OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA
Banner-Video
IN_IMAGE

Toán 6 Cánh diều Bài 4: Phép trừ số nguyên. Quy tắc dấu ngoặc


Dưới đây là lý thuyết và bài tập minh họa về bài Phép trừ số nguyên. Quy tắc dấu ngoặc. Bài học đã được HỌC247 biên soạn ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu và có các bài tập minh họa giúp các em dễ dàng nắm được nội dung chính của bài.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Phép trừ hai số nguyên

Muốn trừ số nguyên \(a\) cho số nguyên \(b,\) ta cộng \(a\) với số đối của \(b.\)

\(a-b = a + \left( { - b} \right)\)

Ví dụ : \(8 - 9 = 8 + \left( { - 9} \right) =  - \left( {9 - 8} \right) =  - 1.\)

1.2. Quy tắc dấu ngoặc

Trong trường hợp đơn giản:

+) Các số âm (hay dương) trong một dãy tính thường được viết trong dấu ngoặc.

+) Phép trừ được chuyển thành phép cộng nên nếu biểu thức có phép trừ ta cũng gọi là một tổng.

Ví dụ:

\(\begin{array}{l}3 + \left( { - 7} \right) = 3 - 7\\\left( { - 1} \right) - \left( { - 6} \right) =  - 1 + 6\\\left( { - 2} \right) - \left( { - 5} \right) + \left( { - 3} \right) =  - 2 + 5 - 3\end{array}\)

Quy tắc dấu ngoặc

+) Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “+” đằng trước, ta giữ nguyên dấu của các số hạng trong ngoặc;

+) Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “-” đằng trước, ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc: Dấu “+” thành dấu “-”, dấu “-” thành dấu “+”.

Chú ý:

Áp dụng các tính chất giao hoán, kết hợp và quy tắc dấu ngoặc, trong một biểu thức, ta có thể:

+) Thay đổi tùy ý vị trí của các số hạng kèm theo dấu của chúng.

+) Đặt dấu ngoặc để nhóm các số hạng một cách tùy ý. Khi đặt dấu ngoặc, nếu trước dấu ngoặc là dấu “ - ” thì phải đổi dấu tất cả các số hạng trong ngoặc.

Ví dụ : Tính tổng

a)

\(\begin{array}{l}\left( { - 43567 - 123} \right) + 43567 =  - 43567 - 123 + 43567\\ = \left( { - 43567} \right) + 43567 - 123 = 0 - 123 =  - 123\end{array}\) 

b)

\(\begin{array}{l}561 - \left( {521 - 43 + 561} \right) = 561 - \left( {521 - 43 + 561} \right)\\ = 561 - 521 + 43 - 561 = 561 - 561 - 521 + 43\\ =  - 521 + 43 =  - 478\end{array}\)

c)

\(55 - 95 - 5 = \left( {55 - 95} \right) - 5 = 55 - \left( {95 + 5} \right) = 35\)

ADMICRO

Bài tập minh họa

Câu 1: Tính và so sánh kết quả: \(7 - 2\) và \(7 + \left( { - 2} \right)\).

Hướng dẫn giải

7 – 2 = 5

7 + ( - 2) = 7-2=5

Vậy: 7 – 2 = 7 + (- 2)

Câu 2: Nhiệt độ lúc 17 giờ là \(5^\circ C\), đến 21 giờ nhiệt độ giảm đi \(6^\circ C\). Viết phép tính và tính nhiệt độ lúc 21 giờ.

Hướng dẫn giải

Nhiệt độ lúc 21 giờ giảm đi \(6^\circ C\) nên còn: \(5 - 6 = 5 + \left( { - 6} \right) =  - \left( {6 - 5} \right) =  - 1\left( {^\circ C} \right)\).

Vậy nhiệt độ lúc 21 giờ là \( - 1^\circ C\).

Câu 3: Tính và so sánh kết quả trong mỗi trường hợp sau:

a) 5 + (8 + 3) và 5 + 8 + 3.

b) 8 + (10 – 5) và 8 + 10 – 5.

c) 12 – (2 + 16) và 12 – 2 + 16.

d) 18 – (5 – 15) và 18 – 5 + 15.

Hướng dẫn giải

a) 5 + (8 + 3) = 5 + 11 = 16.

    5 + 8 + 3 = 13 + 3 = 16.

Vậy 5 + (8 + 3) = 5 + 8 + 3.

b) 8 + (10 – 5) = 8 + 5 = 13.

    8 + 10 – 5 = 18 – 5 = 13.

Vậy 8 + (10 – 5) = 8 + 10 – 5.

c) 12 – (2 + 16) = 12 – 18 = – (18 – 12)= – 6.

    12 – 2 – 16 = 10 – 16 = – 6.

Vậy 12 – (2 + 16) = 12 – 2 + 16.

d) 18 – (5 – 15) = 18 - 5 + 15 = 18 + 10 = 28.

    18 – 5 + 15 = 13 + 15 = 28.

Vậy 18 – (5 – 15) = 18 – 5 + 15.

ADMICRO

Luyện tập Bài 4 Chương 2 Toán 6 CD

Qua bài giảng này giúp các em:

- Hiệu của hai số nguyên

- Nắm vững quy tắc dấu ngoặc, quy tắc chuyển vế

3.1. Bài tập tự luận về Phép trừ số nguyên. Quy tắc dấu ngoặc

Câu 1: Tính một cách hợp lí:

a) (- 215) + 63 + 37

b) (- 147) – (13 - 47).

Câu 2: Thực hiện các phép tính sau:

a) \(\left( { - 25} \right) + 72\)

b) \(49 + \left( { - 51} \right)\)

Câu 3: Thực hiện các phép tính sau:

a) \(\left( { - 47} \right) - 53\)

b) \(\left( { - 43} \right) - \left( { - 43} \right)\).

3.2. Bài tập trắc nghiệm về Phép trừ số nguyên. Quy tắc dấu ngoặc

Để cũng cố bài học xin mời các em cũng làm Bài kiểm tra Trắc nghiệm Toán 6 Cánh diều Chương 2 Bài 4 để kiểm tra xem mình đã nắm được nội dung bài học hay chưa.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!

3.3 Bài tập SGK về Phép trừ số nguyên. Quy tắc dấu ngoặc

Bên cạnh đó các em có thể xem phần hướng dẫn Giải bài tập Toán 6 Cánh diều Chương 2 Bài 4 sẽ giúp các em nắm được các phương pháp giải bài tập từ SGK Toán 6 tập 1

Giải câu hỏi khởi động trang 76 SGK Toán 6 Cánh diều tập 1 - CD

Hoạt động 1 trang 76 SGK Toán 6 Cánh diều tập 1 - CD

Luyện tập 1 trang 77 SGK Toán 6 Cánh diều tập 1 - CD

Hoạt động 2 trang 77 SGK Toán 6 Cánh diều tập 1 - CD

Luyện tập 2 trang 78 SGK Toán 6 Cánh diều tập 1 - CD

Giải bài 1 trang 78 SGK Toán 6 Cánh diều tập 1 - CD

Giải bài 2 trang 78 SGK Toán 6 Cánh diều tập 1 - CD

Giải bài 3 trang 78 SGK Toán 6 Cánh diều tập 1 - CD

Giải bài 4 trang 78 SGK Toán 6 Cánh diều tập 1 - CD

Giải bài 5 trang 78 SGK Toán 6 Cánh diều tập 1 - CD

Giải bài 6 trang 79 SGK Toán 6 Cánh diều tập 1 - CD

Tìm tòi - Mở rộng trang 79 SGK Toán 6 Cánh diều tập 1 - CD

Giải bài 30 trang 78 SBT Toán 6 Cánh diều tập 1 - CD

Giải bài 31 trang 79 SBT Toán 6 Cánh diều tập 1 - CD

Giải bài 32 trang 79 SBT Toán 6 Cánh diều tập 1 - CD

Giải bài 33 trang 79 SBT Toán 6 Cánh diều tập 1 - CD

Giải bài 34 trang 79 SBT Toán 6 Cánh diều tập 1 - CD

Giải bài 35 trang 79 SBT Toán 6 Cánh diều tập 1 - CD

Giải bài 36 trang 79 SBT Toán 6 Cánh diều tập 1 - CD

Giải bài 37 trang 79 SBT Toán 6 Cánh diều tập 1 - CD

Giải bài 38 trang 80 SBT Toán 6 Cánh diều tập 1 - CD

Giải bài 39 trang 80 SBT Toán 6 Cánh diều tập 1 - CD

Hỏi đáp Bài 4 Chương 2 Toán 6 CD

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Toán HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Toán Học 6 HỌC247

NONE
OFF