OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA

Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 19 Từ trường

30 phút 10 câu 654 lượt thi

Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):

 

  • Câu 1: Mã câu hỏi: 11648

    Phát biểu nào sau đây là đúng?

    • A. Các đường mạt sắt của từ phổ chính là các đường sức từ.
    • B. Các đường sức từ của từ trường đều có thể là những đường cong cách đều nhau
    • C. Các đường sức từ luôn là những đường cong kín
    • D. Một hạt mang điện chuyển động theo quỹ đạo tròn trong từ trường thì quỹ đạo chuyển động của hạt chính là một đường sức từ.
  • ADMICRO/
  • Câu 2: Mã câu hỏi: 11649

    Phát biểu nào sau đây là không đúng?

    • A. Tương tác giữa hai dòng điện là tương tác từ.
    • B. Cảm ứng từ là đại lượng đặc trưng cho từ trường về mặt gây ra tác dụng từ.
    • C. Xung quanh mỗi điện tích đứng yên tồn tại điện trường và từ trường.
    • D. Đi qua mỗi điểm trong từ trường chỉ có một đường sức từ.
  • Câu 3: Mã câu hỏi: 11653

    Phát biểu nào sau đây là không đúng?

    • A. Qua bất kỳ điểm nào trong từ trường ta cũng có thể vẽ được một đường sức từ.
    • B. Đường sức từ do nam châm thẳng tạo ra xung quanh nó là những đường thẳng.
    • C. Đường sức mau ở nơi có cảm ứng từ lớn, đường sức thưa ở nơi có cảm ứng từ nhỏ.
    • D. Các đường sức từ là những đường cong kín.
  •  
     
  • Câu 4: Mã câu hỏi: 11655

    Từ trường không tương tác với

    • A. Các điện tích chuyển động.
    • B. Các điện tích đứng yên.
    • C. Nam châm đứng yên.
    • D. Nam châm chuyển động.
  • Câu 5: Mã câu hỏi: 11657

    Từ phổ là:

    • A. hình ảnh của các đường mạt sắt cho ta hình ảnh của các đường sức từ của từ trường.
    • B. hình ảnh tương tác của hai nam châm với nhau.
    • C. hình ảnh tương tác giữa dòng điện và nam châm.
    • D. hình ảnh tương tác của hai dòng điện chạy trong hai dây dẫn thẳng song song.
  • Câu 6: Mã câu hỏi: 11658

    Tính chất cơ bản của từ trường là:

    • A. gây ra lực từ tác dụng lên nam châm hoặc lên dòng điện đặt trong nó.
    • B. gây ra lực hấp dẫn lên các vật đặt trong nó.
    • C. gây ra lực đàn hồi tác dụng lên các dòng điện và nam châm đặt trong nó.
    • D. gây ra sự biến đổi về tính chất điện của môi trường xung quanh.
  • VIDEO
    YOMEDIA
    Trắc nghiệm hay với App HOC247
    YOMEDIA
  • Câu 7: Mã câu hỏi: 11659

    Phát biểu nào sau đây là không đúng: Người ta nhận ra từ trường tồn tại xung quanh dây dẫn mang dòng điện vì:

    • A. có lực tác dụng lên một dòng điện khác đặt song song cạnh nó.
    • B. có lực tác dụng lên một kim nam châm đặt song song cạnh nó.
    • C.  có lực tác dụng lên một hạt mang điện chuyển động dọc theo nó.
    • D. có lực tác dụng lên một hạt mang điện đứng yên đặt bên cạnh nó.
  • Câu 8: Mã câu hỏi: 11660

    Phát biểu nào sau đây là sai:  Lực từ là lực tương tác

    • A. Giữa hai nam châm.
    • B. Giữa hai điện tích đứng yên.
    • C. Giữa hai dòng điện.
    • D. Giữa một nam châm và một dòng điện.
  • Câu 9: Mã câu hỏi: 11666

    Đặt một kim nam châm nhỏ trên mặt phẳng vuông góc với một dòng điện thẳng. Khi cân bằng kim nam châm đó sẽ nằm theo hướng nào?

    • A. Kim nam châm nhỏ nằm cân bằng dọc theo hướng một đường sức từ của dòng điện thẳng song song.
    • B. Kim nam châm nhỏ nằm cân bằng dọc theo hướng một đường sức từ vuông góc với dòng điện thẳng.
    • C. Kim nam châm nhỏ nằm cân bằng vuông góc với hướng một đường sức từ của dòng điện thẳng.
    • D. Kim nam châm nhỏ nằm cân bằng dọc theo hướng một đường sức từ của dòng điện thẳng.
  • Câu 10: Mã câu hỏi: 11667

    Tương tác từ là:

    • A. Tương tác giữa nam châm với nam châm
    • B. Tương tác giữa dòng điện với nam châm
    • C. Tương tác giữa dòng điện với dòng điện 
    • D. Cả 3 đáp án trên.

Đề thi nổi bật tuần

 
 
OFF