OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 3 đề kiểm tra 45 phút môn Lịch sử 11 năm 2020 Trường THPT Hồng Đức

31/10/2020 906.27 KB 219 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20201031/428035864565_20201031_160234.pdf?r=4976
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Mời các em cùng tham khảo tài liệu Bộ 3 đề kiểm tra 45 phút môn Lịch sử 11 năm 2020 Trường THPT Hồng Đức được HOC247 biên soạn và tổng hợp dưới đây. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hỗ trợ đắc lực các em học sinh trong quá trình học tập.

 

 
 

TRƯỜNG THPT HỒNG ĐỨC

ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT

MÔN LỊCH SỬ 11

NĂM HỌC 2020-2021

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Chế độ phong kiến ở Việt Nam lâm vào khủng hoảng từ thời gian nào ?

   A. Đầu thế kỉ XIX.         B. Thế kỉ XVII.                  C. Giữa thế kỉ XIX         D. Thế kỉ XVIII.

Câu 2. Xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX mang tính chất

   A. Xã hội thuộc địa và phong kiến.                            B. Xã hội tư bản chủ nghĩa thuộc địa

   C. Xã hội nửa thuộc địa phong kiến.                          D. Xã hội thuộc địa nửa phong kiến.

Câu 3. Mâu thuẫn cơ bản nhất, toàn diện nhất của xã hội Việt Nam trong công cuộc khai thác lần thứ nhất (1897- 1914) của thực dân Pháp là

   A. Mâu thuẫn giữa nông dân nước ta với thực dân Pháp và bọn tay sai

   B. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ thực dân Pháp.

   C. Mâu thuẫn phương thức sản xuất phong kiến với tư bản chủ nghĩa

   D. Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với bọn tư bản Pháp

Câu 4. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự thất bại của phong trào Cần vương chống thực dân Pháp ở Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX là

   A. Phong trào diễn ra rời rạc, lẻ tẻ và không đồng nhất về quan điểm.

   B. Triều đình nhà Nguyễn đã đầu hàng và làm tay sai cho Pháp.

   C. Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn và thiếu sự chỉ huy thống nhất. 

   D. Pháp đã củng cố vị thế của mình và tấn công tiêu diệt phong trào

Câu 5. Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy trong phong trào Cần vương chống thực dân Pháp  ở Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX, do ai lãnh đạo ?

   A. Đinh Gia Quế.                                                        B. Phan Đình Phùng.

   C. Đinh Công Tráng.                                                   D. Nguyễn Thiện Thuật.

Câu 6. Lực lượng xã hội nào đã tiếp thu luồng tư tưởng mới bên ngoài vào Việt Nam ở đầu thế kỉ XX

   A. Sĩ phu yêu nước tiến bộ và công nhân ở cảng sông, cảng biển.

   B. Các tầng lớp tiểu tư sản thành thị nhất là ở Sài Gòn, Hà Nội.

   C. Sĩ phu yêu nước tiến bộ và các tầng lớp tiểu tư sản thành thị.

   D. Các tầng lớp tư sản dân tộc và công nhân làm công cho họ

Câu 7. Tại sao vào những năm đầu của thế kỉ XX, Phan Châu Trinh lại chủ trương cải cách đất nước ?

   A. Sự thất bại phong trào Đông du vào năm 1908 do Phan Bội Châu lãnh đạo

   B. Do ông đi nhiều nước  nên tiếp thu được các tư tưởng tiến bộ trên thế giới.

   C. Do tư tưởng cải cách trên thế giới lúc bấy giờ xâm nhập mạnh vào Việt Nam

   D. Do xu hướng giải phóng dân tộc bằng khởi nghĩa vũ trang trước đó thất bại.

Câu 8. Tại sao sau gần 40 năm (1858- 1896), Pháp mới thiết lập được nền thống trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam ?

   A. Sự cản trở quyết liệt của triều đình Mãn Thanh bên Trung Quốc về quân sự..

   B. Tình hình nước Pháp có nhiều biến động, làm gián đoạn tiến trình xâm lược .

   C. Pháp phải tập trung lực lượng tranh giành ảnh hưởng với các nước khác.

   D. Chúng vấp phải cuộc chiến tranh nhân dân bền bỉ, quyết liệt của nhân dân ta.

Câu 9. Khi chuyển hướng tấn công vào Gia Định (1859), quân Pháp đã thay đổi chiến lược xâm lược Việt Nam là

   A. Chuyển từ kế hoạch “đánh chớp nhoáng” sang kế hoạch  “đánh lâu dài” .

   B. Chuyển từ kế hoạch “ đánh nhanh, thắng nhanh” sang “ chinh phục từng gói nhỏ”.

   C. Chuyển từ kế hoạch “ chinh phục từng gói nhỏ” sang “đánh nhanh, thắng nhanh” 

   D. Chuyển từ kế hoạch “đánh lâu dài” sang kế hoạch “đánh chớp nhoáng” 

Câu 10. Chính sách của Pháp ở Đông Dương trong những năm 1914-1918 đã tác động mạnh nhất đến lĩnh vực

   A. Kinh tế- xã hội.                                                      B. Kinh tế- giáo dục

   C. Kinh tế- văn hóa.                                                    D. Kinh tế- chính trị.

Câu 11. Giai cấp ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp tại nước ta, trở thành lực lượng ngày càng đông đảo của cách mạng ?

   A. Nông dân                   B. Tiểu tư sản.                     C. Tư sản dân tộc.           D. Công nhân.

Câu 12. Người được coi là ông tổ của nghành quân giới Việt Nam

   A. Trần Đại Nghĩa, chế tạo ra súng chống xe tăng vào năm 1946

   B. Hồ Nguyên Trừng, chế tạo ra súng thần cơ vào cuối thế kỉ XIV

   C. Cao Thắng, chế tạo súng trường kiểu Phápvào cuối thế kỉ XIX

   D. Cao Lỗ, chế tạo ra nỏ liên châu (nỏ thần ) vào thế kỉ II TCN

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự thất bại của phong trào Cần vương chống thực dân Pháp ở Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX là

   A. Phong trào diễn ra rời rạc, lẻ tẻ và không đồng nhất về quan điểm.

   B. Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn và thiếu sự chỉ huy thống nhất. 

   C. Triều đình nhà Nguyễn đã đầu hàng và làm tay sai cho Pháp.

   D. Pháp đã củng cố vị thế của mình và tấn công tiêu diệt phong trào

Câu 2. Điểm khác biệt cơ bản nhất giữa hai khuynh hướng cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh ở đầu thế kỉ XX là

   A. Đánh đuổi giặc Pháp- đánh đổ phong kiến

   B. Cứu nước để cứu dân- cứu dân để cứu nước

   C. Bạo lực vũ trang- cải cách xã hội

   D. Quân chủ lập hiến- dân chủ cộng hòa

Câu 3. Khi chuyển hướng tấn công vào Gia Định (1859), quân Pháp đã thay đổi chiến lược xâm lược Việt Nam là

   A. Chuyển từ kế hoạch “ chinh phục từng gói nhỏ” sang “đánh nhanh, thắng nhanh” 

   B. Chuyển từ kế hoạch “đánh lâu dài” sang kế hoạch “đánh chớp nhoáng” 

   C. Chuyển từ kế hoạch “đánh chớp nhoáng” sang kế hoạch  “đánh lâu dài” .

   D. Chuyển từ kế hoạch “ đánh nhanh, thắng nhanh” sang “ chinh phục từng gói nhỏ”.

Câu 4. Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Việt Nam những năm cuối thế kỉ XIX- đầu XX là

   A. Hệ thống đường giao thông được mở rộng nhất là đường  bộ xuyên Việt Nam từ bắc vào Nam.

   B. Thương nghiệp phát triển nhưng thực dân Pháp nắm độc quyền về buôn bán xuất khẩu, nhập khẩu.

   C. Xuất hiện những mầm mống của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa nhưng manh nha và lệ thuộc vào Pháp.

   D. Kinh tế nông nghiệp phát triển vì thực dân Pháp đầu tư nhiều vốn, kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp

Câu 5. Nhiệm vụ chủ yếu của Đông Dương là cung cấp cho chính quốc đến mức tối đa nhân lực, vật lực và tài lực..” là tuyên bố của

   A. Toàn quyền Đông Dương.                                     B. Chính phủ Cộng hòa Pháp.

   C. Tướng chỉ huy quân Pháp                                      D. Chính phủ  ở Đông Dương.

Câu 6. Hình thức đấu tranh của công nhân Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất.

   A. Đấu tranh kinh tế như đòi tăng lương, bớt giờ làm..

   B. Đấu tranh với hình thức đập phá máy móc, thiết bị.

   C. Đấu tranh kinh tế kết hợp với bạo động vũ trang

   D. Đấu tranh kinh tế kết hợp với đấu tranh chính tri.

Câu 7. Chế độ phong kiến ở Việt Nam lâm vào khủng hoảng từ thời gian nào ?

   A. Đầu thế kỉ XIX.         B. Thế kỉ XVII.                  C. Giữa thế kỉ XIX         D. Thế kỉ XVIII.

Câu 8. Bối cảnh lịch sử nào mà Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm đường cứu nước vào năm 1911 ? 

   A. Các tư tưởng cứu mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản ảnh  hưởngđến nước ta

   B. Con đường cứu nước giải phóng dân tộc ở Việt Nam đang bế tắc, chưa có lối thoát

   C. Thực dân Pháp đặt xong ách thống trị và tiến hành khai thác thuộc địa Việt Nam.

   D. Phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta phát triển mạnh mẽ.

Câu 9. Ngày 20- 11- 1873, thực dân Pháp đã có hành động quân sự tại Bắc Kì là

   A. Quân Pháp gây ra vụ thảm sát tại thành  Hà Nội.

   B. Quân Pháp quân đội để giải quyết  “ vụ Đuy-puy”.

   C. Quân Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ nhất.

   D. Quân Pháp tiến hành cuộc phản công tại Cầu Giấy

Câu 10. Nội dung nào thể hiện  đường lối cứu nước của Phan Châu Trinh vào đầu thế kỉ XX

   A. Tiến hành  cải cách, dựa vào Pháp để đánh đổ phong kiến.

   B. Tiến hành khởi nghĩa vũ trang để giành độc lập cho dân tộc

   C. Dựa vào Nhật để đánh thực dân Pháp giành độc lập dân tộc.

   D. Dựa vào nhân dân để đánh đuổiPháp và lật đổ phong kiến.

Câu 11. Vì sao Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây (các nước Tây Âu- Bắc Mĩ) để tìm đường cứu nước vào đầu thế kỉ XX ? 

   A. Nơi diễn ra các cuộc cách mạng tư sản nổi tiếng: nước Pháp nói riêng, châu Âu nói chung.

   B. Để tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi trở về giúp đồng bào mình.

   C. Vì Pháp là kẻ thù trực tiếp của nhân dân ta với phương châm “ vào hang cọp để bắt cọp”.

   D. Vì nước Pháp có Đảng Xã hội Pháp là đảng bênh vực và ủng hộ các dân tộc thuộc địa.

Câu 12. Từ năm 1893- 1897, lãnh tụ tối cao của khởi nghĩa Yên Thế là

   A. Hoàng Văn Nắm        B. Hoàng Hoa Thám.          C. Hoàng Văn Thụ.         D. Phan Đình Phùng

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Mâu thuẫn cơ bản nhất, toàn diện nhất của xã hội Việt Nam trong công cuộc khai thác lần thứ nhất (1897- 1914) của thực dân Pháp là

   A. Mâu thuẫn phương thức sản xuất phong kiến với tư bản chủ nghĩa

   B. Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với bọn tư bản Pháp

   C. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ thực dân Pháp.

   D. Mâu thuẫn giữa nông dân nước ta với thực dân Pháp và bọn tay sai

Câu 2. Điểm khác biệt cơ bản nhất giữa hai khuynh hướng cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh ở đầu thế kỉ XX là

   A. Quân chủ lập hiến- dân chủ cộng hòa

   B. Đánh đuổi giặc Pháp- đánh đổ phong kiến

   C. Bạo lực vũ trang- cải cách xã hội

   D. Cứu nước để cứu dân- cứu dân để cứu nước

Câu 3. Lực lượng có vai trò tiên phong trong phong trào yêu nước ở Việt Nam vào đầu thế kỉ  XX là

   A. Tư sản dân tộc và trí thức tư sản.

   B. Công nhân và tiểu tư sản thành thị.

   C. Văn thân, trí thức phong kiến.

   D. Văn thân, sĩ phu yêu nước tiến bộ.

Câu 4. Sau khi kí  Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) với Pháp, triều Nguyễn đã có chủ trương, hành động gì ?

   A. Bí mật chuẩn bị lực lượng chống quân Pháp để giành lại vùng đất đã mất.

   B. Không chủ trương giành lại vùng đất đã mất vì cho rằng Pháp rồi phải về nước.

   C. Yêu cầu triều đình Mãn Thanh bên Trung Quốc đem quân sang giúp đỡ lấy lại.

   D. Ra lệnh giải tán nghĩa binh chống Pháp để mong Pháp trả lại thành Vĩnh Long.

Câu 5. Ngày 20- 11- 1873, thực dân Pháp đã có hành động quân sự tại Bắc Kì là

   A. Quân Pháp quân đội để giải quyết  “ vụ Đuy-puy”.

   B. Quân Pháp gây ra vụ thảm sát tại thành  Hà Nội.

   C. Quân Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ nhất.

   D. Quân Pháp tiến hành cuộc phản công tại Cầu Giấy

Câu 6. Trước cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất tại Việt Nam  (trước năm 1897), xã hội Việt Nam có hai giai cấp cơ bản là

   A. Địa chủ phong kiến và  tư sản                                B. Địa chủ phong kiến và công nhân

   C. Địa chủ phong kiến và nông dân.                          D. Địa chủ phong kiến, tiểu tư sản 

Câu 7. Nguyên nhân chính, quân Pháp- Tây Ban Nha chọn Đà Nẵng là nơi tấn công xâm lược đầu tiên(1858) là

   A. Đà Nẵng có cảng nước sâu, giáo dân ủng hộ quân Pháp.

   B. Chiếm Đà Nẵng làm căn cứ quân sự và cắt đôi nước ta.

   C. Từ Đà Nẵng tấn công Huế và buộc triều Nguyễn đầu hàng.

   D. Kết thúc nhanh chóng xâm lược và đặt ách đô hộ nước ta.

Câu 8. Từ năm 1893- 1897, lãnh tụ tối cao của khởi nghĩa Yên Thế là

   A. Hoàng Hoa Thám.      B. Phan Đình Phùng           C. Hoàng Văn Nắm         D. Hoàng Văn Thụ.

Câu 9. Tại sao sau gần 40 năm (1858- 1896), Pháp mới thiết lập được nền thống trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam ?

   A. Sự cản trở quyết liệt của triều đình Mãn Thanh bên Trung Quốc về quân sự..

   B. Tình hình nước Pháp có nhiều biến động, làm gián đoạn tiến trình xâm lược .

   C. Pháp phải tập trung lực lượng tranh giành ảnh hưởng với các nước khác.

   D. Chúng vấp phải cuộc chiến tranh nhân dân bền bỉ, quyết liệt của nhân dân ta.

Câu 10. Xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX mang tính chất

   A. Xã hội tư bản chủ nghĩa thuộc địa                         B. Xã hội thuộc địa và phong kiến.

   C. Xã hội nửa thuộc địa phong kiến.                          D. Xã hội thuộc địa nửa phong kiến.

Câu 11. Thực dân Pháp hoàn thành cơ bản công cuộc xâm lược Việt Nam khi nào ?

   A. Khi Pháp bắt đầu công cuộc khai thác thuộc địa Việt Nam lần 1

   B. Sau khi kí Hiệp ước Hác măng (1883), Hiệp ước Patơnốp (1884).

   C. Sau khi đánh bại phong trào Cần Vương của vua Hàm Nghi .

   D. Sau khi đánh bại cuộc phản công của phái chủ chiến tại Huế.

Câu 12. Hệ quả lớn nhất trong chính sách cai trị của Pháp đối với Việt Nam sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 1

   A. Công nghiệp phát triển một cách đa dâng, phong phú: cơ khí, khai mỏ, chế biến

   B. Cơ cấu kinh tế kinh tế có những biến đổi đã kéo theo sự biến đổi về mặt xã hội.

   C. Nền kinh tế thuộc địa Việt Nam phát triển rõ rệt, năng suất lao động tăng lên.

   D. Phong trào yêu nước phát triển mạnh, chịu ảnh hưởng  tư tưởng cách mạng Pháp

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

....

Trên đây là toàn bộ nội dung Bộ 3 đề kiểm tra 45 phút môn Lịch sử 11 năm 2020 Trường THPT Hồng Đức. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net.

Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF