OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

14 mở bài hay ôn thi THPT Quốc Gia 2020

18/04/2020 90.97 KB 603 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20200418/599572557368_20200418_090519.pdf?r=1723
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Trong đề thi THPT QG không thể thiếu phần nghị luận văn học, để tạo ấn tượng tốt cho bài văn của mình thì phần mở bài vô cùng quan trọng. Một mở bài hay là mở bài không quá dài dòng nhưng phải đủ ý, giới thiệu được trọng tâm vấn đề nghị luận và có sức thu hút bằng ngôn từ hấp dẫn. Để các em có thể tham khảo cũng như luyện tập, xin chia sẻ Bộ 14 mở bài hay ôn thi THPT Quốc Gia 2020 do HOC247 sưu tầm và cập nhật. Chúc các em ôn tập hiệu quả!

 

 
 

                                          14 MỞ BÀI HAY ÔN THI THPT QUỐC GIA

1. Mở bài Việt Bắc

"Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng"

(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên – Tố Hữu)

Đã từ lâu mảnh đất Tây Bắc – Điện Biên được coi là quê hương của kháng chiến, quê hương của những anh hùng, đây là mảnh đất trung du nghèo khó mà nặng ân tình khiến ai đã đặt chân đến đây cũng phải bồi hồi, xuyến xao. Mảnh đất ấy đã trở thành niềm thương, nỗi nhớ cho những ai đã từng đến rồi lại phải đi. Có người đã từng nói: "Thơ chỉ trào ra khi trong tim anh mọi thứ đã thật ứ đầy", chính những niềm thương, nỗi nhớ trào dâng ấy đã tạo ra những rung động mãnh liệt trong cảm xúc để rồi nhà thơ Tố Hữu – Một người lính đã từng gắn bó với mảnh đất này viết nên tác phẩm "Việt Bắc" - tuyệt tác của đời mình. Tác phẩm là một khúc tình ca và cũng là khúc hùng ca về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Bài thơ được viết ra như lời hát tâm tình của một mối tình thiết tha đầy lưu luyến giữa người kháng chiến và đồng bào Việt Bắc được thể hiện qua lăng kính trữ tình- chính trị, đậm tính dân tộc và ngòi bút dạt dào cảm xúc của thi nhân.

2. Mở bài Tây Tiến

"Đó là cuộc chia ly chói ngời sắc đỏ
Tươi như cánh nhạn lai bồng
...
Khi Tổ Quốc cần họ biết sống xa nhau"

(Cuộc chia ly màu đỏ – Nguyễn Mỹ)

Chiến tranh đi qua đã để lại cho chúng ta những hoài niệm về những tháng năm không thể nào quên, đó là khi con người ta nhận ra sứ mệnh của mình sinh ra là để chiến đấu, là để báo thù, đó là những con người sẵn sàng gác lại tuổi trẻ, việc học hành, tình cảm cá nhân vị kỉ để đi theo tiếng gọi của Tổ Quốc... Những con người ấy đã đi vào trong thơ ca, nghệ thuật như những huyền thoại của thế kỉ 20 mà nhà thơ Quang Dũng đã thể hiện thật xuất sắc thông qua lăng kính lãng mạn nhưng vẫn đậm chất hiện thực của mình qua bài thơ Tây Tiến. Tác phẩm đã khắc họa thành công bức tượng đài người lính Tây Tiến trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ.

3. Mở bài Sóng

Từ trước đến nay, tình yêu luôn là thứ không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người. Xuân Diệu đã từng viết:

"Làm sao sống được mà ko yêu
Không nhớ không thương một kẻ nào"

(Bài thơ tuổi nhỏ – Xuân Diệu)

Đó cũng là lý do tình yêu được đưa rất nhiều vào trong thơ ca và nghệ thuật, trở thành nguồn cảm hứng bất tận với nhiều thi nhân. Có rất nhiều những nhà thơ, nhà văn từng viết về tình yêu nhưng có lẽ sâu sắc nhất phải kể đến 2 cây bút thơ tình xuất sắc của nền văn học Việt Nam, đó là Xuân Diệu và Xuân Quỳnh. Nếu như Xuân Diệu từng làm mưa làm gió khiến người đọc nhớ mãi khi đặt tất cả dấu ấn tình yêu mãnh liệt của mình với "Biển" thì Xuân Quỳnh – một nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ đã thể hiện tình cảm người con gái qua hình ảnh "Sóng". Khi nhắc đến tên tuổi của Xuân Quỳnh, từ trong tiềm thức của mỗi người yêu văn chương đều biết tiếng thơ chị là tiếng nói nhân hậu, thủy chung, giàu trực cảm và tha thiết khát vọng hạnh phúc đời thường. Một trong số những tác phẩm xuất sắc nhất của Xuân Quỳnh phải kể đến tập "Hoa dọc chiến hào" với linh hồn là bài thơ "Sóng" được tác giả viết nhân một chuyến đi thực tế ở biển Diêm Điền năm 1967.

4. Mở bài Tùy bút người lái đò Sông Đà

MB1:

"Tuổi hai mươi khi hướng đời đã thấy
Thì xa xôi gấp mấy vẫn lên đường.
Sống ở thủ đô mà dạ để mười phương.
Nghìn khát vọng chất chồng mơ ước lớn."

(Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên)

Hòa chung với không khí sôi nổi của cả nước khi Miền Bắc tiên lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội với xu hướng đi đến những vùng cao để phục hồi kinh tế với tiếng hát đầy sông, đầy cầu thì Nguyễn Tuân đã lựa chọn Tây Bắc làm miền đất hứa để viết lên tuyệt tác của đời mình. Ông không đi theo lối mòn khi viết về những "cái tôi" còn buồn như Huy Cận, Chế Lan Viên – Những "cái tôi" luôn cô đơn trước vũ trụ, cô đơn giữa dòng đời. Nguyễn Tuân đã khéo léo để "cái tôi" cá nhân của mình hòa chung với "cái ta" của cộng đồng và mở ra một trào lưu văn học mới để rồi tất cả được kết tinh trong tập "Tùy bút Sông Đà" mà linh hồn của nó chính là " Tùy bút Người lái đò Sông Đà". Nguyễn Tuân là một nhà văn cả đời say mê đi tìm cái đẹp, cái đẹp ở đây chính là nghệ thuật, mà khi nói đến nghệ thuật cũng chính là cái đẹp, với Nguyễn Tuân, con người chính là tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời nhất mà tạo hóa đã ban tặng. Cái đẹp ấy được Nguyễn Tuân phát hiện ra trong "thứ vàng mười đã qua thử lửa" của Tây Bắc, ở những con người đang gắn bó với công cuộc xây dựng quê hương, đất nước. Chất vàng mười ấy chính là vẻ đẹp của người lái đò sông Đà, dưới ngòi bút điêu luyện của Nguyễn Tuân đó vừa là người anh hùng, vừa là nghệ sĩ tài hoa trên chính nghề nghiệp của mình.

MB2:

"Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc
Khi lòng ta đã hóa những con tàu"

(Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên)

Tây Bắc đã trở thành vùng đất hứa của thi ca nghệ thuật những năm 58-60 khi miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, các nhà văn nhà thơ đến với nơi đây để tìm cho mình những nguồn cảm hứng mới. Ta từng biết đến Tô Hoài với tập "truyện Tây Bắc" mà nổi bật là truyện ngắn "Vợ Chồng A Phủ", hay Nguyễn Khải cũng đã từng xôn xao lòng mình với "Mùa Lạc" thì Nguyễn Tuân lại thăng hoa trên mảnh đất này với tập "Tùy bút Sông Đà" với linh hồn là bài kí "Người lái đò Sông Đà". Là một nhà văn đi theo chủ nghĩa xê dịch, dấu chân của Nguyễn Tuân đã đi khắp mảnh đất hình chữ S này, nhưng ông lại chọn Tây Bắc làm nơi cho ra đời đưa con đẻ tinh thần của mình là bởi chỉ có nơi đây mới thỏa mãn thực đơn cho nhãn quan sáng tác của ông. Tùy bút sông Đà là những trang văn được viết bằng ngôn ngữ điêu luyện, những đoạn tả đèo cao, vực sâu, thác nước dữ dội, hoặc cảnh thiên nhiên đẹp đến tuyệt đỉnh, nhưng lấp lánh giữa những vẻ đẹp ấy là hình ảnh con sông Đà hiện lên vừa hùng vĩ, dữ dội nhưng cũng rất nên thơ, trữ tình và lãng mạn.

5. Mở bài Tuyên Ngôn Độc Lập

"Nam quốc sơn hà nam đế cứ
Tiệt nhiên phận định tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư"

Là những lời thơ thần của Lý Thường Kiệt vang dội trên sông Như Nguyệt để đánh đuổi quân Tống xâm lược cũng như khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc ta dưới thời nhà Lý. Sau hàng nghìn năm nhân dân Việt Nam sống dưới chế độ quân chủ, trăm năm Pháp thuộc, 5 năm phát xít... thì giờ đây thực dân Pháp đang âm mưu quay lại cướp nước ta lần nữa dưới chiêu bài lừa bịp công luận quốc tế "bảo hộ" và "khai hóa", để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc ta cũng như vạch mặt, tố cáo thực dân Pháp thì chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho ra đời Bản Tuyên Ngôn Độc Lập. Đây là một áng văn chính luận mẫu mực của nền văn học Việt Nam hiện đại, kết tinh những tinh hoa của dân tộc và khí phách non sông, mang giá trị pháp lí, giá trị lịch sử và cả giá trị nghệ thuật cao cả. Trước sự chứng kiến của hơn 50 vạn đồng bào cả nước tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, bằng bút pháp lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, dẫn chứng hùng hồn và giọng đọc đặc biệt thì Bản Tuyên Ngôn độc lập đã khơi dậy lòng yêu nước nồng nàn, thấm nhuần vào từng con tim, khối óc con người Việt Nam.

6. Mở bài Ai đã đặt tên cho dòng sông

Một lần anh đến Huế thơ
Gặp cô gái đẹp say mơ giấc nồng
Sông Hương quyến rũ lạ lùng
Em choàng tỉnh giấc ngượng ngùng nhìn tôi

Sông Hương đã đi vào thơ ca nghệ thuật như một niềm cảm hứng bất tận đối với tất cả văn nghệ sĩ, nhưng dù là trong tác phẩm nào đi chăng nữa sông Hương vẫn luôn mang một dáng vẻ vô cùng dịu dàng, quyến rũ khiến ai cũng phải mê đắm ngay từ lần gặp gỡ đầu tiên. Có lẽ Hoàng Phủ Ngọc Tường đã "phải lòng" sông Hương – xứ Huế như một lần gặp gỡ định mệnh để rồi gắn bó với mảnh đất này hơn 40 năm. Trước những rung động của một mối tình say đắm trong những trang Kiều để từ đó nhà văn dành cho sông Hương một bài kí trang trọng. Cả bài kí dường như là cuộc hành trình tìm kiếm cho câu hỏi đầy khắc khoải "Ai đã đặt tên cho dòng sông" .Và cuộc tìm kiếm, lý giải cái tên của dòng sông đã trở thành cuộc tìm kiếm đầy hào hứng và say mê không chỉ vẻ đẹp của diện mạo hình hài mà còn là độ lắng sâu của tâm hồn và rung động. Con sông xứ Huế hiện lên trong cuộc tim kiếm của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã không chỉ là con sông địa lý mà là một sinh thể, một con người "sông Hương quả thực là Kiều, rất Kiều" vừa xinh đẹp, vừa tài hoa, vừa thăng trầm chìm nổi cùng lịch sử lại vừa đằm thắm lắng sâu với nền văn hoá riêng của nó.

               ------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy----------

 

Trên đây là trích dẫn một phần Bộ 14 mở bài hay ôn thi THPT Quốc Gia 2020. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô làm tài liệu ôn tập. Đồng thời, tài liệu này giúp các em học sinh có bước ôn thi và luyện đề thật tốt để có một kết quả cao trong bài kiểm tra của mình.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm

Bộ 3 đề Đọc - hiểu ôn thi THPT QG năm 2020 môn Ngữ Văn có đáp án chi tiết

---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF