền.

- Đều thực hiện 2 chức năng: Điều khiển phản xạ và dẫn truyền xung thần kinh.

* Khác nhau:

ĐĐ

Đại não

Tủy sống

Cấu tạo

- Có dạng bán cầu, nằm trong hộp sọ

- Chất xám nằm ngoài làm thành một lớp liên tục gọi là vỏ não, chất trắng bên trong.

- Có nhiều khe và rãnh làm tăng diện tích bề mặt

- Có dạng hình trụ, nằm trong ống xương sống

- Chất xám bên trong làm thành  một dải dài, chất trắng bên ngoài.

- Không có nhiều khe và rãnh (trừ một số rãnh dọc)

Chức năng

- Là trung khu của các phản xạ có điều kiện và của ý thức

 

- Có sự  phân vùng  chức năng

- Là trung khu của các phản xạ không điều kiện và không có ý thức.

- Ko có phân vùng chức năng

 

b. Vì hành tủy chứa trung tâm điều hòa hô hấp và điều hòa tim mạch.

- Nếu hành tủy bị tổn thương => ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động hô hấp và hoạt động tim mạch -> dễ tử vong.

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1

Tế bào động vật và tế bào thực vật giống và khác nhau về cấu tạo ở những đặc điểm nào ?

Câu 2

a) Xương có tính chất và thành phần hóa học như thế nào ? Nêu thí nghiệm để chứng minh thành phần hóa học có trong xương .

b) Giải thích nguyên nhân có hiện tượng “Chuột rút” ở các cầu thủ bóng đá.

Câu 3

a) Huyết áp là gì? Vì sao càng xa tim huyết áp trong hệ mạch càng nhỏ?

b) Ở một người có huyết áp là 120/80, em hiểu điều đó như thế nào?

Câu 4

Giải thích một số bệnh sau:

a) Bệnh tiểu đường ?

b) Bệnh hạ đường huyết ?

Câu 5

Một học sinh độ tuổi THCS có nhu cầu tiêu dùng năng lượng mỗi ngày là 2200 kcal. Trong số năng lượng đó, protein chiếm 19%, lipit 13% còn lại là gluxit. Tính số gam protein, lipit, gluxit cần cung cấp cho cơ thể mỗi ngày. Biết 1gam protein ôxi hóa hoàn toàn giải phóng 4,1 kcal, 1gam lipit ôxi hóa hoàn toàn giải phóng 9,3 kcal, 1 gam gluxit ôxi hóa hoàn toàn giải phóng 4,3 kcal.

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

a.

* Giống nhau:

- Đều có màng.

- Tế bào chất với các bào quan: Ty thể, thể gôngi, lưới nội chất, ribôxôm

- Nhân: Có nhân con và chất nhiễm sắc.

b.

* Khác nhau:

Tế bào thực vật

Tế bào động vật

- Có mạng xelulôzơ

- Có diệp lục

- Không có trung thể

- Có không bào lớn, có vai trò quan trọng trong đời sống của tế bào thực vật.

- Không có mạng xelulôzơ

- Không có diệp lục (trừ Trùng roi xanh)

- Có trung thể.

- Có không bào nhỏ không có vai trò quan trọng trong đời sống của tế bào .

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1.

Ruột non có cấu tạo như thế nào để phù hợp với chức năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn.

 

Câu 2.

1- Nêu đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của phổi.

2- Khi con người hoạt động mạnh thì nhịp hô hấp thay đổi như thế nào ? Giải thích ?

 

Câu 3.

a.   Khi nghiên cứu về chức năng của tủy sống trên một con ếch tủy, một bạn học sinh vô tình đã làm đứt một số rễ tủy, bằng cách nào em có thể phát hiện được rễ nào còn, rễ nào bị đứt. Hãy giải thích.

b. Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha.

 

Câu 4

Giải thích một số bệnh sau:

a) Bệnh Bazơđô ?

b) Bệnh bướu cổ ?

 

Câu 5

a) Bài tiết đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với cơ thể sống?

b) Tiểu não có chức năng gì? Giải thích vì sao người say rượu thường có biểu hiện chân nam đá chân chiêu trong lúc đi?

c) Tại sao tuyến yên là tuyến nội tiết quan trọng nhất?

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

- Ruột non rất dài ở người trưởng thành từ 2,8 – 3m à Tổng diện tích bề mặt rất lớn (400 – 500 m2). Ruột non có cấu tạo gồm 4 lớp (lớp màng bọc ngoài, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc).

- Ruột non có tuyến ruột tiết ra nhiều enzim giúp cho tiêu hóa các loại thức ăn thành các chất đơn giản glucozơ, axit amin, glyxerin và axit béo được hấp thụ qua thành ruột vào máu để đến các tế bào.

- Lớp niêm mạc có các nếp gấp với các lông ruột và lông cực nhỏ làm cho diện tích bề mặt bên trong rất lớn (gấp 600 lần so với diện tích mặt ngoài)

- Có hệ thống mao mạch máu và mạch bạch huyết dày đặc phân bố tới từng lông ruột.

 

----

-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1

a. Gan đóng vai trò gì đối với tiêu hóa, hấp thụ thức ăn? Tại sao người bị bệnh gan không nên ăn mỡ động vởt?

b. Khi nuốt ta có thở không? Vì sao? Giải thích tại sao vừa ăn vừa cười nói lại bị sặc?

 

Câu 2

Cấu tạo của đường dẫn khí phù hợp với chức năng làm ấm, ẩm và lọc sạch không khí trước khi vào phổi như thế nào? Vì sao không nên thở bằng miệng?

 

Câu 3

Khi ô xi hóa hoàn toàn hỗn hợp thức ăn cơ thể đã sử dụng hết 595,2 lít ô xi.

Biết tỉ lệ các loại thức ăn là 1: 3: 6 theo thứ tự Lipit, Protein, Gluxit (Li, Pr, G).

a. Tính  khối lượng từng loại thức ăn trong hỗn hợp trên?

b. Tính năng lượng sản ra khi ôxi hóa hoàn toàn hỗn hợp thức ăn trên?

Biết để ô xi hóa hoàn toàn:

+ 1 gam Gluxit cần 0,83 lít ôxi và giải phóng 4,3 kcal.

+ 1 gam Prôtêin  cần 0,97 lít ôxi và giải phóng 4,1 kcal.

+ 1 gam Lipit cần 2,03 lít ôxi và giải phóng 9,3 kcal

 

Câu 4

Nêu điểm khác nhau giữa nước tiểu ở nang cầu thận với nước tiểu ở bể thận? Nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi thậnn và sỏi bóng đái? Cách phòng tránh các bệnh đó.

 

Câu 5

a. Trình bày cấu tạo và chức năng của đơn vị cấu tạo lên hệ thần kinh. Nếu phần cuối sợi trục của nơ ron bị đứt có mọc lại được không? Giải thích?

b. Phân biệt sự thụ tinh với sự thụ thai? Vì sao trong thời kì mang thai không có trứng chín, rụng và nếu trứng không được thụ tinh thì sau khoảng 14-16 ngày lại hành kinh?

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

a.

* Vai trò của gan:

- Tiết dịch mởt để giúp tiêu hóa thức ăn.

- Dự trữ các chất (glicogen, các vitamin: A, D, E, B12).

- Khử độc các chất trước khi chúng được phân phối cho cơ thể.

- Điều hoà nồng độ protein trong máu như fibrinogen, albumin...

* Người bị bệnh gan không nên ăn mỡ động vởt vì khi gan bị bệnh, dịch mởt ít. Nếu ăn mỡ thì khó tiêu và làm bệnh gan nặng thêm.

b.

* Khi nuốt thì ta không thở.

- Vì lúc đó khẩu cái mềm (lưỡi gà) cong lên đởy hốc mũi, nắp thanh quản (tiểu thiệt) hạ xuống đạy kín khí quản nên không khí không ra vào được.

* Vừa ăn vừa cười đùa bị sặc.

Vì: Dựa vào cơ chế của phản xạ nuốt thức ăn. Khi nuốt vừa cười vừa nói, thì nắp thanh không đạy kín khí quản=> thức ăn có thể lọt vào đường dẫn khí làm ta bị sặc.

2

- Làm ẩm là do các lớp niêm mạc tiết chất nhày bên trong đường dẫn khí

- Làm ấm là do có mao mạch dày, căng máu và ấm nóng dưới lớp niêm mạc.

- Làm sạch không khí có:

+ Lông mũi giữ lại các hạt bụi lớn, chất nhày do lớp niêm mạc tiết ra giữ lại các hạt bụi nhỏ, lớp lông rung chuyển động liên tục quét chúng ra khỏi khí quản

+  Các tế bào limpho ở các hạch amidan, VA có tác dụng tiết kháng thể để vô hiệu hóa các tác nhân gây bệnh

* Thở bằng miệng không có các cơ quan  làm ấm, ẩm và lọc sạch không khí như thở bằng mũi do đó dễ bị mắc các bệnh về hô hấp

 

-----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 8 năm 2021 Trường THCS Nguyễn Du có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

ADMICRO
NONE
OFF