OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Giải bài 9.5 trang 82 SGK Toán 10 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT

Giải bài 9.5 trang 82 SGK Toán 10 Kết nối tri thức tập 2

Hai bạn An và Bình mỗi người gieo một con xúc xắc cân đối. Tính xác suất để:

a) Số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bé hơn 3;

b) Số chấm xuất hiện trên con xúc xắc mà An gieo lớn hơn hoặc bằng 5 ;

c) Tích hai số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bé hơn 6;

d) Tổng hai số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là một số nguyên tố. 

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Hướng dẫn giải chi tiết

Phương pháp giải

- Tính không gian mẫu

- Xác định các phần tử biến cố A=> \(P(A)=\frac{n(A)}{n(\Omega )}\)

Tương tự Xác định các phần tử biến cố B, C, D => \(P(B)\), \(P(C)\), \(P(D)\) 

Lời giải chi tiết

Do gieo một con xúc xắc thì số chấm xuất hiện có thể là 1, 2, 3, 4, 5, 6 nên khi gieo 2 con xúc xắc thì số khả năng xảy ra là \(n(\Omega )\) = 6.6 = 36.

Các kết quả của không gian mẫu được cho trong bảng:

  1 2 3 4 5 6
1 (1;1) (1;2) (1;3) (1;4) (1;5) (1;6)
2 (2;1) (2;2) (2;3) (2;4) (2;5) (2;6)
3 (3;1) (3;2) (3;3) (3;4) (3;5) (3;6)
4 (4;1) (4;2) (4;3) (4;4) (4;5) (4;6)
5 (5;1) (5;2) (5;3) (5;4) (5;5) (5;6
6 (6;1) (6;2) (6;3) (6;4) (6;5) (6;6)

a) Biến cố A: "Số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bé hơn 3".

Các kết quả thuận lợi của A là: (1;1), (1;2), (2;1), (2;2).

n(A) = 4. Vậy \(P(A)=\frac{n(A)}{n(\Omega )}=\frac{4}{36}=\frac{1}{9}\).

b) Biến cố B: "Số chấm xuất hiện trên con xúc xắc mà An gieo lớn hơn hoặc bằng 5".

Các kết quả thuận lợi của B là:

(5;1), (5;2), (5;3), (5;4), (5;5), (5;6), (6;1), (6;2), (6;3), (6;4), (6;5), (6;6).

n(B) = 12. Vậy \(P(B)=\frac{n(B)}{n(\Omega )}=\frac{12}{36}=\frac{1}{3}\).

c) Biến cố C: "Tích hai số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bé hơn 6".

Các kết quả thuận lợi của C là: (1; 1), (1; 2), (1; 3), (1; 4), (1; 5), (2; 1), (3; 1), (4; 1), (5; 1).

n(C) = 9. Vậy \(P(C)=\frac{n(C)}{n(\Omega )}=\frac{9}{36}=\frac{1}{4}\).

d) Biến cố D: "Tổng hai số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là một số nguyên tố".

Các kết quả thuận lợi của D là: (1; 1), (1; 2), (2; 1), (1; 4), (4; 1), (1; 6), (6;1), (2; 3); (2; 5), (3; 2), (5; 2), (3; 4), (4; 3), (5; 6), (6; 5).

n(D) = 15. Vậy \(P(D)=\frac{n(D)}{n(\Omega )}=\frac{15}{36}=\frac{5}{12}\).

-- Mod Toán 10 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Giải bài 9.5 trang 82 SGK Toán 10 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT HAY thì click chia sẻ 
 
 

Bài tập SGK khác

Chưa có câu hỏi nào. Em hãy trở thành người đầu tiên đặt câu hỏi.

NONE
OFF