OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tuần 27 - Tập đọc: Tranh làng Hồ - Tiếng Việt 5


Bài giảng Tranh làng Hồ giúp các em rèn luyện kĩ năng đọc trôi chảy, lưu loát. Bước đầu biết đọc diễn cảm một bài văn ca ngợi những người nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những tác phẩm văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy quý trọng, giữ gìn những nét đẹp cổ truyền của văn hóa dân tộc.

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hướng dẫn luyện đọc Tranh làng Hồ

a. Luyện đọc

  • Đọc đúng các từ được phiên âm, từ khó
    • lợn ráy, khoáy âm dương, đen lĩnh.
  • Đọc lưu loát toàn bài, biết đọc bài với giọng truyền cảm. Ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ gợi tả, gợi cảm.

b. Đọc - hiểu

  • Hiểu các từ ngữ khó trong bài:
    • Làng Hồ: làng Đông Hồ thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, có nghề làm tranh từ lâu đời. Tranh làng Hồ in trên giấy dó được nhiều người ưa thích.
    • Tranh tố nữ: tranh vẽ người con gái đẹp.
    • Nghệ sĩ tạo hình: người chuyên vẽ tranh, tạc tượng,...
    • Thuần phác: chất phác, mộc mạc.
    • Tranh lợn ráy: tranh vẽ con lợn đứng bên bụi ráy (một thứ cây trồng ở nơi đất ẩm, gần giống cây khoai sọ, dùng làm thức ăn cho lợn).
    • Khoáy âm dương: khoáy vẽ trên mình con lợn trong tranh, hình tròn, giữa có nét cong như chữ S chia hình tròn làm hai mảng - một mảng màu sáng (dương) và một mảng màu tối (âm).
    • Lĩnh: một màu lụa đen bóng.
    • Màu trắng điệp: màu trắng do bột lấy ở vỏ sò, vỏ điệp ở biển trộn với hồ loãng nấu bằng bột gạo nếp tạo thành.
  • Bố cục
    • Chia làm 3 đoạn
      • Đoạn 1. Từ đầu..."hóm hỉnh và tươi vui"
      • Đoạn 2. "Phải yêu mến cuộc đời"... "Bên gà mái mẹ".
      • Đoạn 3. Còn lại
  • Nội dung
    • Bài văn ca ngợi những người nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những tác phẩm văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy quý trọng, giữ gìn những nét đẹp cổ truyền của văn hóa dân tộc.
  • Luyện đọc diễn cảm
    • Phải yêu mến cuộc đời trồng trọt, chăn nuôi lắm/ mới khắc được những tranh lợn ráy có những khoáy âm dương rất có duyên, mới vẽ được những đàn gà con/ tưng bừng như ca múa bên gà mái mẹ.
    • Cái màu trắng điệp/ cũng là một sự sáng tạo/ góp phần vào kho tàng màu sắc của dân tộc trong hội họa.

1.2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi Tranh làng Hồ

Câu 1 (trang 89 sgk Tiếng Việt 5): Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hằng ngày của làng quê Việt Nam.

Gợi ý:

  • Tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hằng ngày của làng quê Việt Nam: Tranh vẽ lợn gà, chuột, ếch, cây dừa, tranh tố nữ.

Câu 2 (trang 89 sgk Tiếng Việt 5): Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt?

Gợi ý:

  • Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ rất đặc biệt. Đó là màu đen không pha thuốc mà luyện bằng bột than của rơm bếp, cói chiếu, lá tre mùa thu. Còn màu trắng diệp thì làm bằng vỏ sò trộn với hồ nếp, nhấp nhánh muôn ngàn hạt phấn.

Câu 3 (trang 89 sgk Tiếng Việt 5): Tìm những từ ngữ ở hai đoạn cuối thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ.

Gợi ý:

  • Những từ ngữ ở hai đoạn cuối thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ là:
    • Tranh lợn ráy có những khoáy âm dương rất có duyên, tranh vẽ đàn gà con tưng bừng như ca múa bên gà mái mẹ, kĩ thuật tranh đã đạt tới sự trang trí tinh tế, màu trắng điệp là một sự sáng tạo góp phần vào kho tàng màu sắc của dân tộc trong hội hoạ.

Câu 4 (trang 89 sgk Tiếng Việt 5): Vì sao tác giả biết ơn những người nghệ sĩ dân gian làng Hồ?

Gợi ý:

  • Tác giả biết ơn những nghệ sĩ dân gian làng Hồ vì chính họ đã sáng tạo nên kĩ thuật vẽ tranh và pha màu tinh tế, đặc sắc.
VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
ADMICRO
  • Thông qua bài giảng Tập đọc: Tranh làng Hồ, các em cần nắm được:
    • Cách đọc lưu loát toàn bài với giọng diễn cảm.
    • Hiểu được các từ ngữ khó trong bài.
    • Nắm được những ý chính của câu chuyện: Ca ngợi những người nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những tác phẩm văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy quý trọng, giữ gìn những nét đẹp cổ truyền của văn hóa dân tộc.
  • Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Chính tả: Nhớ - viết: Cửa sông cho tiết học tiếp theo.
NONE
OFF