OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA
Banner-Video
IN_IMAGE

Giải Tiếng Việt 2 Bài 18: Thư viện biết đi SGK Kết nối tri thức với cuộc sống


Thư viện là nơi để đọc sách và mượn sách về. Trên thế giới có rất nhiều thư viện di động, đưa sách tới nhiều nơi hơn, giúp cho nhiều người hơn nữa yêu sách, được đọc sách. Mời các em cùng tham khảo nội dung Thư viện biết đi!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hoạt động khởi động

Bức tranh vẽ cảnh gì? Mọi người trong tranh đang làm gì?

Hướng dẫn trả lời:

- Bức tranh vẽ cảnh tại một thư viện. Các học sinh đang đọc sách. Cô phụ trách thư viện đang cho các bạn học sinh mượn sách. 

1.2. Đọc

Thư viện biết đi 

Thư viện là nơi lưu giữ sách báo, nơi mọi người đến đọc sách hoặc mượn sách về nhà. Nhiều người nghĩ rằng thư viện chỉ nằm im một chỗ.

Nhung trên thế giới, có rất nhiều thư viện biết đi. Thư viện Lô-gô-xơ của Đức là thư viện nổi lớn nhất thế giới. Nó nằm trên một con tàu biển khổng lồ, có thể chở được 500 hành khách và đã từng đi qua 45 nước trên thế giới.

Ở Phần Lan, có hàng trăm thư viện di động trên những chiếc xe buýt cũ, chạy khắp các thành phố lớn. Ở châu Phi, một người thủ thư đã đặt thư viện trên lưng một con lạc đà. Nhờ thế, những cuốn sách có thể băng qua sa mạc để đến với người đọc.

(Hải Nam)

Từ ngữ:

- Di động: không ở nguyên một vị trí.

- Thủ thư: người quản lí sách của thư viện.

- Sa mạc: vùng đất có khí hậu khô, nóng, không có hoặc có rất ít cây cối.

Câu 1: Mọi người đến thư viện để làm gì?

Hướng dẫn trả lời:

Mọi người đến thư viện để đọc sách hoặc mượn sách về nhà. 

Câu 2: Những thư viện sau được đặt ở đâu? 

Hướng dẫn trả lời:

Câu 3: Vì sao các thư viện kể trên được gọi là "thư viện biết đi"?

Hướng dẫn trả lời:

Vì chúng có khả năng di chuyển để mang sách đến cho người đọc. 

Câu 4: Theo em, "thư viện biết đi" có tác dụng gì?

Hướng dẫn trả lời: 

"thư viện biết đi" có tác dụng giúp mọi người không cần phải đi xa mà vẫn đọc được sách, có thể mang sách đến tận nơi cho người đọc.  

* Luyện tập theo văn bản đọc: 

Câu 1: Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp

a. Từ ngữ chỉ sự vật

b. Từ ngữ chỉ hoạt động

Hướng dẫn trả lời:

a. Từ ngữ chỉ sự vật: thư viện, thủ thư, xe buýt, tàu biển, lạc đà.

b. Từ ngữ chỉ hoạt động: nằm im, băng qua, đọc. 

Câu 2: Em sẽ nói gì với cô phụ trách ở thư viện khi muốn mượn sách ở thư viện?

Hướng dẫn trả lời:

- Học sinh: Thưa cô, em muốn mượn sách ạ. 

- Cô phụ trách thư viện: Em muốn mượn quyển gì thế? 

- Học sinh: Cô ơi, cô cho em mượn cuốn “Góc sân và khoảng trời” ạ!. 

- Cô phụ trách thư viện: Sách của em đây. 

- Học sinh: Em cảm ơn cô ạ!

1.3. Viết

Câu 1: Nghe - viết: Thư viện biết đi (từ Phần Lan đến người đọc) 

Hướng dẫn trả lời:

Thư viện biết đi

Ở Phần Lan, có hàng trăm “thư viện di động” trên những chiếc xe buýt cũ, chạy khắp các thành phố lớn. Ở Châu Phi, một người thủ thư đã đặt thư viện trên lưng một con lạc đà. Nhờ thế, những cuốn sách có thể băng qua sa mạc để đến với người đọc. 

Chú ý: Viết hoa chữ cái đầu câu, kết thúc câu có dấu chấm. Tập viết ra nháp những chữ dễ viết sai chính tả: di động, lạc đà, sa mạc,… 

Câu 2: Tìm 2 từ ngữ

a. Chứa tiếng bắt đầu bằng d (M: dìu dắt)

b. Chứa tiếng bắt đầu bằng gi (M: giảng giải)

Hướng dẫn trả lời:

a. dìu dắt, dắt díu, du dương, dạy bảo, du lịch, dặn dò, … 

b. giảng giải, giảng dạy, giúp đỡ, giặt giũ, giữ gìn, … 

Câu 3: Chọn a hoặc b: 

a. Chọn ch hoặc tr thay cho ô vuông: 

Phòng học là ∎iếc áo

Bọc ∎úng mình ở ∎ong

Cửa sổ là ∎iếc túi

∎e ∎ắn ngọn gió đông.

(Theo Nguyễn Lãm Thắng)

b. Chọn dấu hỏi hoặc dấu ngã cho chữ in đậm. 

- Sách giúp chúng em  rộng hiêu biết. 

- Cô phụ trách ở thư viện hướng dân các bạn đê sách vào đúng chô trên giá. 

Hướng dẫn trả lời:

a. 

Phòng học là chiếc áo 

Bọc chúng mình ở trong 

Cửa sổ là chiếc túi

Che chắn ngọn gió đông. 

b. 

- Sách giúp chúng em mở rộng hiểu biết. 

- Cô phụ trách ở thư viện hướng dẫn các bạn để sách vào đúng chỗ trên giá. 

1.4. Luyện từ và câu

Câu 1: Chọn dấu chấm, dấu chấm than cho mỗi câu dưới đây: 

a. Đèn sáng quá∎

b. Ôi, thư viện rộng thật∎

c. Các bạn nhỏ rủ nhau đến thư viện∎

Hướng dẫn trả lời:

a. Đèn sáng quá

b. Ôi, thư viện rộng thật

c. Các bạn nhỏ rủ nhau đến thư viện

Câu 2: Có thể đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong mỗi câu sau?

a. Sách báo tạp chí đều được xếp gọn gàng trên giá.

b. Bạn Mai bạn Lan đều thích đọc sách khoa học.

c. Học sinh lớp 1 lớp 2 đến thư viện đọc sách vào chiều thứ Năm hàng tuần.

Hướng dẫn trả lời:

a. Sách, báo, tạp chí đều được xếp gọn gàng trên giá.

b. Bạn Mai, bạn Lan đều thích đọc sách khoa học.

c. Học sinh lớp 1, lớp 2 đến thư viện đọc sách vào chiều thứ Năm hàng tuần.

Câu 3: Đặt một câu có sử dụng dấu phẩy.

Hướng dẫn trả lời:

Em thích đọc truyện cổ tích Tấm Cám, Sọ Dừa, Cây khế, … 

1.5. Luyện viết đoạn

Câu 1: Nói về một đồ dùng học tập của em. 

Hướng dẫn trả lời:

Một đồ dùng học tập của em là: chiếc hộp bút. 

Câu 2: Viết 4-5 câu về một đồ dùng học tập đã nói ở trên. 

Hướng dẫn trả lời:

Đây là chiếc hộp bút mà em rất thích. Nó được làm bằng vải, màu cam, có hình thêu rất xinh xắn. Hộp bút là ngôi nhà của các đồ dùng học tập như thước kẻ, bút chì, bút mực, tẩy, giúp các đồ vật được sắp xếp ngăn nắp. Em thường giữ gìn hộp bút rất cẩn thận và thường xuyên giặt để hộp bút luôn sạch sẽ. 

ADMICRO

Bài tập minh họa

Câu 1: Tìm đọc một cuốn sách viết về chuyện lạ đó đây.

Hướng dẫn trả lời:

Ví dụ sách: Tốt-tô-chan Cô bé bên cửa sổ. 

Câu 2: Viết vào phiếu đọc sách trong vở bài tập. 

Hướng dẫn trả lời:

- Ngày 19/03/2021

- Tên sách: Tôt-tô-chan

- Điều em thích nhất: Tôt-tô-chan là một cô bé được sinh gia trong một gia đình hạnh phúc, tuy nhiên với bản tính nghịch ngợm và hiếu động kỳ lạ của mình em đã buộc phải thôi học khi mới vừa lên sáu tuổi.Nhưng sau đó, mẹ đã chuyển em đến học ở một ngôi trường đặc biệt, ở ngôi trường này mỗi học sinh có thể làm những điều mà mình thích.

ADMICRO

Luyện tập

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Đọc rõ ràng, rành mạch, lưu loát toàn bài Tập đọc.

+ Hiểu nội dung bài tập đọc Thư viện biết đi

+ Biết và sử dụng được các dấu câu

NONE
OFF