OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA
Banner-Video
IN_IMAGE

Toán 2 Bài 7: Đường gấp khúc - Chân trời sáng tạo


Mời các em học sinh tham khảo lý thuyết bài Đường gấp khúc đã được Học 247 biên soạn dưới đây, cùng với phần tổng hợp kiến thức cơ bản cần nắm, đây sẽ tài liệu hữu ích cho các em học tốt môn Toán lớp 2.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Kiến thức cần nhớ

Cầu Long Biên

Độ dài đường gấp khúc ABCD 

Đường gấp khúc

Đường gấp khúc ABCD gồm ba đoạn thẳng: AB, BC và CD.

Độ dài đường gấp khúc ABCD là tổng độ dài các đoạn thẳng AB, BC, CD

1.2. Các dạng toán

a. Dạng 1: Vẽ đường gấp khúc, đọc tên đường gấp khúc có trong hình vẽ.

- Nối các điểm không thẳng hàng bằng các đoạn thẳng theo thứ tự thích hợp để tạo được đường gấp khúc.

- Em đọc tên các điểm đầu mút của các đoạn thẳng có trong đường gấp khúc, theo chiều nối các điểm từ trái sang phải hoặc từ phải sang trái

b. Dạng 2: Tính độ dài đường gấp khúc.

Độ dài đường gấp khúc được tính bằng tổng độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc đó.

? Đo rồi tính độ dài mỗi đường gấp khúc 

- Đường gấp khúc ABC dài ? cm

- Đường gấp khúc HIKL dài ? cm

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài 1: Tính tổng độ dài đường gấp khúc đã cho (cùng đơn vị đo)

Hướng dẫn giải

Độ dài đường gấp khúc ABC là:

5 + 4 = 9 (cm)

Đáp số: 9cm.

Bài 2: Một đoạn gấp khúc gồm ba đoạn thẳng có độ dài lần lượt là 10dm, 14dm và 9dm. Tính độ dài đường gấp khúc đó.

Hướng dẫn giải

Độ dài đường gấp khúc là:

10 + 14 + 9 = 33 (dm)

Đáp số: 33 dm.

ADMICRO

Luyện tập

Qua nội dung bài học trên, giúp các em học sinh:

  • Hiểu và nhận biết được đường gấp khúc.
  • Nắm được cách tính độ dài đường gấp khúc.
  • Có thể tự đọc các kiến thức và tự làm các ví dụ minh họa để nâng cao các kỹ năng giải Toán lớp 2 của mình thêm hiệu quả
NONE
OFF