Tài liệu dưới đây nhằm giúp các em nắm củng cố và hệ thống hóa lại được những kiến thức quan trọng của bài Cấu trúc rẽ nhánh trong thuật toán trong chương trình Tin học 6. Chúc các em học tập thật tốt nhé!
Tóm tắt lý thuyết
1. Lựa chọn hành động tùy thuộc vào điều kiện
- Khi phải dựa trên điều kiện nào đó để xác định bước thực hiện tiếp theo trong quá trình thực hiện thuật toán thì dùng cấu trúc rẽ nhánh.
- Ví dụ: Trong tiết học thể dục tuần sau GV yêu cầu HS:
+ Nếu trời mưa thì mang sách vở học trong lớp
+ Nếu trời khô ráo thì mang dụng cụ học ngoài trời.
2. Thể hiện cấu trúc rẽ nhánh
- Để thực hiện đúng cấu trúc rẽ nhánh, cần biết các thành phần:
+ Điều kiện rẽ nhánh là gì?
+ Các bước tiếp theo khi điều kiện được thỏa mãn, ta gọi là nhánh đúng.
+ Các bước tiếp theo khi điều kiện không được thỏa mãn, ta gọi là nhánh sai.
3. Biểu thức điều kiện trong cấu trúc rẽ nhánh
- Điều quan trọng nhất là chỉ có một trong hai kết quả “đúng” hoặc “sai”.
- Ví dụ: (a – b ) < 5
+ Nếu a = 9 , b = 4 thì kết quả so sánh cho giá trị sai.
+ Nếu a = 8, b = 4 thì kết quả so sánh giá trị đúng.
Bài tập minh họa
Bài 1: Trong các phát biểu sau về biểu thức điều kiện ở cấu trúc rẽ nhanh, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai ? Vì sao?
1. Phải là một biểu thức so sánh giá trị bằng
2. Phải là một biểu thức so sánh giá trị lớn hơn, nhỏ hơn
3. Khi kiểm tra phải cho kết quả là "đúng" hoặc "sai"
Hướng dẫn giải
1. Phải là một biểu thức so sánh giá trị bằng
→ Sai, phải là biểu thức so sánh
2. Phải là một biểu thức so sánh giá trị lớn hơn, nhỏ hơn
→ Đúng
3. Khi kiểm tra phải cho kết quả là "đúng" hoặc "sai"
→ Đúng
Bài 2: Em hãy sử dụng mẫu thể hiện cấu trúc rẽ nhánh để mô tả thuật toán giải bài toán: Cho ba đồng xu trong đó có một đồng xu giả nhẹ hơn. Dùng cân thăng bằng để tìm đồng xu giả
Hướng dẫn giải
- Mẫu thể hiện cấu trúc rẽ nhánh là:
- Cân thằng bằng có hai bên, gọi lần lượt là bên A và bên B, ta cho mỗi lần hai đồng xu lên hai bên cân A và B, ta có
+ Nếu bên A = B → Hai đồng xu đều là thật
+ Trái lại: Bên Một trong hai bên nhẹ hơn bên còn lại =>Bên nhẹ hơn chứa đồng xu giả
+ Hết nhánh
Luyện tập
Học xong bài này, em sẽ:
- Biết được cấu trúc rẽ nhanh trong thuật toán là gì và khi nào trong thuật toán có cấu trúc rẽ nhánh
- Thể hiện được cấu trúc rẽ nhánh.
3.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Tin học 6 Cánh diều Chủ đề 6 Bài 3 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. biểu thức lôgic;
- B. biểu thức số học;
- C. biểu thức quan hệ;
- D. một câu lệnh;
-
- A. điều kiện được tính toán xong;
- B. điều kiện được tính toán và cho giá trị đúng;
- C. điều kiện không tính được;
- D. điều kiện được tính toán và cho giá trị sai;
-
- A. biểu thức điều kiện đúng và câu lệnh 1 thực hiện xong;
- B. câu lệnh 1 được thực hiện;
- C. biểu thức điều kiện sai
- D. biểu thức điều kiện đúng;
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Tin học 6 Cánh diều Chủ đề 6 Bài 3 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 1 trang 87 SGK Tin học lớp 6 Cánh Diều
Luyện tập 1 trang 88 SGK Tin học lớp 6 Cánh Diều
Luyện tập 2 trang 88 SGK Tin học lớp 6 Cánh Diều
Vận dụng trang 88 SGK Tin học lớp 6 Cánh Diều
Tự kiểm tra trang 88 SGK Tin học lớp 6 Cánh Diều
Bài tập F10 trang 46 SBT Tin học 6 Cánh Diều
Bài tập F11 trang 46 SBT Tin học 6 Cánh Diều
Bài tập F12 trang 46 SBT Tin học 6 Cánh Diều
Hỏi đáp Bài 3 Tin học 6
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Tin học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Tin Học 6 HỌC247