OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA

Đề cương ôn thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 12 năm 2017

26/04/2017 1.36 MB 11299 lượt xem 50 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2017/20170426/648212627688_20170426_150021.pdf?r=2176
ADMICRO/
Banner-Video

Hoc247 xin giới thiệu đến các em học sinh tài liệu ôn thi học kỳ 2 môn Công nghệ lớp 12. Tài liệu tóm lược các nội dung trọng tâm và bài tập trắc nghiệm về một số thiết bị điện tử dân dụng, mạch điện xoay chiều ba pha, máy biến áp ba pha,... nhằm giúp các em củng cố lại các kiến thức đã học, chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi học kỳ 2 sắp tới. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các em cùng tham khảo nội dung ôn tập dưới đây.

 

 
 

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II – MÔN CÔNG NGHỆ 12

NĂM HỌC: 2016-2017

A. LÝ THUYẾT:

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ DÂN DỤNG

Bài 17: Khái niệm hệ thống thông tin và viễn thông

1.  Khái niệm:

a. Khái niệm hệ thống thông tin:

- Là hệ thống dùng các biện pháp để thông báo cho nhau những thông tin cần thiết.

b. Khái niệm viễn thông:

- Là hệ thống truyền những thông tin đi xa bằng sóng vô tuyến điện.

2. Sơ đồ khối, nguyên lí làm việc của hệ thống thông tin và viễn thông:

a. Phần phát thông tin:

a.1. Chức năng: có nhiệm vụ đưa nguồn tin cần phát tới nơi cần thu thông tin ấy.

a.2. Sơ đồ khối:

Trong đó:

  • Nguồn thông tin: là nguồn cần tín hiệu cần phát đi xa (như âm thanh, hình ảnh, chữ và số … đã được biến thành tín hiệu điện).
  • Xử lí tin: Gia công và khuếch đại nguồn tín hiệu.
  • Điều chế, mã hóa: Điều chế và mã hóa thông tin trước khi truyền đi xa.
  • Đường truyền: Là phương tiện để truyền dẫn tín hiệu đi xa.

b. Phần thu thông tin

b.1. Nhiệm vụ: Thu nhận tín hiệu đã mã hoá truyền đi từ phía phát, biến đổi tín hiệu thu nhận được trở về dạng tín hiệu ban đầu để đưa tới thiết bị đầu cuối.

b.2. Sơ đồ khối:

Trong đó:

  • Nhận thông tin: Tín hiệu đã phát đi được máy thu nhận bằng một thiết bị hay một mạch nào đó. Ví dụ như anten, mođem ...
  • Xử lý tin: Các tín hiệu nhận về có công suất nhỏ và đã được mã hoá nên phải được xử lý như giải mã, giải điều chế, khuếch đại...
  • Giải điều chế: Biến đổi tín hiệu nhận được trở về dạng tín hiệu ban đầu.
  • Thiết bị cuối cùng: là khâu cuối cùng của hệ thống. Nó có thể là những thiết bị như loa, màn hình TV, in ra giấy....
  • Những thông tin từ nơi phát tới nơi thu có thể ở các khoảng cách xa, gần khác nhau. Tất cả các nguồn phát và thu thông tin ấy hợp thành một mạng thông tin quốc gia và toàn cầu.

Bài 18: Máy tăng âm

1. Khái niệm máy tăng âm

- Khi cần phát một tín hiệu âm thanh đi xa hơn ta cần có một thiết bị khuếch đại tín hiệu âm tần công suất lớn. Một thiết bị như thế là máy tăng âm.

2. Sơ đồ khối, nguyên lí hoạt động của máy tăng âm:

a. Sơ đồ khối:

b. Nguyên lí hoạt động:

  • Khối mạch vào: nhận tín hiệu âm tần từ các nguồn khác nhau như: micrô, đĩa hát, băng cesset, USB, thẻ nhớ...
  • Mạch tiền khuếch đại: tín hiệu nhận được từ khối mạch vào được khuếch đại đủ lớn để cấp cho khối mạch âm sắc.
  • Mạch âm sắc: Điều chỉnh độ trầm bổng của âm thanh theo ý muốn của người nghe.
  • Mạch khuếch đại trung gian: khuếch đại công suất đủ lớn cấp cho mạch khuếch đại công suất.
  • Mạch khuếch đại công suất: khuếch đại công suất đủ lớn để phát ra loa.
  • Loa: phát ra âm thanh.
  • Nguồn nuôi: cung cấp điện cho toàn bộ máy tăng âm.

3. Nguyên lí hoạt động của khối khuếch đại công suất

a. Sơ đồ khối:

Sơ đồ mạch khuếch đại công suất mắc đẩy kéo có biến áp

b. Nguyên lí hoạt động:

  • Khi chưa có tín vào cả hai Tranzito đều khoá, tín hiệu ra bằng 0.
  • Khi có tín hiệu vào:
    • Ở nửa chu kì đầu, UB > 0, UC < 0: T1 dẫn, T2 khoá: có tín hiệu ra ở nửa trên N21 của biến áp BA2 => Có tín hiệu ra loa.
    • Như vậy, cả hai nửa chu kì, đều có tín hiệu được khuếch đại ra loa.
    • Ở nửa chu kì sau, UC >0,UB < 0 làm T2 dẫn, T1 khoá: Có tín hiệu ra ở nửa dưới N22 của biến áp BA2  => có tín hiệu ra loa.
    • R2 và R1 (hoặc điôt Đ) tạo định thiên ban đầu cho T1 và T2 làm việc với chất lượng cao hơn.

Bài 19: Máy thu âm

1. Khái niệm về máy thu thanh

- Máy thu thanh là một thiết bị điện tử thu sóng điện từ ngoài không gian, sau đó khuếch đại, chọn lọc thông tin và phát ra âm thanh.

2. Sơ đồ khối và nguyên lý làm việc của máy thu thanh:

a. Sơ đồ khối:

b. Nguyên lý làm việc:

  • Chọn sóng: Khối chọn sóng có nhiệm vụ điều chỉnh cộng hưởng để lựa chọn sóng cần thu ft trong vô vàn các sóng trong không gian.
  • Khuếch đại cao tần: Khối khuếch đại cao tần có nhiệm vụ khuyếch đại tín hiệu nhận đựoc từ anten để tăng độ nhạy.
  • Dao động ngoại sai: Mạch tạo sóng ngoại sai (fd) có nhiệm vụ tạo ra trong máy sóng cao tần với quy luật là luôn cao hơn sóng định thu (ft) một trị số không đổi đó là sóng trung tần 465 KHz (hoặc 455 KHz)
  • Trộn tần: Mạch trộn tần giữa sóng thu của đài phát thanh (ft) với sóng ngoại sai trong máy fd cho ra tần số fd - ft = 465 KHz
  • Khuếch đại trung tần: với một hoặc nhiều tầng khuếch đại. Mỗi tầng khuếch đại trung tần được điều chỉnh và cộng hưởng với một giá trị trên dãy tần số đó nhằm gia tăng độ chọn sóng.
  • Tách sóng: có nhiệm vụ tách tín hiệu âm tần ra khỏi sóng mang trung tần. Mạch này có hai chức năng: thứ nhất tách tín hiệu hỗn hợp để bao hình phía trên của tín hiệu hỗn hợp AM, thứ hai phần sóng mang trung tần được lọc và giữ lại chỉ còn có tín hiệu âm tần đi qua.
  • Khuếch đại âm tần: tín hiệu tần số thấp lấy từ đầu ra của tầng tách sóng khuếch đại để đưa ra loa phát ra âm thanh.

3. Sơ đồ khối, nguyên lý làm việc khối tách sóng trong máy thu AM:

a. Sơ đồ khối:

b. Nguyên lí làm việc:

Diod tách sóng D chỉ cho dòng điện đi qua theo một chiều nên sóng vào khối tách sóng là sóng xoay chiều còn sóng ra là sóng một chiều (trên trục hoành).

Bài 20: Máy thu hình

1. Khái niệm:

- Máy thu hình là thiết bị nhận và tái tạo lại tín hiệu âm thanh và hình ảnh của đài truyền hình.

2. Sơ đồ khối và nguyên lí làm việc của máy thu hình màu

a. Sơ đồ khối

(Hình 20 -2 SGK)

b. Chức năng của các khối

  • Khối cao tần, trung tần, tách sóng: có nhiệm vụ nhận tín hiệu cao tần từ anten, khuếch đại, xử lí, tách sóng hình, tự động điều chỉnh tần số ngoại sai và hệ số khuếch đại, sau đó đưa tới khối 2, 3, 4.
  • Khối xử lí tín hiệu âm thanh: có nhiệm vụ nhận tính hiệu sóng mang âm thanh, khuếch đại, tách sóng điều tần và khuếch đại âm tần để phát ra loa.
  • Khối xử lí tín hiệu hình: có nhiệm vụ nhận tín hiệu hình, khuếch đại, giải mã màu, sau đó khuếch đại ba tín hiệu màu (đỏ, lục, lam) đưa tới ba catot đèn hình màu.
  • Khối đồng bộ và tạo xung quét: có nhiệm vụ tách xung đồng bộ dòng, xung đồng bộ mành và tạo xung quét dòng, xung quét mành đưa tới cuộn lái tia của đèn hình.
  • Khối phục hồi hình ảnh (đèn hình màu): có nhiệm vụ nhận tín hiệu hình ảnh màu, tín hiệu quét để phục hồi hình ảnh hiện trên màn hình.
  • Khối vi xử lí và điều khiển: có nhiệm vụ nhận tín hiệu điều khiển từ xa hay từ phím bấm để điều khiển các hoạt động của máy thu hình.
  • Khối nguồn: có nhiệm vụ tạo các mức điện áp cần thiết để cung cấp cho máy làm việc.

3. Sơ đồ khối, nguyên lí làm việc của khối xử lí màu:

1. Sơ đồ khối

(Hình 20-3 SGK)

2. Nguyên lí hoạt động.

  • Cơ cấu phát và thu màu trong truyền hình màu là phối hợp các màu cơ bản là đỏ ( R ), lục ( G ), lam ( B ).
  • Khối xử lí tín hiệu màu nhận tín hiệu từ mạch tách sóng hình đưa sang.
    • Khối 1: khuếch đại và xử lí tín hiệu chói.
    • Khối 2: giải mã màu để lấy ra hai tín hiệu màu R-Y và B-Y.
    • Khối 3: Nhận tín hiệu từ khối 1 và khối 2 để khôi phục lại ba tín hiệu màu cơ bản và đưa tới khối 4, 5, 6.
    • Khối 4, 5, 6: khuếch đại các tín hiệu màu có biên độ đủ lớn  và đảo pha thành cực tính âm, sau đó đưa tới ba catot đèn hình màu, điều khiển ba tia điện tử bắn lên các điểm phát ra màu tương ứng đỏ, lục, lam trên màn hình. Các màu cơ bản trên được trộn với nhau tạo thành hình ảnh màu.
CHƯƠNG 5: MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀU BA PHA

Bài 22: Hệ thống điện quốc gia

1. Khái niệm về hệ thống điện quốc gia:

Hệ thống điện quốc gia gồm:

  • Nguồn điện: Các nhà máy điện.
  • Các lưới điện:
  • Các hộ tiêu thụ.

=> Liên kết với nhau thành 1 hệ thống để thực hiện quá trình sản xuất, truyền tải, phân phối và tiêu thụ điện năng.

2. Sơ đồ lưới điện quốc gia

a.  Cấp điện áp của lưới điện:

Phụ thuộc vào mỗi quốc gia,lưới điện có thể có nhiều cấp điện áp khác nhau: 800kV,500kV, 220kV, 110kV, 66kV, 35kV, 22kV, 10,5kV, 6kV, 0,4kV.

  • Lưới điện truyền tải: 66kV trở lên.
  • Lưới điện phân phối: 35kV trở xuống.

b. Sơ đồ lưới điện:

Sơ đồ lưới điện trình bày các phần tử chủ yếu của lưới điện như:

  • Đường dây.          
  • Máy biến áp…

Trên sơ đồ ghi rõ các cấp điện áp và các số liệu kĩ thuật của các phần tử.

3. Vai trò của hệ thống điện quốc gia:

  • Đảm bảo việc  sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng cung cấp cho công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt... trên toàn quốc.
  • Đảm bảo cấp điện với độ tin cậy cao, chất lượng điện năng tốt, an toàn và kinh tế nhất.

Bài 23: Mạch điện xoay chiều ba pha

1. Ngun đin ba pha:

  • Nguồn điện ba pha gồm 3 dây quấn AX,BY,CZ.Mỗi dây quấn là một pha (Dây quấn pha A ký hiệu là AX,pha B là BY và pha C là CZ).Các dây quấn này đặt lệch nhau một góc 1200 trong không gian.
  • Khi quay nam châm điện với tốc độ không đổi,trong dây quấn mỗi pha xuất hiện sđđ xoay chiều một pha.Các sđđ này bằng nhau về biên độ,tần số nhưng lệch pha nhau một góc 1200 hay về thời gian là 1/3 chu kỳ.

2. Ti ba pha:

  • Tải ba pha thường là các động cơ điện ba pha,các lò điện ba pha…Tổng trở của các pha A,B,C của tải là ZA,ZB,ZC.

3. Cách ni ngun đin ba pha:

a. Ni hình sao:

  • Nối nguồn ba pha hình sao là chập ba điểm cuối của ba pha(X,Y,Z) thành điểm O gọi là điểm trung hòa.Các điểm A,B,C nối với dây dẫn điện thế nơi tiêu thụ (Các dây đó gọi là các dây pha hay dây nóng). Dây nối từ điểm trung hòa đến điểm trung hòa của tải gọi là dây trung hòa hay dây lạnh.

b. Ni hình tam giác:

  • Nối nguồn hình tam giác là nối điểm đầu của pha này với điểm cuối của pha kia (BX,CY,AZ). Như vậy,khi nối hình tam giác chỉ có ba dây pha,không có dây trung hòa.

4.Cách ni ti ba pha.

(Tương tự như nối nguồn ba pha)

5. Các quan hệ đại lượng dây và đại lượng pha:

a. Khi nối hình sao: 

\(I_{d}=I_{p}\)

\(U_{d}=\sqrt{3}U{p}\)

b. Khi nối hình tam giác:

\(I_{d}=\sqrt{3}I{p}\)

\(U_{d}=U{p}\)

Trong đó:

  • IP là dòng điện pha (tức là dòng điện chạy trong mỗi pha).
  • Id là dòng điện dây (tức là dòng điện chạy trong dây pha).
  • UP là điện áp pha (tức là điện áp giữa dây pha và dây trung hòa).
  • Ud là điện áp dây(tức là điện áp giữa hai dây pha).

6. Ưu điểm của mạch điện ba pha bốn dây:

  • Tạo ra hai trị số điện áp khác nhau:điện áp dây và điện áp pha,vì thế rất thuận tiện cho việc sử dụng đồ dùng điện.
  • Các tải điện sinh hoạt thường không đối xứng(tổng trở các pha khác nhau khi tải các pha thay đổi).Tuy nhiên, do sử dụng mạng ba pha bốn dây,nhờ có dây trung tính nên điện áp pha trên các tải hầu như vẫn giữ được bình thường,không vượt quá điện áp định mức của đồ dùng điện.
CHƯƠNG 6: MÁY ĐIỆN XOAY CHIỀU BA PHA – MÁY BIẾN ÁP BA PHA

Bài 25: Máy điện xoay chiều ba pha – Máy biến áp ba pha

1. Khái niệm, phân loại, công dụng của máy điện xoay chiều ba pha:

a. Khái niệm:

  • Máy điện xoay chiều ba pha là máy điện làm việc với dòng điện xoay chiều ba pha.

b. Phân loại và công dụng:

  • Máy điện xoay chiều ba pha là máy điện làm việc với dòng điện xoay chiều ba pha:

b. 1. Máy điện tĩnh:

  • Máy điện khi làm việc không có bộ phận nào chuyển động.
  • Máy biến áp ba pha, là loại máy dùng để biến đổi điện áp (tăng hoặc giảm) của dòng điện xoay chiều ba pha.
  • Máy biến dòng ba pha là loại máy dùng để thay đổi dòng điện của dòng điện xoay chiều ba pha (tăng hoặc giảm).

b. 2. Máy điện quay:

Máy điện khi làm việc có bộ phận chuyển động tương đối với nhau, được chia thành:

  • Máy phát điện: Biến cơ năng thành điện năng, dùng làm nguồn cung cấp cho tải.
  • Động cơ điện: Biến điện năng thành cơ năng, dùng làm nguồn động lực cho máy và thiết bị.

2. Khái niệm, công dụng, cấu tạo, nguyên lí làm việc của máy biến áp ba pha:

a. Khái niệm:

  • Máy biến áp ba pha là máy điện tĩnh dùng để biến đổi điện áp của hệ thống nguồn điện xoay chiều 3 pha nhưng giữ nguyên tần số.

b. Công dụng:

  • Truyền tải điện năng.
  • Phân phối điện năng.
  • Máy biến áp trong các cơ sở sản xuất.

c. Cấu tạo: Gồm hai phần

c. 1. Lõi thép:

  • Lõi thép dùng làm mạch dẫn từ, gồm nhiều lá thép kỹ thuật điện mỏng ghép chặt lại với nhau, giữa các lá thép cách điện với nhau.
  • Lõi thép gồm:
    • Trụ: phần lõi thép đặt dây quấn.
    • Gông: phần lõi thép còn lại khép kín mạch từ cùng với trụ.
  • Lõi thép có dạng:
    • Ba pha ba trụ.
    • Ba lõi thép MBA
  • Lõi thép làm bằng các lá thép kĩ thuật điện để hạn chế dòng điện Fu-cô sinh ra khi từ trường biến đổi.

c.2. Dây qun:

  • Dây quấn làm bằng dây điện từ (dây đồng hoặc nhôm được mạ lớp sơn cách điện là sơn emay) được quấn quanh trụ từ của lõi thép.
  • Dây quấn gồm:
    • Dây quấn sơ cấp: gồm 3 cuộn giống nhau
      • (kí hiệu: AX ,BY ,CZ) - nối với nguồn điện.
    • Dây quấn thứ cấp: gồm 3 cuộn giống nhau
      • (kí hiệu: ax, by, cz) - nối với tải .
  • Dây quấn sơ cấp và thứ cấp phải khác nhau (tiết diện dây hoặc số vòng dây quấn).
  • Dây quấn sơ cấp và thứ cấp có thể đấu hình sao hoặc hình tam giác.

d. Cách đấu dây máy biến áp:

d.1. Nối sao - sao có dây trung tính:

  • Ký hiệu: Y/Y0
  • Dùng cho mạch điện chiếu sáng, tải ba pha đối xứng.

d.2. Nối sao - tam giác:

  • Ký hiệu: \(Y/Y_\triangle\)
  • Tải ba pha đối xứng.

d.3. Nối tam giác - sao:

  • Ký hiệu: \(Y_\triangle/Y\)
  • Dùng cho mạch điện chiếu sáng, tải ba pha đối xứng.

e. Nguyên lí làm việc của máy biến áp ba pha:

  • Dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
  • Dòng điện được tạo ra trong cuộn dây sơ cấp khi nối một hiệu điện thế sơ cấp và một từ trường biến thiên trong lõi thép.
  • Từ trường biến thiên này tạo ra trong mạch điện thứ cấp một hiệu điện thế thứ cấp.
    Như vậy, hiệu điện thế sơ cấp có thể thay đổi được hiệu điện thế thứ cấp thông qua từ trường.
  • Sự biến đổi này có thể được điều chỉnh qua số vòng cuốn trên lõi sắt.

3. Hệ số biến áp:

  • Gọi N1 và N2 lần lượt là số vòng dây quấn sơ cấp và thứ cấp mỗi pha.
  • Gọi Kp và Kd lần lượt là hệ số biến áp pha và hệ số biến áp dây
  • Hệ số biến áp pha:

\(K_{p}=\frac{U_{p1}}{U_{p2}}=\frac{N_{1}}{N_{2}} \)

N1; N2 là số vòng

  • Hệ số biến áp dây:

\( K_{d}=\frac{U_{d1}}{U_{d2}} \)

Ud1, Ud2 là điện áp dây

Bài 26: Động cơ không đồng bộ ba pha

1. Khái nim, công dng ca động cơ không đồng b ba pha:

a. Khái niệm:

  • Động cơ không đồng bộ ba pha là động cơ xoay chiều ba pha có tốc độ quay của rô to (n) nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường dòng điện cấp cho động cơ (n1).

b. Công dụng:

  • Động cơ không đồng bộ ba pha được sử dụng làm nguồn động lực cho các máy công tác dùng trong công nghiệp, nông nghiệp và đời sống.
  • Động cơ không đồng bộ ba pha rô to lồng sóc được sử dụng phổ biến vì cấu tạo đơn giản, kích thước gọn, dễ vận hành.

3. Cấu tạo của động cơ đồng bộ ba pha:

4. Nguyên lý làm việc:

  • Khi cho dòng ba pha vào ba dây quấn stato trong lòng stato xuất hiện từ trường quay.
  • Đặc điểm từ trường quay trong lòng stato:
  • Trị số không đổi;

  • Hướng quay đều trong không gian với vận tốc n1 = 60f/p(vg/phút);
  • Ở đây: f là tần số của dòng điện cấp cho động cơ (Hz); p  là số đôi cực từ.
  • Chiều quay phụ thuộc thứ tự pha của dòng điện.
  • Từ trường quay quét qua các thanh dẫn của dây quấn rô to làm trong các thanh dẫn xuất hiện  sức điện động và dòng cảm ứng.
  • Lực tương tác điện từ giữa từ trường quay và dòng cảm ứng kéo rô to quay cùng chiều với từ trường quay với tốc độ n1

5. Hệ số trượt:

  • Khi động cơ làm việc:  n < n1
  • Hệ số trượt (s):  s = (n1  - n)/ n1;

n1 - n = n2: Tốc độ trượt

  • Tốc độ quay của động cơ:  n = n1(1-s) (vòng /phút)
  • Khi động cơ làm việc bình thường: \(s = 0,02\div 0,06\)

6. Cách đấu dây:

  • Stato của động cơ không đồng bộ ba pha có 6 đầu dây nối ra ngoài hộp đấu dây đặt ở vỏ
     động cơ.
  • Động cơ kí hiệu: \(Y/\triangle\) - 220/380V, khi lưới điện có điện áp dây 220V thì dây quấn của động cơ đấu hình sao; khi lưới điện có điện áp dây 380V thì dây quấn của động cơ đấu hình tam giác.
CHƯƠNG 7: MẠNG SẢN XUẤT ĐIỆN QUY MÔ NHỎ

Bài 28: Mạng sản xuất quy mô nhỏ

1. Khái niệm:

  • Mạng điện cấp điện cho một đơn vị với quy mô sản xuất nhỏ.
  • Gồm: Các tổ sản xuất, phân xưởng sản xuất.
  • Công suất tiêu thụ: vài chục đến vài trăm kW.
  • Tải: Động cơ điện, máy hàn điện, các thiết bị chiếu sáng và các thiết bị khác.

2. Đặc điểm:

  • Tải: Phân bố tập trung, có nhiều thiết bị, máy móc và thiết bị chiếu sáng nên tải thường không cân bằng.
  • Hệ thống cấp điện là máy biến áp công suất trung bình hoặc mạng điện hạ áp 380/220V.

3. Yêu cầu:

  • Điện năng phải đảm bảo tính liên tục và chất lượng, thể hiện qua các chỉ tiêu sau:
  • Chỉ tiêu tần số (50Hz)
  • Chỉ tiêu điện áp  ± 5%
  • Đảm bảo tính kinh tế.
  • Đảm bảo an toàn: các thiết bị dể vận hành, đơn giản, đặc biệt là an toàn cho người sử dụng và thiết bị (thiết bị bảo vệ). 

4. Nguyên lí làm việc:

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP:

Câu 1. Sóng trung tần ở máy thu thanh có trị số khoảng:

A. 465 Hz             B. 565 kHz                         C. 565 Hz                            D. 465 kHz

Câu 2. Khối nào của máy tăng âm thực hiện nhiệm vụ khuếch đại công suất âm tần đủ lớn để phát ra loa?

A. Khối mạch khuếch đại công suất                 B. Khối mạch tiền khuếch đại

C. Khối mạch âm sắc                                         D. Khối mạch khuếch đại trung gian

Câu 3. Chức năng của lưới điện quốc gia là:

A. Truyền tải điện năng từ các nhà máy điện, đến lưới điện.

B. Truyền tải điện năng từ các nhà máy điện, đến các nơi tiêu thụ.

C. Truyền tải điện năng từ các nhà máy điện, đến các trạm biến áp.

D. Truyền tải điện năng từ các nhà máy điện, đến các trạm đóng cắt.

Câu 4. Chọn câu sai:

A. Nối tam giác \(U_{d}=U_{p}\), nối hình sao \(I_{d}=I_{p}\).

B. Nối hình sao \(I_{d}=\sqrt{3}I_{p}\) , nối tam giác \(U_{d}=U_{p}\) .

C. Nối tam giác \(I_{d}=\sqrt{3}I_{p}\), trong cách mắc hình sao 

D. Nối hình sao \(U_{d}=\sqrt{3}U_{p}\), nối tam giác \(U_{d}=U_{p}\).

Câu 5. Trong máy phát điện xoay chiều 3 pha, ba suất điện động trong ba cuộn dây :

A. Cùng biên độ, cùng tần số, nhưng khác nhau về pha.

B. Cùng tần số, cùng pha nhưng khác nhau về biên độ.

C. Cùng biên độ, cùng tần số và cùng pha.

D. Cùng biên độ, cùng pha nhưng khác nhau về tần số.

Câu 6. Một hệ thống thông tin và viễn thông gồm:

A. Phần phát thông tin.                    B. Phát và truyền thông tin.

C. Phần thu thông tin.                      D. Phát và thu thông tin.

Câu 7. Lưới điện quốc gia là một tập hợp gồm:

A. Đường dây dẫn điện và các hộ tiêu thụ.          

B. Đường dây dẫn điện và các trạm đóng, cắt.

C. Đường dây dẫn điện và các trạm biến áp.         

D. Đường dây dẫn điện và các trạm điện.

Câu 8. Hệ thống điện quốc gia gồm:

A. Nguồn điện, các trạm biến áp và các hộ tiêu thụ.        

B. Nguồn điện, đường dây và các hộ tiêu thụ.

C. Nguồn điện, lưới điện và các hộ tiêu thụ.               

D.Nguồn điện, các trạm đóng cắt và các hộ tiêu thụ.

Câu 9. Chọn câu đúng.

A. Trong điều chế biên độ, biên độ sóng mang thay đổi, chỉ có tần số sóng mang không thay đổi theo tín hiệu cần truyền đi.

B. Trong điều chế biên độ, biên độ sóng mang biến đổi theo tín hiệu cần truyền đi.

C. Trong điều chế biên độ, biên độ sóng mang không thay đổi, chỉ có tần số sóng mang thay đổi theo tín hiệu cần truyền đi.

D. Trong điều chế biên độ, biên độ sóng mang không biến đổi theo tín hiệu cần truyền đi.

Câu 10. Nếu tải ba pha đối xứng, khi nối hình sao thì:

A. \(I_{d}=I_{p}\)và \(U_{d}=\sqrt{3}U_{p}\)

B. \(I_{d}=I_{p}\) và \(U_{d}=U{p}\)

C. \(I_{d}=\sqrt{3}I_{p}\) và \(U_{d}=\sqrt{3}U_{p}\)

D. \(I_{d}=\sqrt{3}I_{p}\) và \(U_{d}=U{p}\)

Câu 11. Nếu tải ba pha đối xứng, khi nối hình tam giác thì:

A. \(I_{d}=I_{p}\)\(U_{d}=\sqrt{3}U_{p}\) 

B. \(I_{d}=I_{p}\)và \(U_{d}=U{p}\)

C. \(I_{d}=\sqrt{3}I_{p}\)và \(U_{d}=\sqrt{3}U_{p}\)

D. \(I_{d}=\sqrt{3}I_{p}\)và \(U_{d}=U{p}\)

Câu 12. Máy biến áp là:

 A. Máy biến đổi điện áp và tần số                          

B. Máy biến đổi tần số nhưng giữ nguyên điện áp

C. Máy biến đổi điện áp nhưng giữ nguyên tần số                               

D. Cả ba phương án trên.

Câu 13. Động cơ không đồng bộ ba pha là loại động cơ mà khi làm việc:

A. Tốc độ quay của roto nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường

B.Tốc độ quay của roto lớn hơn tốc độ quay của từ trường

C. Tốc độ quay của roto bằng tốc độ quay của từ trường

D.Tốc độ quay của roto không liên quan đến tốc độ quay của từ trường

Câu 14. Mạng điện sản xuất qui mô nhỏ là mạng điện mà:

A. Công suất tiêu thụ khoảng vài trăm kW trở lên

B. Công suất tiêu thụ khoảng vài chục kW trở xuống

C. Công suất tiêu thụ trong khoảng vài chục kW đến vài trăm kW

D. Công suất tiêu thụ trong khoảng vài kW đến vài chục kW

Câu 15. Mắc 6 bóng đèn có U = 110V vào mạch điện 3 pha 3 dây với Ud = 380V, cách mắc nào dưới đây là đúng:

A. Mắc song song 2 bóng thành một cụm, các cụm nối hình tam giác

B. Mắc song song 2 bóng thành một cụm, các cụm nối hình sao

C. Mắc nối tiếp 2 bóng thành một cụm, các cụm nối hình tam giác

D. Mắc nối tiếp 2 bóng thành một cụm, các cụm nối hình sao

Câu 16. Các lá thép kĩ thuật điện của lõi thép máy biến áp cần phải được phủ lớp cách điện ở hai mặt trước khi ghép lại với nhau nhằm mục đích:

A . Đảm bảo độ bền cho các là thép                                      

B . Chống rò điện từ lõi ra vỏ máy

C . Giảm dòng phu-cô trong lõi thép                                      

D . Cả ba phương án trên

Câu 17. Điểm giống nhau chủ yếu của máy biến áp và máy phát điện là ở chỗ:

A . Cùng thuộc loại máy điện                                    B . Cùng là máy điện xoay chiều

C . Cũng có lõi thép và dây quấn                               D . Cả ba phương án trên

Câu 18. Điểm giống nhau chủ yếu của máy phát điện và động cơ điện là ở chỗ:

A . Cùng là máy biến điện năng thành cơ năng                  

B . Cùng là máy biến cơ năng thành điện năng

C . Cấu tạo chung cũng có rôto và stato                       

D . Cả ba phương án trên

Câu 19. Trong động cơ không đồng bộ ba pha, tốc độ quay của rôto luôn nhỏ hơn tốc độ của từ trường quay là vì:

A .Có sự tổn hao điện năng trong dây quấn rôto                               

B . Có sự tổn hao điện năng trong dây quấn stato

C .Để tạo sự biến thiên của từ trường quay trên dây quấn của rôto

D . Để tạo sự biến thiên của từ trường quay trên dây quấn của stato

Câu 20. Hộp đấu dây trên vỏ động cơ điện xoay chiều ba pha có 6 cọc đấu dây nhằm thuận tiện cho việc:

A . Thay đổi cách đấu dây theo điện áp của lưới điện.

B . Thay đổi cách đấu dây theo cấu tạo của động cơ.

C . Thay đổi chiều quay của động cơ.                                                      

D . Cả ba phương án trên.

 
 
{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}
​Trên đây chỉ trích một phần kiến thức cần ôn tập trong Đề cương ôn tập môn Công nghệ lớp 12 học kì 2. Để xem được toàn bộ nội dung của tài liệu, các em vui lòng chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập tài khoản trên trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tham khảo nhé. 
Chúc các em ôn tập thật tốt và đạt kết quả thật cao! 
VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF