OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA

Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 12 năm 2021 Trường THPT Bình Thủy

19/08/2021 0 Bytes 430 lượt xem 3 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210819/97553789309_20210819_175948.pdf?r=5423
ADMICRO/
Banner-Video

Nhằm giúp các em có thể ôn tập và củng cố kiến thức, HOC247 đã sưu tầm và biên soạn lại một cách chi tiết và rõ ràng tài liệu Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 12 năm 2021 Trường THPT Bình Thủy để các em có thể rèn luyện kỹ năng giải bài tập. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích với các em.

 

 
 

TRƯỜNG THPT BÌNH THỦY

ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021

MÔN: VẬT LÝ 12

Thời gian: 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

TRẮC NGHIỆM ( 1đ)

Câu 1: Cơ năng của một con lắc lò xo tỉ lệ thuận với:

A. bình phương biên độ dao động

B. li độ dao động

C. biên độ dao động

D. tần số dao động

Câu 2: Mắc tụ điện như hình dưới vào mạng điện xoay chiều tần số 60 Hz thì dung kháng của tụ có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây:

A. \(100\Omega \)                   B. \(120\Omega \)

C. \(2653\Omega \)                 D. \(3184\Omega \)

Câu 3: Một máy biến áp lý tưởng có số vòng dây của cuộn sơ cấp là 500 vòng, của cuộn thứ cấp là 50 vòng. Điện áp và cường độ dòng điện hiệu dụng ở mạch thứ cấp là 100 V và 10 A. Điện áp và cường độ dòng điện hiệu dụng ở mạch sơ cấp là

A. 1000 (V); 100 (A)      B. 1000 (V); 1 (A)

C. 10 (V); 100 (A)           D. 10 (V); 1 (A)

Câu 4: Một con lắc lò co có khối lượng 100g dao động cưỡng bức ổn định dưới tác dụng của ngoại lực biến thiên điều hòa với tần số f. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của biên độ vào tần  số của ngoại lực tác dụng lên hệ có dạng như hình vẽ. Lấy \({\pi ^2} = 10\). Độ cứng của lò xo là

A. 25 N/m                   B. 42,25 N/m 

C. 75 N/m                   D. 100 N/m

Câu 5: Một sợi dây căng giữa hai điểm cố định cách nhau 80 cm. Hai sóng có tần số gần nhau liên tiếp cùng tạo ra sóng dừng trên dây là \({f_1} = 70Hz\) và \({f_2} = 84Hz\). Tìm tốc độ truyền sóng trên dây. Biết tốc độ truyền sóng trên dây không đổi.

A. 11,2 m/s                  B. 22,4 m/s

C. 26,9 m/s                  D. 18,7 m/s

TỰ LUẬN

Câu 1 :(1 điểm) Một vật dao động điều hòa có biên độ A = 5 cm, tần số 10 Hz, chọn gốc thời gian sao cho pha ban đầu bằng 0, viết phương trình dao động của vật.

Câu 2: (1 điểm)Sóng truyền dọc theo trục Ox có bước sóng 40 cm và tần số 8 Hz. Tính chu kì và tốc độ truyền sóng.

Câu 3 : (1 điểm)Cho mạch RLC nối tiếp gồm: \(R = 40\Omega ,L = \frac{{0,8}}{\pi }\left( H \right),C = \frac{1}{{4000\pi }}\left( F \right)\). Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch có biểu thức \(u = 120\sqrt 2 \cos 100\pi t\left( V \right)\).

a) Tính tổng trở của mạch

b) Viết biểu thức cường độ dòng điện chạy trong mạch và biểu thức điện áp \({u_{AM}}\) giữa hai đầu đoạn mạch R,C.

Câu 4: (1 điểm)

Hãy giải thích nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ ba pha.

Câu 5: (2,0 điểm)

Một lò xo có độ cứng k=20N/m, có chiều dài tự nhiên 20cm treo thẳng đứng. Treo vào lò xo một vật có khối lượng m=100g. Từ VTCB nâng lên một đoạn 5cm rồi buông nhẹ, chọn chiều dương hướng xuống, lấy \(g = {\pi ^2} = 10m/{s^2}.\)

a) (1 điểm) Viết phương trình dao động điều hòa của vật.

b) (0,5 điểm) Tính chiều dài lớn nhất và nhỏ nhất khi vật dao động.

c) (0,5 điểm) Tính lực cực đại và cực tiểu tác dụng lên điểm treo lò xo.

Câu 6: (3,0 điểm)Cho mạch điện \(RLC\) mắc nối tiếp có biến trở .\(R = 10\Omega ,\,\,L = \dfrac{{0,2}}{\pi }\left( H \right),\,\,C = \dfrac{{{{10}^{ - 5}}}}{\pi }\left( F \right)\).. Điện áp hai đầu mạch là \(u = 60\sqrt 2 \,{\rm{cos}}\left( {10\pi t + \dfrac{\pi }{3}} \right)V\).

a) Tính tổng trở của cả mạch.

b) Viết biểu thức của cường độ dòng điện trong mạch \(i\).

c) Viết biểu thức hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch \(MB\,\,{u_{MB}}.\)

d) Khi thay đổi độ lớn của điện trở người ta thấy ở giá trị \({R_1}\), công suất tỏa nhiệt cả điện trở \(R\) đạt giá trị lớn nhất \({P_{Max}}\). Xây dựng biểu thức và tính giá trị \({R_1},{P_{Max}}\).

ĐÁP ÁN

1. A

2. C

3. B

4. A

5. B

Câu 1:

Tần số góc: \(\omega  = 2\pi f = 2\pi .10 = 20\pi \left( {ra{\rm{d}}/s} \right)\)

Phương trình dao động: \(x = 5\cos \left( {20\pi t} \right)\left( {cm} \right)\)

Câu 2:

Chu kì \(T = \frac{1}{f} = \frac{1}{8} = 0,125{\rm{s}}\)

Tốc độ truyền sóng: \(v = \lambda f = 0,4.8 = 3,2m/s\)

Câu 3:

a)

Cảm kháng: \({Z_L} = \omega L = 100\pi .\frac{{0,8}}{\pi } = 80\Omega \)

Dung kháng: \({Z_C} = \frac{1}{{\omega C}} = \frac{1}{{100\pi .\frac{1}{{4000\pi }}}} = 40\Omega \)

Tổng trở: \(Z = \sqrt {{R^2} + {{\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)}^2}} \\ = \sqrt {{{40}^2} + {{\left( {80 - 40} \right)}^2}}  = 40\sqrt 2 \Omega \)

b)

Độ lệch pha giữa u và i là:

Ta có: \(\cos \varphi  = \frac{R}{Z} = \frac{{40}}{{40\sqrt 2 }} = \frac{{\sqrt 2 }}{2}\)

\(\begin{array}{l} \Rightarrow \varphi  = \frac{\pi }{4} = {\varphi _u} - {\varphi _i}\\ \Rightarrow {\varphi _i} = 0 - \frac{\pi }{4} =  - \frac{\pi }{4}\end{array}\)

Cường độ dòng điện cực đại:

\({I_0} = \frac{{{U_0}}}{Z} = \frac{{120\sqrt 2 }}{{40\sqrt 2 }} = 3{\rm{A}}\)

Suy ra: \(i = 3\cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{4}} \right)\left( A \right)\)

Điện áp cực đại giữa hai đầu AM là:

\({U_{0AM}} = {I_0}.\sqrt {{R^2} + Z_C^2}  \\= 3.\sqrt {{{40}^2} + {{40}^2}}  = 120\sqrt 2 \left( V \right)\)

\(\tan {\varphi _{RC}} = \frac{{ - {Z_C}}}{R} =  - \frac{{40}}{{40}} =  - 1\)

\(\begin{array}{l} \Rightarrow {\varphi _{RC}} =  - \frac{\pi }{4} = {\varphi _{uRC}} - {\varphi _i}\\ \Rightarrow {\varphi _{uRC}} =  - \frac{\pi }{4} - \frac{\pi }{4} =  - \frac{\pi }{2}\end{array}\)

Suy ra: \({u_{AM}} = 120\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{2}} \right)\left( V \right)\)

Câu 4:

- Nguyên tắc hoạt động của động cơ điện không đồng bộ ba pha dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ và tác dụng của từ trường quay.

- Một khung dây dẫn đặt trong từ trường quay, thì khung sẽ quay theo từ trường đó với tốc độ góc nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường. Động cơ hoạt động theo nguyên tắc này gọi là động cơ không đồng bộ.

- Khi khung dây dẫn đặt trong từ trường quay thì từ thông qua khung dây biến thiên, trong khung dây xuất hiện dòng điện cảm ứng. từ trường tác dụng một ngẫu lực lên khung dây làm khunng dây quay. Theo định luật Len-xơ, chiều dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung phải có tác dụng làm quay khung theo chiều từ trường quay để chống lại sự biến thiên từ thông của từ trường quay qua khung dây. Kết quả là khung quay nhanh dần đuổi theo tốc độ quay của từ trường. Tuy nhiên khi tốc độ góc của khung dây tăng lên thì tốc độ biến thiên từ thông qua khung sẽ giảm đi, do đó cường độ của dòng điện cảm ứng, đồng thời momen lực từ cũng sẽ giảm đi. Cho đến khi momen lực từ vừa đủ cân bằng với momen lực cản của các lực cản và ma sát thì khung sẽ quay đều. Tốc độ góc của khung nhỏ hơn tốc độ góc của từ trường quay.

- Trong động cơ không đồng bộ ba pha, từ trường quay được tạo nên bởi dòng điện ba pha chạy trong các cuộn dây stato.

Câu 5:

a) Tần số góc: \(\omega  = \sqrt {\dfrac{k}{m}}  = \sqrt {\dfrac{{20}}{{0,1}}}  = 10\sqrt 2 rad/s\)

Độ giãn của lò xo khi treo vật:

\(\Delta l = \dfrac{{mg}}{k} = \dfrac{{0,1.10}}{{20}} = 0,05m = 5cm\)

Vì buông nhẹ nên \(A = x = \Delta l = 5cm\)

Khi \(t=0\) thì \(x =  - \Delta l \Leftrightarrow  - 5 = 5cos\varphi \)

\(\Rightarrow cos\varphi  =  - 1 \Rightarrow \varphi  = \pi\, rad\) 

Phương trình dao động: \(x = Acos(\omega t + \varphi )cm\)

Vậy \(x = 5cos(10\sqrt 2 t + \pi )\,(cm)\)

b) Chiều dài lò xo khi vật dao động: \(l = {l_0} + \Delta l + x\)

Chiều dài lớn nhất khi vật dao động:

\({l_{{\mathop{\rm m}\nolimits} ax}} = {l_0} + \Delta l + A = 20 + 5 + 5 = 30cm\)

Chiều dài nhỏ nhất khi vật dao động:

\({l_{\min }} = {l_0} + \Delta l - A = 20 + 5 - 5 = 20cm\)

c) Lực tác dụng lên điểm treo lò xo: \(F = k|\Delta l + x|\)

Lực cực đại tác dụng lên điểm treo:

\({F_{max}} = k(\Delta l + A) \)\(\,= 20(0,05 + 0,05) = 2N\)

Lực cực tiểu tác dụng lên điểm treo lò xo:

Vì \(A = \Delta l\)  nên Fmin=0.

Câu 6:  

a) Ta có:

+ Điện trở \(R = 10\Omega \)

+ Cảm kháng: \({Z_L} = \omega L = 100\pi .\dfrac{{0,2}}{\pi } = 20\Omega \)

+ Dung kháng: \({Z_C} = \dfrac{1}{{\omega C}} = \dfrac{1}{{100\pi .\dfrac{{{{10}^{ - 3}}}}{\pi }}} = 10\Omega \)

Tổng trở của mạch: \(Z = \sqrt {{R^2} + {{\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)}^2}}  = \sqrt {{{10}^2} + {{\left( {20 - 10} \right)}^2}}  = 10\sqrt 2 \Omega \)

b) Ta có:  \(u = 60\sqrt 2 cos\left( {100\pi t + \dfrac{\pi }{3}} \right)V = 60\sqrt 2 \angle \dfrac{\pi }{3}\)

Cường độ dòng điện: \(i = \dfrac{u}{{\overline Z }} = \dfrac{{{U_0}\angle {\varphi _u}}}{{R + \left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)i}} = \dfrac{{60\sqrt 2 \angle \dfrac{\pi }{3}}}{{10 + \left( {20 - 10} \right)i}} = 6\angle \dfrac{\pi }{{12}}\)

\( \Rightarrow \) Biểu thức cường độ dòng điện trong mạch: \(i = 6cos\left( {100\pi t + \dfrac{\pi }{{12}}} \right)A\)

c) \({u_{MN}} = i.\overline {{Z_{MB}}}  = {I_0}\angle {\varphi _i}.\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)i = 6\angle \dfrac{\pi }{{12}}.\left( {20 - 10} \right)i = 60\angle \dfrac{{7\pi }}{{12}}\)

\( \Rightarrow {u_{MB}} = 60cos\left( {100\pi t + \dfrac{{7\pi }}{{12}}} \right)\)

d)

Ta có, công suất tỏa nhiệt trên điện trở 

\(P = UIc{\rm{os}}\varphi {\rm{ = }}{{\rm{I}}^2}R = \dfrac{{{U^2}}}{{{R^2} + {{\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)}^2}}}R = \dfrac{{{U^2}}}{{R + \dfrac{{{{\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)}^2}}}{R}}}\)

Để Pmax \( \to {\left[ {R + \dfrac{{{{\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)}^2}}}{R}} \right]_{\min }}\)

Ta có: \(R + \dfrac{{{{\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)}^2}}}{R} \ge 2\sqrt {R\dfrac{{{{\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)}^2}}}{R}}  = 2\left| {{Z_L} - {Z_C}} \right|\)

Dấu “=” xảy ra \( \leftrightarrow {R^2} = {({Z_L} - {Z_C})^2} \to R = \left| {{Z_L} - {Z_C}} \right| = 20 - 10 = 10\Omega \)

\({P_{Max}} = \dfrac{{{U^2}}}{{2R}} = \dfrac{{{{60}^2}}}{{2.10}} = 180W\)

 

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Cường độ âm tại một điểm trong môi trường truyền âm là \({10^{ - 5}}{\rm{W}}/{m^2}\). Biết cường độ âm chuẩn là \({I_0} = {10^{ - 12}}{\rm{W}}/{m^2}\). Mức cường độ âm tại điểm đó bằng

A. 80 dB                    

B. 50 dB

C. 70 dB                     

D. 60 dB

Câu 2: Chọn câu đúng. Cơ năng của chất điểm dao động điều hòa tỉ lệ thuận với

A. chu kì dao động

B. biên độ dao động

C. bình phương biên độ dao động

D. bình phương chu kì dao động

Câu 3: Đặt một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U vào hai đầu đoạn mạch AB gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L, điện trở thuần R và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp theo thứ tự trên. Gọi \({U_L},{U_R},{U_C}\) lần lượt là các điện áp hiệu dụng giữa hai đầu mỗi phần tử. Biết điện áp giữa hai đầu đoạn mạch AB lệch pha \(\frac{\pi }{2}\) so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch NB (đoạn mạch NB gồn R và C). Hệ thức nào dưới đây là đúng?

A. \({U^2} = U_R^2 + U_C^2 + U_L^2\)              

B. \(U_C^2 = U_R^2 + U_L^2 + {U^2}\)

C. \(U_L^2 = U_R^2 + U_C^2 + {U^2}\)              

D. \(U_R^2 = U_C^2 + U_L^2 + {U^2}\)

Câu 4: Một đèn có ghi (110V – 100W) mắc nối tiếp với điện trở R vào một mạch điện xoay chiều có \(u = 200\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t} \right)\left( V \right)\). Để đèn sáng bình thường, R phải có giá trị bằng

A. \(99\Omega \)                     

B. \(\frac{{10}}{{11}}\Omega \)                    

C. \(1210\Omega \)                 

D. \(121\Omega \)

Câu 5: Một sợi dây đàn hồi dài 100 cm, có hai đầu A và B cố định. Một sóng truyền với tốc độ trên dây là 25 m/s, trên dãy đếm được 3 nút sóng, không kể 2 nút A và B. Tần số dao động trên dây là:

A. 100 Hz                   B. 20 Hz 

C. 50 Hz                     D. 25 Hz

Câu 6: Trong thí nghiệm giao thoa của sóng nước, hai nguồn sóng kết hợp tại A và B dao động cùng pha với tần số 15 Hz. Tại điểm M cách A và B lần lượt là d1 = 23 cm và d2 = 26,2 cm, sóng có biên độ dao động cực đại, giữa M và đường trung trực của AB còn có một dãy cực đại khác. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là:

A. 25 cm/s                   

B. 21,5 cm/s   

C. 18 cm/s                   

D. 24 cm/s

Câu 7: Chọn câu đúng. Dòng điện xoay chiều có tần số f = 5 0 Hz, trong một chu kì dòng điện đổi chiều

A. 25 lần                     B. 50 lần

C. 2 lần                       D. 100 lần

Câu 8: Sóng âm có tần số 425 Hz lan truyền với tốc độ 340 m/s trong không khí. Giữa hai điểm cách nhau 1m trên cùng phương truyền thì chúng dao động

A. cùng pha                 

B. vuông pha

C. lệch pha \(\frac{\pi }{4}\)               

D. ngược pha

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dao động tắt dần?

A. Cơ năng của vật dao động tắt dần không đổi theo thời gian.

B. Dao động tắt dần là dao động chỉ chịu tác dụng của nội lực.

C. Dao động tắt dần có biên độ giảm dần theo thời gian.

D. Lực cản môi trường tác dụng lên vật luôn sinh công dương.

Câu 10: Xét dao động tổng hợp của hai dao động điều hòa có cùng tần số và cùng phương dao động. Biên độ của dao động tổng hợp không phụ thuộc yếu tố nào sau đây?

A. Biên độ của dao động thứ hai

B. Biên độ của dao động thứ nhất

C. Độ lệch pha của hai dao động

D. Tần số chung của hai dao động

ĐÁP ÁN

1.C

2.C

3.C

4. D

5. C

6.D

7.D

8.B

9.C

10.D

...

---(Nội dung tiếp theo của đề ôn tập, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Phát biểu nào sau đây về các đại lượng đặc trưng của sóng cơ học là không đúng?

A. Tần số của sóng chính bằng tần số dao động của các phần tử dao động.

B. Tốc độ của sóng chính bằng vận tốc dao động của các phần tử dao động.

C. Chu kỳ của sóng chính bằng chu kỳ dao động của các phần tử dao động.

D. Bước sóng là quãng đường sóng truyền đi được trong một chu kỳ dao động của sóng.

Câu 2: Cho mạch điện RLC mắc nối tiếp, cuộn dây thuần cảm, điện trở R thay đổi được. Đặt vào hai đoạn mạch điện áp xoay chiều ổn định. Điều chỉnh R để công suất mạch cực đại, khi đó hệ số công suất của mạch \(\cos \varphi \) có giá trị

A. 1                             

B. \(\frac{{\sqrt 2 }}{2}\) 

C. \(\frac{{\sqrt 3 }}{2}\)                          

D. 0,5

Câu 3: Một mạch điện gồm \(R = 10\Omega \), cuộn dây thuần cảm có \(L = \frac{{0,1}}{\pi }H\) và tụ điện có điện dung \(C = \frac{{{{10}^{ - 3}}}}{{2\pi }}F\) mắc nối tiếp. Dòng điện xoay chiều trong mạch có biểu thức: \(i = \sqrt 2 \cos \left( {100\pi t} \right)\left( A \right)\). Điện áp ở hai đầu đoạn mạch có biểu thức là:

A. \(u = 20\sqrt 5 \cos \left( {100\pi t - 0,4} \right)\left( V \right)\)

B. \(u = 20\cos \left( {100\pi t} \right)\left( V \right)\)

C. \(u = 20\cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{4}} \right)\left( V \right)\)

D. \(u = 20\cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{4}} \right)\left( V \right)\)

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Trong dao động tắt dần, một phần cơ năng đã biến thành hóa năng.

B. Trong dao động tắt dần, một phần cơ năng đã biến thành quang năng.

C. Trong dao động tắt dần, một phần cơ năng đã biến thành điện năng.

D. Trong dao động tắt dần, một phần cơ năng đã biến thành nhiệt năng.

Câu 5: Một sóng cơ học có tần số 40 Hz, có tốc độ trong khoảng 3 m/s đến 3,5 m/s. Biết hai điểm M,N trên phương truyền sóng cách nhau một khoảng 40 cm luôn dao động đồng pha. Tốc độ truyền sóng bằng

A. 3,20 m/s                  

B. 3,45 m/s

C. 3,25 m/s                  

D. 3,17 m/s

Câu 6: Một tụ điện có điện dung \(C = 31,8\mu F\). Điện áp hiệu dụng hai đầu bản tụ khi có dòng điện xoay chiều có tần số 50 Hz và cường độ dòng điện cực đại \(2\sqrt 2 A\) chạy qua nó xấp xỉ bằng

A. \(20\sqrt 2 V\)                   

B. 200V

C. \(200\sqrt 2 V\)                  

D. 20V

Câu 7: Trong hiện tượng giao thoa sóng của hai nguồn kết hợp. Hai điểm liên tiếp nằm trên đoạn thẳng nối hai nguồn trong môi trường truyền sóng là một cực tiểu giao thoa và một cực đại giao thoa (\(\lambda \) là bước sóng) thì cách nhau một khoảng là

A. \(\frac{\lambda }{4}\)                                

B. \(2\lambda \)

C. \(\lambda \)                                 

D. \(\frac{\lambda }{2}\)

Câu 8: Chọn câu đúng. Dao động cưỡng bức là dao động của hệ

A. dưới tác dụng của một ngoại lực biến thiên tuần hoàn theo thời gian

B. dưới tác dụng của lực đàn hồi

C. dưới tác dụng của lực quán tính

D. trong điều kiện không có lực ma sát

Câu 9: Hai dao động điều hòa cùng phương, biên độ A bằng nhau, chu kì T bằng nhau và có hiệu pha ban đầu \(\Delta \varphi  = \frac{{2\pi }}{3}\). Dao động tổng hợp của hai dao động đó sẽ có biên độ bằng

A. \(A\)                

B. \(A\sqrt 2 \)

C. 0                 

D. \(2A\)

Câu 10: Một dây đàn phát ra các âm có tần số giữa hai lần có sóng dừng liên tiếp là 75 Hz và 100 Hz. Tần số của âm cơ bản bằng

A. 42,9 Hz                  

B. 87,5 Hz

C. 25 Hz                     

D. 50 Hz

ĐÁP ÁN

1.B

2.A

3.C

4.D

5.A

6.B

7.A

8.A

9.A

10.C

...

---(Nội dung tiếp theo của đề ôn tập, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Chọn câu đúng. Trong hệ sóng dừng trên một sợi dây, khoảng cách giữa một nút và một bụng liên tiếp bằng

A. một phần tư bước sóng

B. một bước sóng

C. một nửa bước sóng           

D. hai bước sóng

Câu 2: Chọn câu đúng. Trong dao động điều hòa, gia tốc biến đổi

A. sớm pha \(\frac{\pi }{2}\) so với vận tốc  

B. ngược pha với vận tốc

C. trễ pha \(\frac{\pi }{2}\) so với vận tốc

D. cùng pha với vận tốc

Câu 3: Cho mạch điện gồm hai phần tử gồm cuộn thuần cảm và tụ điện mắc nối tiếp. Dùng một vôn kế có điện trở rất lớn mắc vào hai đầu cuộn cảm thì vôn kế chỉ 80V, đặt vôn kế vào hai đầu tụ điện  chỉ 60V. Khi đặt vôn kế vào hai đầu đoạn mạch vôn kế chỉ

A. 140 V                     

B. 20 V

C. 70 V                       

D. 100 V

Câu 4: Nếu chọn gốc tọa độ trùng với cân bằng thì ở thời điểm t, biểu thức quan hệ giữa biên độ A, li độ x, vận tốc v và tần số góc \(\omega \) của chất điểm dao động điều hòa là

A. \({A^2} = {v^2} + {x^2}{\omega ^2}\)

B. \({A^2} = {x^2} + {\omega ^2}{v^2}\)

C. \({A^2} = {x^2} + \frac{{{v^2}}}{{{\omega ^2}}}\)

D. \({A^2} = {v^2} + \frac{{{x^2}}}{{{\omega ^2}}}\)

Câu 5: Một mạch điện không phân nhánh gồm 3 phần tử: \(R = 80\Omega ,C = \frac{{{{10}^{ - 4}}}}{{2\pi }}\left( F \right)\) và cuộn dây không thuần cảm có \(L = \frac{1}{\pi }\left( H \right)\), điện trở \(r = 20\Omega \). Dòng điện xoay chiều trong mạch có biểu thức \(i = 2\cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{6}} \right)\left( A \right)\). Điện áp tức thời giữa hai đầu đoạn mạch là:

A. \(u = 200\cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{4}} \right)\left( V \right)\)

B. \(u = 200\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t - \frac{{5\pi }}{{12}}} \right)\left( V \right)\)

C. \(u = 200\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{4}} \right)\left( V \right)\)

D. \(u = 200\cos \left( {100\pi t - \frac{{5\pi }}{{12}}} \right)\left( V \right)\)

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Hiện tượng cộng hưởng chỉ xảy ra với dao động tắt dần

B. Hiện tượng cộng hưởng chỉ xảy ra với dao động cưỡng bức

C. Hiện tượng cộng hưởng chỉ xảy ra với dao động riêng

D. Hiện tượng cộng hưởng chỉ xảy ra với dao động điều hòa

Câu 7: Điện áp \(u = 200\sqrt 2 \left( {100\pi t} \right)\left( V \right)\) đặt vào hai đầu một cuộn thuần cảm thì tạo ra dòng điện có cường độ hiệu dụng I = 2 (A). Cảm khán có giá trị là

A. \(200\sqrt 2 \Omega \)                   

B. \(200\Omega \)

C. \(100\sqrt 2 \Omega \)                   

D. \(100\Omega \)

Câu 8: Một con lắc đơn có độ dài \({l_1}\) dao động với chu kì \({T_1} = 4s\). Một con lắc đơn khác có độ dài \({l_2}\) dao động tại nơi đó với chu kì \({T_2} = 3s\). Chu kì dao động của con lắc đơn có độ dài \({l_1} - {l_2}\) xấp xỉ bằng

A. 1s                            

B. 3,5s

C. 5s                            

D. 2,65s

Câu 9: Con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m và lò xo có độ cứng k, dao động điều hòa. Nếu tăng độ cứng k lên hai lần và giảm khối lượng m đi 8 lần thì tần số dao động sẽ

A. giảm 2 lần               

B. tăng 4 lần

C. giảm 4 lần               

D. tăng 2 lần

Câu 10: Điện áp xoay chiều \(u = 120\cos 200\pi t\left( V \right)\) ở hai đầu một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm \(L = \frac{1}{{2\pi }}\left( H \right)\). Biểu thức cường độ dòng điện qua cuộn dây là:

A. \(i = 2,4\cos \left( {200\pi t - \frac{\pi }{2}} \right)\left( A \right)\)

B. \(i = 4,8\cos \left( {200\pi t + \frac{\pi }{3}} \right)\left( A \right)\)

C. \(i = 1,2\cos \left( {200\pi t + \frac{\pi }{2}} \right)\left( A \right)\)

C. \(i = 1,2\cos \left( {200\pi t - \frac{\pi }{2}} \right)\left( A \right)\)

ĐÁP ÁN

1.A

2.A

3.B

4.C

5.B

6.B

7.D

8.D

9.B

10.D

...

---(Nội dung tiếp theo của đề ôn tập, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Vật nhỏ của một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang, mốc thế năng tại vị trí cân bằng. Khi li độ của vật có độ lớn bằng một nửa biên độ thì tỉ số giữa động năng và thế năng của vật là

A. \(\frac{1}{2}\)                

B. 2

C. 3                 

D. \(\frac{1}{3}\)

Câu 2: Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch RLC nối tiếp sớm pha \(\frac{\pi }{4}\) so với cường độ dòng điện. Phát biểu nào sau đây đúng với đoạn mạch này?

A. Hiệu số giữa cảm kháng và dung kháng bằng điện trở thuần của mạch.

B. Điện áp giữa hai đầu điệnt rở thuần sớm pha \(\frac{\pi }{4}\) so với điện áp giữa hai bản tụ điện

C. Tổng trở của mạch bằng hai lần điện trở thuần của mạch

D. Tần số dòng điện trong đoạn mạch nhỏ hơn giá trị cần để xảy ra cộng hưởng

Câu 3: Giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều có biểu thức \(i = 2\sqrt 3 \cos 200\pi t\left( A \right)\) là

A. \(\sqrt 6 A\)                        

B. 2A 

C. \(3\sqrt 2 A\)                      

D. \(2\sqrt 3 A\)

Câu 4: Một con lắc đơn có khối lượng vật nặng m = 0,2 kg, chiều dài quỹ đạo dây treo \(l\), dao động điều hòa với biên độ \({S_0} = 5cm\) và chu kì T = 2s. Lấy \(g = {\pi ^2} = 10m/{s^2}\). Cơ năng của conn lắc là

A. \({5.10^{ - 5}}J\)                

B. \({25.10^{ - 4}}J\)

C. \({25.10^{ - 3}}J\)              

D. \({25.10^{ - 5}}J\)

Câu 5: Âm sắc của một âm là một đặc trưng sinh lí tương ứng với đặc trưng vật lí nào dưới đây của âm?

A. Tần số

B. Mức cường độ

C. Đồ thị dao động

D. Cường độ

Câu 6: Độ cao của âm phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

A. Biên độ dao động của nguồn âm

B. Tần số của nguồn âm

C. Độ đàn hồi của nguồn âm

D. Đồ thị dao động của nguồn âm

Câu 7: Chọn câu đúng. Khi một sóng cơ truyền từ không khí vào nước thì đại lượng không đổi là

A. năng lượng sóng

B. bước sóng

C. tốc độ truyền sóng

D. tần số sóng

Câu 8: Chọn câu đúng. Nguyên tắc tạo dòng điện xoay chiều dựa trên

A. hiện tượng quang điện

B. từ trường quay

C. hiện tượng nhiệt điện

D. hiện tượng ảm ứng điện từ

Câu 9: Một con lắc đơn có chiều dài \(l\), dao động điều hòa tại một nơi có gia tốc rơi tự do g với biên độ góc \({\alpha _0}\). Lúc vật đi qua vị trí có li độ \(\alpha \), nó có vận tốc là v. Biểu thức nào sau đây đúng?

A. \(\frac{{{v^2}}}{{gl}} = \alpha _0^2 - {\alpha ^2}\)

B. \({\alpha ^2} = \alpha _0^2 - gl{v^2}\)

C.. \({\alpha ^2} = \alpha _0^2 - \frac{{{v^2}g}}{l}\)

D. \(\alpha _0^2 = {\alpha ^2} + \frac{{{v^2}}}{{{\omega ^2}}}\)

Câu 10: Chọn câu đúng. Đối với dòng điện xoay chiều, cuộn cảm có tác dụng

A. ngăn cản hoàn toàn dòng điện

B. cản trở dòng điện, dòng điện có tần số càng nhỏ càng bị cản trở nhiều

C. cản trở dòng điện, dòng điện có tần số càng lớn càng bị cản trở nhiều

D. không cản trở dòng điện

ĐÁP ÁN

1.C

2.A

3.A

4.C

5.C

6.B

7.D

8.D

9.D

10.C

...

---(Nội dung tiếp theo của đề ôn tập, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 12 năm 2021 Trường THPT Bình Thủy. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF