OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

275 Câu trắc nghiệm môn Đường lối cách mạng của ĐCSVN có đáp án

04/06/2019 1.35 MB 1313 lượt xem 14 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20190604/53618342751_20190604_152304.pdf?r=2963
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Với mong muốn giúp các bạn sinh viên đạt kết quả cao trong kì thi hết học phần, HOC247.Net đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn 275 Câu trắc nghiệm môn Đường lối cách mạng của ĐCSVN có đáp án. Hy vọng với tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các bạn trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình.

 

 
 

275 CÂU TRẮC NGHIỆM MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM CÓ ĐÁP ÁN

 

Câu 1. “Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đáng phái, dân tộc. Hễ là người VN thì phải đứng lên đánh TDP để cứu Tổ Quốc”. Đoạn văn trích trong văn kiện nào sau đây?

            a. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (chống Pháp).

            b. Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến”.

            c. Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi”

            d. Tác phẩm Đường cách mệnh.

Câu 2. Để phát huy cao độ sức mạnh toàn dân vào công cuộc k/c kiến quốc, theo ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ban thường vụ TW Đảng đã phat động phong trào “Thi đua ái quốc” Phong trào chính thức phát động từ năm nào?

            a. 1948

            b. 1949

            c. 1950

            d. 1951

Câu 3. Để kịp thời chỉ đạo toàn quốc kháng chiến chống Pháp, ngay trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến, Ban thường vụ TW Đảng đã ra một văn kiện mang tên:

            a. Chỉ thị Kháng chiến, kiến quốc.

            b. Chỉ thị Toàn dân kháng chiến.

            c. Tác phẩm kháng chiến nhất định sẽ thắng lợi

            d. Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến”.

Câu 4. Kế hoạch Navarre là một kế hoạch quân sự của Pháp, được tiến hành trong chiến dịch nào sau đây?

            a. Chiến dịch Việt Bắc.

            b. Chiến dịch Hòa Bình.

            c. Chiến dịch Điện Biên Phủ.

            d. Chiến dịch Biên Giới.

Câu 5. Ba nguyên tắc xây dựng hợp tác xã được Hội nghị BCH TW lần thứ 16 khóa II nêu ra là:

            a. Tự nguyện, cùng có lợi, quản lý dân chủ.

            b. Dần dần, tự nguyện, cùng có lợi.

            c. Dần dần, cùng có lợi, quản lý dân chủ.

            d. Nhiều, nhanh, tốt, rẽ.

Câu 6. Đánh gia đường lối công nghiệp hóa trong ĐHĐB toàn quốc lần thứ III, ta có thể nói:

            a. Đảng ta đã đưa ra chủ trương, nội dung công nghiệp hóa hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với yêu cầu thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho CNXH.

            b. ĐH III chủ trương “ưu tiên phát triển công nghiệp nặng 1 cách hợp lý. Đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ” là không phù hợp với hoàn cảnh VN: nghèo nàn, đội ngũ cán bộ KH-KT còn thiếu và yếu…

            c. Xác định công nghiệp hóa là nhiệm vụ trọng tâm của thời kỳ quá độ là đúng, nhưng nội dung ưu tiên phát triển công nghiệp nặng là không phù hợp với điều kiện cụ thể VN lúc đó.

            d. Cả a, b, c đúng.

Câu 7. Nghị quyết nào sau đây lần đầu tiên xác định cách mạng Miền Nam phải chuyển từ đấu tranh chính trị sang đấu tranh vũ trang?

            a. NQ BCH TW lần thứ 6, khóa II (7/1954).

            b. NQ Bộ Chính trị 9/1954.

            c. Dự thảo Đường lối CM VN 8/1956

            d. NQ BCH TW lần thứ 15 (1/1959).

Câu 8. Măt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam VN ra đời vào thời gian nào?

            a. 20/12/1960

            b. 21/7/1954

            c. 27/1/1973

            d. 17/1/1960

Câu 9. Nghị quyết Bộ Chính trị 1/1961 và 2/1962 đã xác định phương thức đấu tranh của CM miền Nam là:

            a. Sử dụng lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang để đánh đổ chính quyền độc tài phát xít của địch.

            b. Kết hợp đấu  tranh quân sự với đấu tranh chính trị, trong đó đấu tranh QS có tác dụng quyết định trực tiếp…

            c.  Giữ vững tư tưởng chiến lược tiến công, đưa đấu tranh vũ trang lên song song với đấu tranh chính trị, tiến công địch 3 vùng chiến lược, bằng 3 mũi giáp công…

            d. Đánh nhanh, thắng nhanh.

Câu 10. Trong thời kỳ kháng chiến kháng chiến chống mỹ, Nghị Quyết nào sau đây xác định đấu tranh quân sự có tác dụng quyết định trực tiếp:

            a. Nghị quyết Hội nghị BCH TW lần thứ 15 (1/1959) (khóa II).

            b. NQ HN BCH TW lần thứ 11 (3/1965) và 12 (12/1965) (khóa III).

            c. NQ Bộ chính trị 1/1961 và 2/1962

            d. NQ Bộ chính trị 12/1967.

Câu 11. Văn kiện nào sau đây trực tiếp dẫn đến phong trào Đồng khởi:

            a. NQ HN BCH TW lần thứ 6, khóa II (7/1954).

            b. Dự thảo Đường lối CM miền Nam.

            c. NQ HN BCH TW lần thứ 15, khóa II (1/1959).

            d. HN BCH TW lần thứ 16, khóa II (4/1959).

Câu 12. Trong nhiệm kỳ BCH TW Đảng khóa II, NQ nào sau đây đẫ trực tiếp dẫn đến cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân?

            a. NQ BCH TW lần thứ 14 (1/1968).

            b. NQ BCH TW lần thứ 11 (3/1965).

            c. NQ BCH TW lần thứ 12 (12/1965).

            d. NQ BCH TW lần thứ 18 (1/1970).

Câu 13. Nguyên nhân của cuộc chiến tranh giữa nhân dân VN và đế quốc Mỹ (1954-1975) là do:

            a. VN không chấp nhận hợp tác với Mỹ cũng như bất kỳ một thế lực nào bên ngoài nào.

            b. Đế quốc Mỹ phá hoại Hiệp Định Giơnevơ, âm mưu biến MN VN thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ.

            c. Do VN đi theo con đường chính trị khác Mỹ.

            d. Do 1 số người đứng đầu nước Mỹ muốn thôn tính nước ta.

Câu 14. Thất bại trong chiến lược “chiến tranh cục bộ”, đế quốc Mỹ chuyển sang thực hiện chiến lược “VN hoa chiến tranh”. Vì vậy, từ cuối năm 1968 đầu 1969, đế quốc Mỹ đã:

            a. Rút toàn bộ quân viễn chinh Mỹ và chư hầu khỏi VN.

            b. Rút dần quân Mỹ theo 3 giai đoạn từ năm 1968 đến giữa 1972.

            c. Rút dần quân Mỹ theo 3 giai đoạn từ năm 1968 đến giữa 1972, gắn liền với việc tăng cường khả năng bình định, kiển soát nông thôn của quân đội tay sai ở miền Nam.

            d. Cả a, b, c sai .

Câu 15. Trong kế hoạch 3 năm khôi phục KTế (1955-1957) ở miền Bắc, Đảng ta chủ trương:

            a. Không vội vàng thủ tiêu thành phần kinh tế tư bản ttư doanh nếu thấy có lợi cho sự phát triển kinh tế.

            b. Thủ tiêu kinh tế tư bản tư doanh, phát triển kinh tế quốc doanh.

            c. Phát triển nhanh kinh tế nhà nước.

            d. Đảng chưa nói đến vấn đề này.

Câu 16. Trong đường lối công nghiệp hóa XHCN, NQ nào của Đảng xác định: Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng 1 cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ?

            a. NQ ĐB TQ lần thứ III (9/1960).

            b. NQ ĐB TQ lần thứ IV (12/1976).

            c. NQ ĐB TQ lần thứ V (3/1982).

            d. NQ ĐB TQ lần thứ VI (12/1986).

Câu 17. Nội dung công nghiệp hóa được ĐH Đại Biểu toàn quốc lần thứ IV xác định chỉ rõ:

            a. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng 1 cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước thành 1 cơ sở công nông nghiệp.

            b. Thực hiện công nghiệp hóa XHCN bằng cách ưu tiên phát triển công nghiệp nặng 1 cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.

            c. Tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của XHCN, chủ yếu nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, hàng tiêu dùng và hàng XK.

            d. cả a, b, c sai.

Câu 18. Trong các đặc điểm của nước ta trong thời kỳ quá độ được ĐH đại biểu toàn quốc lần thứ IV nêu ra, đặc điểm nào là đặc điểm lớn nhất, quan trọng nhất?

            a. Từ 1 nền sản xuất nhỏ thẳng tiến lên CNXH, bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN.

            b. Đất nước còn nhiều khó khăn do hậu quả chiến tranh và tàn dư của CN thực dân.

            c. Đấu tranh giữa cách mạng và phản cách mạng trên thế giới còn nhiều gay go, quyết liệt.

            d. Là một nước thuộc địa nửa phong kiến.

Câu 19. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ được thông qua trong ĐH nào sau đây:

            a. ĐH Đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986).

            b. ĐH Đại biểu toàn quốc lần thứ VII (6/1991).

            c. ĐH Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (6/1996).

            d. ĐH Đại biểu toàn quốc lần thứ IX (4/2001).

Câu 20. ĐH Đại biểu toàn quốc nào của Đảng đã đưa ra quan điểm chỉ đạo công nghiệp hóa, trong đó khẳng định: CNH, HĐH là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế…; Khoa học và công nghệ là động lực của CNH, HĐH…?

            a. ĐH VI (12/1986).

            b. ĐH VII (6/1991).

            c. ĐH VIII (6/1996).

            d. ĐH IX (4/2001).

Câu 21. ĐH đại biểu toàn quốc nào của Đảng chủ trương phải hoàn thành cải tạo XHCN ở miền Nam, hoàn thiện quan hệ xản xuất XHCN ở miền Bắc, củng cố quan hệ sản xuất XHCN trong cả nước?

            a. ĐH III (9/1960).

            b. ĐH IV (12/1976).

            c. ĐH V (3/1982).

            d. ĐH VI (12/1986).

Câu 22. Thời kỳ “đổi mới” của cách mạng XHCN VN hiện nay thực chất là:

            a. Đổi mới mục tiêu CM, đổi mới biện pháp, bước đi trong xây dựng CNXH.

            b. Đổi mới biện pháp, bước đi trong xây dựng CNXH, đổi mới phong cách lãnh đạo của Đảng nhưng không thay đổi mục tiêu.

            c. Đổi mới tất cả nhằm thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh”.

            d. cả a, b, c đúng.

Câu 23. ĐH đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã khẳng định kinh tế nhiều thành phần là:

            a. Là một đặc trưng của thời kỳ quá độ.

            b. Là một biểu hiện đặc thù của thời kỳ quá độ.

            c. Là một tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ.

            d. Là một nhu cầu tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ.

Câu 24. Năm 1919, Nguyền Ái Quốc thay mặt những người VN yêu nước gửi Bản yêu sách của nhân dân An Nam đến:

            a. Hội nghị Versailles.

            b. ĐH Tours.

            c. ĐH quốc tế nông dân.

            d. Ủy bản quốc tế phương Đông.

Câu 25. Trong đợt khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở nước ta có giai cấp nào được hình thành?

            a. Giai cấp TS.

            b. Giai cấp công nhân.

            c. Giai cấp tư sản và công nhân.

            d. Giai cấp tiểu tư sản.

Câu 26. Đặc điểm ra đời của giai cấp công nhân VN như thế nào?

            a. Ra đời trước giai cấp tư sản, trong công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của TDP.

            b. Phần lớn xuất thân từ nông dân.

            c. Chịu sự áp lực và bóc lột của đế quốc, phong kiến và tư sản.

            d. Cả a, b, c.

Câu 27. Những giai cấp bị trị ở VN dưới chế độ thuộc địa của đế quốc Pháp là:

            a. Công nhân và nông dân.

            b. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản,

            c. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc.

            d. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc, địa chủ vừa và nhỏ.

Câu 28. Khi nào phong trào công nhân VN hoàn toàn trở thành một phong trào tự giác?

            a. Năm 1920 (tổ chức công hội ở SG được thành lập).

            b Năm 1925 (cuộc bãi công Ba Son).

            c. Năm 1929 (sự ra đời ba tổ chức cộng sản).

            d. Năm 1930 (Đảng Cộng sản VN ra đời).

Câu 29. NAQ lựa chọn con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng chính trị vô sản vào thời gian nào?

            a. 1917.

            b. 1918.

            c. 1919.

            d. 1920.

Câu 30. NAQ đã đọc Sơ thảo lần thứ nhất Luận Cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa khi nào? Ở đâu?

            a. 7/1920 – Liên Xô.

            b. 7/1920 – Pháp.

            c. 7/1920 – Quảng Châu (Trung Quốc).

            d. 8/1920 – Trung Quốc.

Câu 31. VN Quốc Dân Đảng được thành lập vào thời gian nào?

            a. 12/1927.

            b. 8/1925.

            c. 11/1926

            d. 7/1925.

Câu 32. Tổ chức cộng sản nào ra đời đầu tiên ở VN?

            a. Hội VN CM Thanh Niên.

            b. Đông Dương Cộng Sản Đảng.

            c. An Nam Cộng Sản Đảng.

            d. Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn.

Câu 33. Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng CSVN (3/2/1930) thông qua các văn kiện nào sau đây?

            a. Chính cương vắn tắt

            b. Điều lệ vắn tất và Chương trình vắn tắt.

            c. Sách lược vắn tắt.

            d. Cả a, b, c.

Câu 34. Nội dung nào sau đây nằm trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng?

            a. Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước VN hoàn toàn độc lập.

            b. Tư sản dân quyền cách mạng là thời kỳ dự bị để làm cho XH CM.

            c.  Chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc.

            d. Đảng có vững mạnh CM mới thành công.

Câu 35. Lần đầu tiên nhân dân VN kỷ niệm ngày Quốc tế Lao Động vào năm nào?

            a. 1930.

            b. 1936.

            c. 1931.

            d. 1938.

Câu 36. Ai là Tổng bí thư đàu tiên của Đảng?

            a. HCM.

            b. Trần Phú.

            c. Trần Văn Cung.

            d. Lê Hồng Phong.

Câu 37. Chiến tranh thế giới II bùng nổ vào thời gian nào?

            a. 1937.

            b. 1939.

            c. 1938.

            d. 1940.

Câu 38. Mặt trận VN độc lập Đồng Minh (Việt Minh) được thành lập năm nào?

            a. 1940.

            b. Đầu năm 1944.

            c. 1941.

            d. Cuối năm 1944.

Câu 39. Tài liệu nào sau đây được đanh giá như một Văn kiện mang tính chất cương lĩnh quân sự đầu tiên của Đảng?

            a. Đường Cách mạng.

            b. Con đường giải phóng.

            c. Cách đánh du kích.

            d. Chỉ thị thành lập đội VN Tuyên Truyền giải phóng quân.

Câu 40. Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương họp ở Tân Trào trong thời gian nào?

            a. 15 – 19/8/1941.

            b. 13 – 15/8/1945.

            c. 15 – 19/8/1945.

            d. 16 – 19/8/1945.

Câu 41. Ủy ban dân tộc giải phóng do ai làm chủ tịch?

            a. HCM.

            b. Phạm Văn Đồng.

            c. Trường Chinh.

            d. Võ Nguyên Giáp.

Câu 42. Hội nghị nào đã quyết định phát động toàn dân nổi dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền?

            a. Hội nghị BCH TW Đảng.

            b. Hộ nghị Ban Thường vụ TW Đảng.

            c. Hội nghị toàn quốc của Đảng.

            d. Hội nghị Tổng bộ Việt Minh.

Câu 43. Nhân dân ta phải tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền trước khi quân Đồng Minh vào Đông Dương vì:

            a. Đó là lúc so sánh lực lượng có lợi nhất đối với cách mạng.

            b. Đó là lúc kẻ thù cũ đã ngã gục, những kẻ thù mới chưa kịp đến.

            c. Quân Đồng Minh có thể ra một chính quyền trái với ý chí và nguyện vọng của nhân dân ta.

            d. Tất cả các lý do trên.

Câu 44. Tình hình đất nước sau CM Tháng 8 năm 1945 được ví như hình ảnh:

            a. Nước sôi lửa nóng.

            b. Ngàn cân treo sợi tóc.

            c. Nước sôi lửa bỏng.

            d. Trứng nước.

Câu 45. Những khó khăn, thử thách đối với VN sau CM Tháng 8 năm 1945:

            a. Các thế lực đế quốc, phản động bao vây chống phá.

            b. Kinh tế kiệt quệ và nạn đói hoành hành.

            c. Hơn 90% dân số không biết chữ.

            d. Tất cả các phương án trên.

Câu 46. Phong trào mà Đảng ta đã vận động nhân dân chống nạn mù chữ diễn ra sau CM Tháng 8 năm 1945?

            a. Xây dựng nếp sống văn hóa mới.

            b. Bài trừ các tệ nạn XH.

            c. Bình dân học vụ.

            d. Xóa bỏ văn hóa TD nô dịch phản động.

Câu 47. Nhân dân Nam bộ đứng lên kháng chiến chống TDP xâm lược bảo vệ chính quyền cách mạng vào ngày nào?

            a. 23-9-1945.

            b. 19-12-1946.

            c. 23-11-1945.

            d. 10-12-1946.

Câu 48. Sự kiện mở đầu cho sự hòa hoãn giữa VN và Pháp:

            a. Pháp ngừng bắn ở miền Nam.

            b. VN và Pháp nhân nhượng quyền lợi ở miền Bắc.

            c. Ký kết hiệp định SƠ Bộ 6-3-1946 giữa VN và Pháp.

            d. Pháp và Tưởng ký hiệp ước Trùng Kháng trao đổi quyền lợi cho nhau.

Câu 49. Chủ tịch HCM ra lời kêu gội toàn quốc kháng chiến vào thời điểm nào?

            a. 18-9-1945.

            b. 20-12-1947.

            c. 19-12-1946.

            d. Cả 3 phương án trên.

Câu Câu 50. Những Văn kiện nào dưới đây được coi như Cương Lĩnh kháng chiến của Đảng ta:

            a. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch HCM.

            b. Chỉ thị toàn dân kháng chiến của TW Đảng.

         c. Tác phẩm “kháng chiến nhất định thắng lợi” của Tổng Bí thư Trường Chinh.

            d. Cả 3 phương án trên.

 


{-- Xem đầy đủ nội dung tại Xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là trích dẫn một phần 275 Câu trắc nghiệm môn Đường lối cách mạng của ĐCSVN có đáp án, để xem đầy đủ nội dung đề thi và đáp án chi tiết các em vui lòng đăng nhập website hoc247.net chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!

ADMICRO
NONE

Tư liệu nổi bật tuần


ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF