Giải bài 2.35 trang 48 SGK Toán 6 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Hãy cho hai ví dụ về hai số có ƯCLN bằng 1 mà cả hai đều là hợp số.
Hướng dẫn giải chi tiết
Hướng dẫn giải
- Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ có hai ước là 1 và chính nó
+ Số 0 và số 1 không là số nguyên tố.
+ Số 2 là số nguyên tố nhỏ nhất và là số nguyên tố chẵn duy nhất
- Hợp số là số tự nhiên có nhiều hơn hai ước.
- Muốn tìm UCLN của hai hay nhiều hơn 1 số ta thực hiện ba bước sau:
Bước 1: Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố
Bước 2: Chọn ra các thừa số nguyên tố chung
Bước 3: Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ nhỏ nhất của nó.
Tích đó là UCLN phải tìm.
Lời giải chi tiết
Có nhiều ví dụ về hai số có ƯCLN bằng 1 mà cả hai đều là hợp số, chẳng hạn ta có hai ví dụ sau:
+) 6 và 35
Vì 6 = 2.3; 35 = 5.7. Hai số này không có thừa số nguyên tố chung nên ƯCLN bằng 1 nhưng 6 chia hết cho 2 nên 6 là hợp số; 35 chia hết cho 5 nên 35 là hợp số.
+) 10 và 27
Vì 10 = 2.5; 27 = 33. Hai số này không có thừa số nguyên tố chung nên ƯCLN bằng 1 nhưng 10 chia hết cho 2 nên 10 là hợp số; 27 chia hết cho 3 nên 27 là hợp số.
-- Mod Toán 6 HỌC247
Bài tập SGK khác
Giải bài 2.33 trang 48 SGK Toán 6 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Giải bài 2.34 trang 48 SGK Toán 6 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Giải bài 2.33 trang 39 SBT Toán 6 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Giải bài 2.34 trang 39 SBT Toán 6 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Giải bài 2.35 trang 39 SBT Toán 6 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Giải bài 2.36 trang 39 SBT Toán 6 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Giải bài 2.37 trang 40 SBT Toán 6 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Giải bài 2.38 trang 40 SBT Toán 6 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Giải bài 2.39 trang 40 SBT Toán 6 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Giải bài 2.40 trang 40 SBT Toán 6 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Giải bài 2.41 trang 40 SBT Toán 6 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Giải bài 2.42 trang 40 SBT Toán 6 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Giải bài 2.43 trang 40 SBT Toán 6 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
-
Biết ƯCLN(75, 105) = 15. Hãy tìm ƯC(15, 105).
bởi Trịnh Lan Trinh 25/11/2021
A. ƯC(15, 105) = Ư(15) = {1; 3; 5}.
B. ƯC(15, 105) = Ư(15) = {1; 5; 15}.
C. ƯC(15, 105) = Ư(15) = {1; 3; 5;15}.
D. ƯC(15, 105) = Ư(15) = {1; 15}.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
\(\begin{array}{l}
A.\frac{{58}}{{19}}\\
B.\frac{{58}}{{18}}\\
C.\frac{{29}}{9}\\
D.\frac{{29}}{{19}}
\end{array}\)Theo dõi (0) 1 Trả lời