OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Giải Tiếng Việt 2 Bài 6: Một giờ học SGK Kết nối tri thức với cuộc sống


Mời các em cùng tham khảo nội dung bài học Một giờ học để thấy được sự thay đổi từ rụt rè, xấu hổ đến tự tin hơn để thể hiện bản thân mình của bạn nhỏ trong một giờ học như thế nào qua hai phần của nội dung bài giảng: Lý thuyết và bài tập minh họa.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hoạt động khởi động 

Câu 1: Nói về việc làm của em được thầy cô khen. 

Hướng dẫn trả lời:

- Em hát rất hay. 

- Em trả lời rất tự tin. 

- Em luôn giúp đỡ bạn. 

- Em chú ý nghe cô giáo giảng bài. 

- Em viết đẹp hơn. 

- Em không còn mắc lỗi chính tả. 

- Em không còn làm việc riêng trong giờ. 

- Em chơi với bạn rất đoàn kết và thân thiên. 

- Em tham gia thảo luận nhóm rất tích cực. 

- Em đọc bài lưu loát, rõ ràng. 

Câu 2: Em cảm thấy thế nào khi được thầy cô khen? 

Hướng dẫn trả lời:

Khi được thầy cô khen em cảm thấy rất vui, thích và hãnh diện. 

1.2. Đọc

Một giờ học

Thầy giáo nói: “Chúng ta cần học cách giao tiếp tự tin. Vì thế hôm nay chúng ta sẽ tập nói trước lớp về bất cứ điều gì mình thích.”.

Quang được mời lên nói đầu tiên. Cậu lúng túng, đỏ mặt. Quang cảm thấy nói với bạn bên cạnh thì dễ, nhưng nói trước cả lớp thì sao mà khó thế. Thầy bảo: “Sáng nay ngủ dậy, em đã làm gì? Em cố nhớ xem.”.

Quang ngập ngừng, vừa nói vừa gãi đầu: “Em...”.

Thầy giáo nhắc: “Rồi gì nữa?”.

Quang lại gãi đầu: “À... ờ... Em ngủ dậy”. Và câu nói tiếp: “Rồi... ờ..”.

Thầy giáo mỉm cười, kiên nhẫn nghe Quang nói. Thầy bảo: “Thế là được rồi đấy!”.

Nhưng Quang chưa chịu về chỗ. Bỗng câu nói to: “Rồi sau đó... ờ… ờ…”. Quang thở mạnh một hơi rồi nói tiếp: “Mẹ... ờ... bảo: Con đánh răng đi. Thế là em đánh răng.”. Thầy giáo Vỗ tay. Cả lớp vỗ tay theo. Cuối cùng, Quang nói với giọng rất tự tin: “Sau đó bố đưa em đi học.”.

Thầy giáo vỗ tay. Các bạn vỗ tay theo. Quang cũng vỗ tay. Cả lớp tràn ngập tiếng vỗ tay.

(Phỏng theo Tốt-tô-chan, cô bé bên cửa sổ)

* Giải nghĩa từ khó:

- Lúng túng: không biết nói hoặc làm như thế nào.

- Kiên nhẫn: tiếp tục làm việc đã định mà không nản lòng.

Câu 1: Trong giờ học, thầy giáo yêu cầu cả lớp làm gì? 

Hướng dẫn trả lời:

Trong giờ học, thầy giáo yêu cầu cả lớp tập nói trước lớp về bất cứ điều gì mình thích. 

Câu 2: Vì sao lúc đầu Quang lúng túng? 

Hướng dẫn trả lời:

Lúc đầu Quang cảm thấy lúng túng vì bạn cảm thấy nói với bạn bên cạnh thì dễ nhưng đứng trước cả lớp mà nói thì sao mà khó thế. 

Câu 3: Theo em, điều gì khiến Quang trở nên tự tin? 

Hướng dẫn trả lời:

Điều khiến Quang trở nên tự tin là thầy giáo và các bạn đã động viên, cổ vũ Quang, Quang rất cố gắng. 

Câu 4: Khi nói trước lớp, em cảm thấy thế nào? 

Hướng dẫn trả lời:

Khi phát biểu trước lớp, em thường cảm thấy có chút ngại ngùng. Nên nhiều khi em không dám nhìn thẳng vào cô hay các bạn, mà nhìn xuống chân của mình, hai tay cầm gấu áo. Tuy nhiên, sau một thời gian cố gắng, em đã cải thiện hơn nhiều.

* Luyện tập theo văn bản đọc: 

Câu 1: Tìm những câu hỏi có trong bài đọc. Đó là câu hỏi của ai dành cho ai? 

Hướng dẫn trả lời:

- Những câu hỏi có trong bài là: Sáng nay ngủ dậy em làm gì? Rồi gì nữa? 

- Đó là câu hỏi của thầy giáo dành cho Quang. 

Câu 2: Đóng vai các bạn và Quang, nói và đáp lời khen khi Quang trở nên tự tin. 

Hướng dẫn trả lời:

- Nói: Chúc mừng Quang, lúc nãy cậu nói tuyệt quá! Cậu thực sự đã tiến bộ quá nhiều.

- Đáp: Cảm ơn cậu. Tất cả là nhờ thầy giáo đã kiên nhẫn hướng dẫn mình.

1.3. Viết

Câu 1: Nghe – viết : Một giờ học

Hướng dẫn trả lời:

Đúng là nói trước cả lớp thì chẳng dễ chút nào. Lúc đầu, Quang còn ngượng nghịu. Nhưng giờ thầy giáo và các bạn động viên. Quang đã tự tin hơn và nói một cách lưu loát. 

Chú ý: 

- Quan sát các dấu câu trong đoạn văn. 

- Viết hoa chữ cái đầu tên bài, viết hoa chữ đầu câu, viết hoa các chữ sau dấu chấm. 

- Viết những tiếng khó hoặc tiếng dễ viết sai: Quang, ngượng nghịu, lưu loát. 

Câu 2: Tìm những chữ cái còn thiếu trong bảng. Học thuộc tên các chữ cái. 

Hướng dẫn trả lời: 

Câu 3: Sắp xếp tên các bạn dưới đây theo thứ tự bảng chữ cái. Viết lại tên các bạn theo thứ tự đã sắp xếp.

Hướng dẫn trả lời:

Sắp xếp lại là: Quân – Sơn – Tuấn – Vân – Xuân. 

1.4. Luyện từ và câu

Câu 1: Những từ ngữ nào dưới đây chỉ đặc điểm? 

Hướng dẫn trả lời:

Các từ chỉ đặc điểm là: mượt mà, bầu bĩnh, sáng, cao, đen láy, đen nhánh. 

Câu 2: Ghép các từ ngữ ở bài tập 1 để tạo câu nêu đặc điểm.

Hướng dẫn trả lời:

- Vầng trán cao. 

- Đôi mắt sáng, đen láy. 

- Khuân mặt bầu bĩnh. 

- Mái tóc mượt mà, đen nhánh. 

Câu 3: Đặt một câu nêu đặc điểm ngoại hình của một bạn trong lớp em. 

Hướng dẫn trả lời:

- Bạn Hà có đôi mắt đen láy. 

- Khuân mặt của Châu Anh bầu bĩnh. 

- Dương có vầng trán cao. 

1.5. Luyện viết đoạn

Câu 1: Nói về các hoạt động của bạn nhỏ trong tranh. 

Hướng dẫn trả lời:

- Tranh 1: Vẽ cảnh bạn nhỏ ngủ dậy. Em đoán đây là cảnh thức dậy buổi sáng của bạn nhỏ. Bạn nhỏ ngồi trên giường, hai tay vươn cao. Vẻ mặt tươi cười. Em nghĩ là bạn nhỏ thức dậy và cảm thấy vui vẻ, thoải mái. Vì nét mặt bạn rất tươi tỉnh. 

- Tranh 2: Buổi sáng, sau khi thức dậy, bạn nhỏ đánh răng. Em nghĩ là bạn nhỏ là người biết giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ.  

- Tranh 3: Sau khi làm vệ sinh cá nhân, bạn nhỏ ăn sáng. Vẻ mặt của bạn rất hào hứng. Có lẽ bạn thấy bữa sáng rất ngon. 

- Tranh 4: Cuối cùng, bạn nhỏ đi học. Trong bộ đồng phục, vai đeo cặp, bạn nhỏ đến trường. Nét mặt của bạn rất vui. 

Câu 2: Viết 3-4 câu kể về những việc em thường làm trước khi đi học. 

Hướng dẫn trả lời:

Mỗi buổi sáng, em thức dậy gấp chăn màn gọn gàng. Sau đó em đi đánh răng, rửa mặt. Em ngồi vào bàn, ăn bữa sáng mẹ chuẩn bị. Em mặc quần áo và đeo cặp sẵn sàng chờ mẹ đưa đến trường.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Câu 1: Tìm đọc một bài thơ hoặc câu chuyện viết về trẻ em làm việc nhà. 

Hướng dẫn trả lời:

Bài đọc: Bé Mai trở thành người lớn như thế nào

Bé Mai rất thích làm người lớn. Bé thử đủ mọi cách: bé đi dép của mẹ, bé cài trâm lên mái tóc theo kiểu của cô. Bé lại còn đeo đồng hồ tay nữa. 

Nhưng chẳng có kết quả. Mọi người chỉ nhìn bé, cười chế giễu.

Một lần, bé Mai thử quét nhà như mẹ. Bé quét sạch đến nỗi mẹ phải ngạc nhiên:

– Bé Mai của mẹ, phải chăng con đã trở thành người lớn rồi?

Và khi bé Mai rửa bát đũa thật sạch, lau thật khô, thì cả bố mẹ đều lấy làm lạ. Lúc ngồi ăn cơm, bố nói:

– Lạ thật, bé Mai nhà ta đã lớn từ lúc nào mà chúng ta không thấy!

Mai cũng cảm thấy mình đã lớn thật. Bé không đi dép của mẹ, không cài trâm, không đeo đồng hồ. Rõ ràng những thứ ấy không làm cho trẻ con thành người lớn được.

Câu 2: Đọc cho các bạn nghe một đoạn em thích. 

Hướng dẫn trả lời:

ADMICRO

Luyện tập

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Đọc rõ ràng, rành mạch, lưu loát toàn bài Tập đọc.

+ Hiểu nội dung bài tập đọc đó Làm việc thật là vui

+ Biết và viết câu với từ chỉ đặc điểm

NONE
OFF