Trong phần mở đầu của chương này, các em sẽ làm quen với nội dung Bài 1: Hình chóp tam giác đều – Hình chóp tứ giác đều. Qua đó, các em sẽ biết mô tả đỉnh, cạnh bên, mặt bên, mặt đáy; cách vẽ hình chóp tam giác đều và hình chóp tứ giác đều. Đây là hai loại hình căn bản giúp các em học tốt các phần tiếp theo. Chúc các em học tập thật tốt!
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Hình chóp tam giác đều – Hình chóp tứ giác đều
a. Hình chóp tam giác đều
Hình S.ABC trên là một hình chóp tam giác đều. Trong hình này:
- S gọi là đỉnh.
- Mặt ABC là một tam giác đều và được gọi là mặt đáy (gọi tắt là đáy).
- Các đoạn thẳng SA, SB, SC bằng nhau và được gọi là các cạnh bên.
- Ba mặt SAB, SBC, SCA là các tam giác cân bằng nhau và được gọi là ba mặt bên.
- Các đoạn thẳng AB, BC, CA được gọi là cạnh đáy.
- Gọi O là trong tâm của mặt đáy, khi đó SO gọi là đường cao, độ dài SO gọi là chiều cao.
b. Hình chóp tứ giác đều
Hình S.ABCD trên là một hình chóp tứ giác đều.Trong hình này:
- S gọi là đỉnh.
- Mặt ABCD là một hình vuông và được gọi là mặt đáy (gọi tắt là đáy).
- Các đoạn thẳng SA, SB, SC, SD bằng nhau và được gọi là các cạnh bên.
- Bốn mặt SAB, SBC, SCD, SDA là các tam giác cân bằng nhau và được gọi là bốn mặt bên.
- Các đoạn thẳng AB, BC, CD, DA được gọi là cạnh đáy.
- Gọi O là giao điểm hai đường chéo của mặt đáy, khi đó SO là đường cao, độ dài SO gọi là chiều cao.
1.2. Tạo lập hình chóp tam giác đều, hình chóp tứ giác đều
a. Tạo lập hình chóp tam giác đều
Các bước tạo lập hình chóp tam giác đều:
- Bước 1. Trên một tấm bìa, vẽ một hình tam giác đều và ba hình tam giác cân có cạnh đáy là một trong các cạnh của tam giác đều.
- Bước 2. Cắt tấm bìa như hình vẽ (cắt theo các đường màu đen), rồi gấp theo các đường màu đỏ ta được hình chóp tam giác đều.
b. Tạo lập hình chóp tứ giác đều
Các bước tạo lập hình chóp tứ giác đều:
- Bước 1. Trên một tấm bìa, vẽ một hình vuông và bốn hình tam giác cân có cạnh đáy là một trong các cạnh của hình vuông.
- Bước 2. Cắt tấm bìa như hình vẽ (cắt theo các đường màu xanh), rồi gấp theo các đường màu đỏ ta được hình chóp tứ giác đề.
Bài tập minh họa
Bài 1. Cho hình chóp tứ giác đều O.DEGH có cạnh bên OD = 10 cm và cạnh đáy DE = 7 cm. Hãy cho biết:
a) Mặt bên, mặt đáy và đường cao của hình đó. Mặt đáy và các mặt bên của hình chóp là hình gì?
b) Độ dài các cạnh bên và cạnh đáy còn lại của hình đó
c) Số đo mỗi góc của mặt đáy.
Hướng dẫn giải
a) Hình chóp tứ giác đều O.DEGH có 4 mặt bên là ODE, OEG, OGH, OHD; mặt đáy là DEGH.
Gọi I là giao điểm của hai đường chéo của mặt đáy.
Khi đó OI là đường cao của hình chóp tứ giác đều O.DEGH.
b) Vì bốn mặt bên ODE, OEG, OGH, OHD là các tam giác cân bằng nhau nên OD = OE = OG = OH.
Mà OD = 10 cm, suy ra OE = OG = OH = 10 cm.
Vì mặt đáy DEGH là hình vuông nên DE = EG = GH = HD
Mà DE = 7 cm, suy ra EG = GH = HD = 7 cm.
c) Vì mặt đáy DEGH là hình vuông nên
Bài 2. Trong các tấm bìa dưới đây, tấm bìa nào gấp được thành hình chóp tứ giác đều, hình chóp tam giác đều?
Hướng dẫn giải
- Hình chóp tam giác đều có tất cả các mặt đều là tam giác, bao gồm 1 mặt đáy là tam giác đều và 3 mặt bên là tam giác cân.
- Hình chóp tứ giác đều có 5 mặt, bao gồm 1 mặt đáy là hình vuông và 4 mặt bên là tam giác cân.
- Khi đó tấm bìa hình b và hình c không gấp được hình chóp tam giác đều và hình chóp tứ giác đều.
- Hình a) khi gấp lại thì được một hình chóp tứ giác đều.
- Hình d) có 4 mặt đều là tam giác đều, tuy nhiên không gấp được hình chóp tam giác đều.
3. Luyện tập Bài 1 Chương 2 Toán 8 Chân trời sáng tạo
Qua bài học này, các em sẽ có thể:
- Mô tả đỉnh, cạnh bên, mặt bên, mặt đáy của hình chóp tam giác đều và hình chóp tứ giác đều.
- Tạo lập hình chóp tam giác đều và hình chóp tứ giác đều.
3.1. Trắc nghiệm Bài 1 Chương 2 Toán 8 Chân trời sáng tạo
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Toán 8 Chân trời sáng tạo Chương 2 Bài 1 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 1 Chương 2 Toán 8 Chân trời sáng tạo
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Toán 8 Chân trời sáng tạo Chương 2 Bài 1 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Khởi động trang 43 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT
Khám phá 1 trang 43 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT
Thực hành 1 trang 43 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT
Thực hành 2 trang 44 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT
Vận dụng 1 trang 44 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT
Thực hành 3 trang 44 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT
Vận dụng 2 trang 45 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT
Thực hành 4 trang 45 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT
Vận dụng 3 trang 46 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT
Bài 1 trang 46 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT
Bài 2 trang 46 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT
Bài 3 trang 47 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT
Bài 4 trang 47 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT
Bài 5 trang 47 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT
Bài 6 trang 47 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT
4. Hỏi đáp Bài 1 Chương 2 Toán 8 Chân trời sáng tạo
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Toán HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Toán Học 8 HỌC247