OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Bộ 4 đề kiểm tra giữa HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 9 - Trường THCS An Đồng

10/06/2020 152.64 KB 557 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20200610/979821649646_20200610_102815.pdf?r=9217
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HOC247 giới thiệu đến các em Bộ 4 đề kiểm tra giữa HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 9 theo chuẩn kiến thức kĩ năng của Trường THCS An Đồng. Đề thi giúp các em tham khảo để ôn luyện tốt hơn trước khi bước vào kì thi chính thức. Hãy cùng thử sức với đề kiểm tra này nhé!

 

 
 

              BỘ  4 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN NGỮ VĂN 9 – TRƯỜNG THCS AN ĐỒNG

 

ĐỀ SỐ 1

Phần I: hiểu ( 4điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới

(1) Đã lâu lắm rồi tôi và cả nhà mới lại cùng nhau xem U23 Việt Nam thi đấu bóng đá SEA Games. Lúc đội tuyển ra sân, tôi rất xúc động khi quốc ca Việt Nam vang lên. Cả nhà tôi đã cùng hát theo, dù các con tôi chưa thật thuộc nhưng chúng vẫn buộc ba, mẹ phải đặt tay lên ngực cho giống các cầu thủ. Lúc hát quốc ca, tôi có một cảm giác thật khó tả. Một điều gì đó thiêng liêng dành cho Tổ quốc đang dâng lên trong long tôi. Hát quốc ca làm cho ta có tinh thần mạnh mẽ, truyền cho ta khí thế hừng hực để sẵn sang bước vào trận đấu.

(2) Khi đi học, tôi đã được hát quốc ca mỗi khi chào cờ. Bây giờ hát lại, trong tôi vẫn dâng trào một cảm xúc mãnh liệt. Đó là niềm tự hào và tình yêu quê hương, đất nước. Xem xong trận bóng đá, con tôi lại hỏi “Khi nào Việt Nam đá nữa vậy ba? Để con cùng ba mẹ hát quốc ca”.

             (Theo Lê Văn Thu, Quốc ca Việt Nam, báo Thanh Niên số ngày 8-6-2015)

a. Xác định một phép liên kết trong đoạn (2).

b. Tác giả đã có những cảm xúc gì khi hát quốc ca Việt Nam?

c. Sự việc cả gia đình tác giả cùng hát theo khi quốc ca Việt Nam vang lên có ý nghĩa gì?

d. Em có suy nghĩ gì về thực trạng hát quốc ca của các bạn học sinh trong nhà trường hiện nay?

Phần II: Làm văn

Câu 1: (2điểm)  “ Ý chí là con đường về đích sớm nhất” . Hãy bày tỏ suy nghĩ của em bằng một đoạn văn ( khoảng 200 từ).                                                                            

Câu 2: (4,0 điểm). Cảm nhận của em về 2 đoạn thơ sau:

Con ở miền Nam thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa xa đứng thẳng hàng.
………………………………..

Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”.

(Trích Viếng lăng Bác - Viễn Phương)

                    

                                                ĐỀ SỐ 2

Phần I: ĐỌC - HIỂU: (4.0 điểm)

Đọc bài thơ "Lá đỏ" của Nguyễn Đình Thi, và trả lời các câu hỏi:

Gặp em trên cao lộng gió
Rừng lạ ào ào lá đỏ
Em đứng bên đường như quê hương
Vai áo bạc quàng súng trường.
Đoàn quân vẫn đi vội vã
Bụi Trường Sơn, nhòa trong trời lửa,
Chào em, em gái tiền phương
Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn.
Em vẫy tay cười đôi mắt trong.

                                                                      (Trường Sơn, 12/1974)

Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? (1điểm)

Câu 2. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ: "Em đứng bên đường như quê hương". (1điểm)

Câu 3. Hãy chỉ ra các hình ảnh miêu tả thiên nhiên. Các hình ảnh đó tạo nên bức tranh rừng Trường Sơn như thế nào? (1.0 điểm)

Câu 4. Hình ảnh "em gái tiền phương" được khắc họa như thế nào? (trình bày ngắn gọn từ một đến ba câu). (1.0 điểm)

II. LÀM VĂN: (7.0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm). Cần tôn trọng sự riêng tư của người khác.

Hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của em về ý kiến trên.

Câu 2: (4,0 điểm). Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong đoạn trích sau:

“…Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ theo dõi mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.

Quả bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất. Đầu này có vẽ hai vòng tròn màu vàng…Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặt là mặt trời nung nóng.Chị Thao thổi còi. Như thế là đã hai mươi phút trôi qua. Tôi cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào, châm ngòi. Dây mìn dài, cong, mềm. Tôi khỏa đất rồi chạy lại chỗ ẩn nấp của mình.Hồi còi thứ hai của chị Thao. Tôi nép người vào bức tường đất, nhìn đồng hồ. Không có gió. Tim tôi cũng đập không rõ. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. Nó chạy, sinh động và nhẹ nhàng, đè lên những con số vĩnh cửu. Còn đằng kia, lửa đang chui bên trong cái dây mìn, chui vào ruột quả bom…Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng.Nhưng quả bom nổ. Một thứ tiếng kì quái, đến váng óc. Ngực tôi nhói, mắt cay mãi mới mở ra được. Mùi thuốc bom buồn nôn. Ba tiếng nổ nữa tiếp theo. Đất rơi lộp bộp, tan đi âm thầm trong những bụi cây. Mảnh bom xé không khí, lao và rít vô hình trên đầu.”...

(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi, Ngữ văn 9, tập hai, trang 117-118)

                                                                         

                                                                            ĐỀ SỐ 3

Phần I: Đọc - hiểu(4đ)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi

 “ Bên kia những cây bằng lăng, tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra. Vòm trời cũng như cao hơn. Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi ở bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước gian cửa sổ của gian gác nhà Nhĩ một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non – những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ. Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi , mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến – cái bờ sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình.”

Câu 1: (0,5đ) Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Của ai?

Câu 2: (0,5đ) Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn văn?

Câu 3: (1đ) Chép lại những câu văn chứa thành phần biệt lập? Xác định và gọi tên thành phần biệt lập đó?

Câu 4(1đ) Tìm những hình ảnh thiên nhiên được miêu tả trong đoạn văn? Những hình ảnh thiên nhiên ấy mang ý nghĩa biểu tượng gì?

Câu 5: ( 1đ) Vẻ đẹp thiên nhiên bến quê đã thức tỉnh người đọc điều gì?

Phần II. Làm văn( 6đ)

Câu 1(2đ)  Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của sự tự chủ trong cuộc sống.

-------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------

Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm Bộ 4 đề kiểm tra giữa HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 9 - Trường THCS An Đồng. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247. Chúc các em đạt kết quả tốt.

​​​ ---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

ADMICRO
NONE

Tư liệu nổi bật tuần


ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF