OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA
Banner-Video
IN_IMAGE

Toán 6 Cánh diều Bài 4: Hình thang cân


Để giúp các em học tập hiệu quả môn Toán 6, đội ngũ HỌC247 đã biên soạn và tổng hợp nội dung bài Hình thang cân. Tài liệu gồm kiến thức cần nhớ về phép chia, giúp các em học tập và củng cố thật tốt kiến thức. Mời các em cùng tham khảo.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Nhận biết hình thang cân

 

- Hai cạnh bên bằng nhau.

- Hai đường chéo bằng nhau

- Hai đáy song song với nhau

- Hai góc kề một đáy bằng nhau.

Ví dụ: 

- Hai cạnh đáy MN và PQ song song với nhau;

- Hai cạnh bên bằng nhau: MQ = NP; hai đường chéo bằng nhau: MP = NQ

- Hai góc kề với cạnh đáy PQ bằng nhau, tức là hai góc NPQ và PQM bằng nhau; hai góc kề với cạnh đáu MN bằng nhau, tức là hai góc QMN và MNP bằng nhau.

1.2. Chu vi và diện tích hình thang cân

Chu vi hình thang bằng tổng độ dài các cạnh của nó

Diện tích hình thang bằng tổng độ dài 2 đáy nhân với chiều cao rồi chia 2

Ví dụ: Biết mỗi ô vuông ở hình cho sau có cạnh bằng 2cm. Tính diện tích hình thang ABCD

Giải:

Ta có: AB = 8cm, CD = 20cm, AK = 6cm

Do đó tích hình thang ABCD là:

\({S_1} = \frac{{(8 + 20).6}}{2} = 84(c{m^2})\)

Vậy diện tích hình thang ABCD cần tìm là \(84(c{m^2})\)

ADMICRO

Bài tập minh họa

Câu 1: 

Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống

A. Hình thang cân là…………………………………..

B. Hình thang có………………. là hình thang cân .

Hướng dẫn giải

+ Hình thang cân là hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau.

→ Đáp án A điền: “hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau”.

+ Hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau là hình thang cân.

→ Đáp án B điền: “hai góc kề một đáy bằng nhau”

Câu 2: Cho hình thang cân PQRS có độ dài đáy PQ= 10 cm, đáy RS ngắn hơn đáy PQ là 6 cm, độ dài cạnh bên PS bằng một nửa độ dài đáy PQ. Tính chu vi của hình thang cân PQRS.

Hướng dẫn giải

Đáy RS là 10-6=4 (cm)

Độ dài 1 cạnh bên là: 10:2=5 (cm)

Chu vi của hình thang cân PQRS là:

10 + 4 + 5 x 2 = 24 (cm)

Đáp số: 24 cm

ADMICRO

Luyện tập Bài 4 Chương 3 Toán 6 CD

Qua bài giảng này giúp các em học được:

- Một số yếu tố cơ bản của hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành và hình thang cân.

- Cách vẽ hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành và hình thang cân.

- Áp dụng lý thuyết vào giải bài tập

3.1. Bài tập tự luận về Hình thang cân

Câu 1: Cho hình thang cân EFGH như hình vẽ. Hãy cho biết EG, EH lần lượt bằng những đoạn thẳng nào?

 

Câu 2: Cho hình thang cân ABCD có AB // CD. Gọi giao điểm của AD và BC là M . Tam giác MCD là tam giác gì ?

3.2. Bài tập trắc nghiệm về Hình thang cân

Để cũng cố bài học xin mời các em cũng làm Bài kiểm tra Trắc nghiệm Toán 6 Cánh diều Chương 3 Bài 4 để kiểm tra xem mình đã nắm được nội dung bài học hay chưa.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!

3.3 Bài tập SGK về Hình thang cân

Bên cạnh đó các em có thể xem phần hướng dẫn Giải bài tập Toán 6 Cánh diều Chương 3 Bài 4 sẽ giúp các em nắm được các phương pháp giải bài tập từ SGK Toán 6 tập 1

Hoạt động 1 trang 105 SGK Toán 6 Cánh diều tập 1 - CD

Hoạt động 2 trang 105 SGK Toán 6 Cánh diều tập 1 - CD

Luyện tập trang 106 SGK Toán 6 Cánh diều tập 1 - CD

Giải bài 1 trang 106 SGK Toán 6 Cánh diều tập 1 - CD

Giải bài 2 trang 106 SGK Toán 6 Cánh diều tập 1 - CD

Giải bài 3 trang 107 SGK Toán 6 Cánh diều tập 1 - CD

Giải bài 26 trang 112 SBT Toán 6 Cánh diều tập 1 - CD

Giải bài 27 trang 113 SBT Toán 6 Cánh diều tập 1 - CD

Giải bài 28 trang 113 SBT Toán 6 Cánh diều tập 1 - CD

Giải bài 29 trang 113 SBT Toán 6 Cánh diều tập 1 - CD

Giải bài 30 trang 113 SBT Toán 6 Cánh diều tập 1 - CD

Giải bài 31 trang 113 SBT Toán 6 Cánh diều tập 1 - CD

Giải bài 32 trang 114 SBT Toán 6 Cánh diều tập 1 - CD

Hỏi đáp Bài 4 Chương 3 Toán 6 CD

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Toán HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Toán Học 6 HỌC247

NONE
OFF