OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Đề thi trắc nghiệm HK1 môn Công Nghệ 12 năm 2019 trường THPT Lê Duẩn

45 phút 30 câu 4 lượt thi

Câu hỏi trắc nghiệm (30 câu):

 

  • Câu 1: Mã câu hỏi: 136839

    Công dụng của điện trở là:

    • A. Hạn chế dòng điện và phân chia điện áp trong mạch điện.
    • B.  Hạn chế hoặc điều khiển dòng điện và phân chia điện áp trong mạch điện.
    • C. Điều chỉnh dòng điện và tăng cường điện áp trong mạch điện.
    • D. Tăng cường dòng điện và phân chia điện áp trong mạch điện.
  • ADSENSE/
    QUẢNG CÁO
     
  • Câu 2: Mã câu hỏi: 136840

    Công dụng của tụ điện là:

    • A. Ngăn chặn dòng điện một chiều, cho dòng điện xoay chiều đi qua, lắp mạch cộng hưởng
    • B. Ngăn chặn dòng điện xoay chiều, cho dòng điện một chiều đi qua, lắp mạch cộng hưởng.
    • C. Tích điện và phóng điện khi có dòng điện một chiều chạy qua.
    • D. Ngăn chặn dòng điện, khi mắc phối hợp với điện trở sẽ tạo thành mạch cộng hưởng
  • Câu 3: Mã câu hỏi: 136841

    Ý nghĩa của trị số điện cảm là:

    • A. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng điện trường của cuộn cảm.
    • B. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng từ trường của cuộn cảm
    • C. Cho biết mức độ tổn hao năng lượng trong cuộn cảm khi dòng điện chạy qua.
    • D. Cho biết khả năng tích lũy nhiệt lượng của cuộn cảm khi dòng điện chạy qua.
  •  
     
  • Câu 4: Mã câu hỏi: 136842

    Một điện trở có giá trị 72x108 Ω ±5%. Vạch màu tương ứng theo thứ tự là:

    • A.

      tím, đỏ, xám, kim nhũ     

    • B. tím, đỏ, xám, ngân nhũ
    • C. xanh lục, đỏ, xám, kim nhũ              
    • D. xanh lục, đỏ, ngân nhũ
  • Câu 5: Mã câu hỏi: 136843

     Một điện trở có giá trị 56x10Ω ±10%. Vạch màu tương ứng theo thứ tự là.

    • A. xanh lục, xanh lam, trắng, ngân nhũ 
    • B. xanh lục, xanh lam, tím, kim nhũ
    • C. xanh lam, xanh lục, tím, ngân nhũ           
    • D. xanh lam, xanh lục, trắng, kim nhũ
  • Câu 6: Mã câu hỏi: 136844

    Điôt ổn áp (Điôt zene) khác Điôt chỉnh lưu ở chỗ:

    • A.  Bị đánh thủng mà vẫn không hỏng
    • B. Chỉ cho dòng điện chạy qua theo một chiều từ anôt (A) sang catôt (K).
    • C. Không bị đánh thủng khi bị phân cực ngược.
    • D. Chịu được được áp ngược cao hơn mà không bị đánh thủng.
  • ADMICRO
  • Câu 7: Mã câu hỏi: 136845

    Kí hiệu như hình vẽ là của loại linh kiện điện tử nào?

    • A. Điôt ổn áp (Điôt zene).   
    • B. Điôt chỉnh lưu.
    • C. Tranzito.          
    • D.  Tirixto.
  • Câu 8: Mã câu hỏi: 136846

    Tranzito là linh kiện bán dẫn có…

    • A. Hai lớp tiếp giáp P – N, có ba cực là: bazơ (B), colectơ (C) và emitơ (E).
    • B. Ba lớp tiếp giáp P – N, có ba cực là: anôt (A), catôt (K) và điều khiển (G).
    • C. Một lớp tiếp giáp P – N, có hai cực là: anôt (A) và catôt (K).
    • D. Ba lớp tiếp giáp P – N, có ba cực là: bazơ (B), colectơ (C) và emitơ (E).
  • Câu 9: Mã câu hỏi: 136847

    Tranzito (loại PNP) chỉ làm việc khi…

    • A.

      Các cực bazơ (B), emitơ (E) được phân cực thuận và điện áp UCE < 0 (với UCE là điện áp giữa hai cực colectơ (C), emitơ (E))   

    • B. Các cực bazơ (B), emitơ (E) được phân cực thuận và điện áp UCE > 0 (với UCE là điện áp giữa hai cực colectơ (C), emitơ (E))
    • C.

      Các cực bazơ (B), emitơ (E) được phân cực ngược và điện áp UCE < 0 (với UCE là điện áp giữa hai cực colectơ (C), emitơ (E))    

    • D. Các cực bazơ (B), emitơ (E) được phân cực ngược và điện áp UCE > 0 (với UCE là điện áp giữa hai cực colectơ (C), emitơ (E))
  • Câu 10: Mã câu hỏi: 136848

    Người ta phân Tranzito làm hai loại là:

    • A. Tranzito PPN và Tranzito NPP.      
    • B. Tranzito PNP và Tranzito NPN.
    • C. Tranzito PPN và Tranzito NNP.       
    • D. Tranzito PNN và Tranzito NPP.
  • Câu 11: Mã câu hỏi: 136849

    Tirixto chỉ dẫn điện khi…

    • A.

      UAK > 0 và UGK > 0.       

    • B. UAK < 0 và UGK < 0.        
    • C. UAK > 0 và UGK < 0.     
    • D. UAK < 0 và UGK > 0.
  • Câu 12: Mã câu hỏi: 136850

    Khi Tirixto đã thông thì nó làm việcnhư một Điôt tiếp mặt và sẽ ngưng dẫn khi…

    • A.

      UAK  0.         

    • B. UGK  0.                  
    • C. UAK  0.       
    • D.  UGK = 0.
  • Câu 13: Mã câu hỏi: 136851

    Hãy chọn câu Đúng.

    • A.

      Triac có ba cực là: A1, A2 và G, còn Điac thì chỉ có hai cực là: A1 và A2.

    • B. Triac có ba cực là: A, K và G, còn Điac thì chỉ có hai cực là: A và K.
    • C.

      Triac và Điac đều có cấu tạo hoàn toàn giống nhau.

    • D. Triac có hai cực là: A1, A2, còn Điac thì có ba cực là: A1, A2 và G.
  • Câu 14: Mã câu hỏi: 136852

    Nguyên lí làm việc của Triac khác với tirixto ở chỗ:

    • A. Có khả năng dẫn điện theo cả hai chiều và đều được cực G điều khiển lúc mở.
    • B. Khi đã làm việc thì cực G không còn tác dụng nữa.
    • C. Có khả năng dẫn điện theo cả hai chiều và không cần cực G điều khiển lúc mở.
    • D. Có khả năng làm việc với điện áp đặt vào các cực là tùy ý.
  • Câu 15: Mã câu hỏi: 136853

    Chức năng của mạch chỉnh lưu là:

    • A. Biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều.
    • B. Biến đổi dòng điện một chiều thành dòng điện xoay chiều.
    • C. Ổn định điện áp xoay chiều.
    • D. Ổn định dòng điện và điện áp một chiều
  • Câu 16: Mã câu hỏi: 136854

    Trong mạch chỉnh lưu cầu phải dùng tối thiểu bao nhiêu điôt?

    • A. Một điôt     
    • B. Hai điôt             
    • C. Ba điôt         
    • D. Bốn điôt
  • Câu 17: Mã câu hỏi: 136855

    Trong sơ đồ khối chức năng của mạch nguồn một chiều có bao nhiêu khối?

    • A. 3 khối            
    • B. 4 khối        
    • C. 5 khối       
    • D.  6 khối
  • Câu 18: Mã câu hỏi: 136856

    Trong sơ đồ khối chức năng của mạch nguồn một chiều, ta có thể bỏ bớt những khối nào mà vẫn đảm bảo mạch điện còn hoạt động được?

    • A. Khối 4 và khối 5.      
    • B. Khối 2 và khối 4.   
    • C. Khối 1 và khối 2.      
    • D. Khối 2 và khối 5.
  • Câu 19: Mã câu hỏi: 136857

    Trong mạch nguồn một chiều thực tế, nếu tụ C1 hoặc C2 bị đánh thủng thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?

    • A. Mạch điện bị ngắn mạch làm cháy biến áp nguồn.
    • B. Mạch không còn chức năng chỉnh lưu, điện áp ra vẫn là điện áp xoay chiều.
    • C. Dòng điện chạy qua tải tiêu thụ tăng vọt, làm cháy tải tiêu thụ.
    • D. Điện áp ra sẽ ngược pha với điện áp vào.
  • Câu 20: Mã câu hỏi: 136858

    Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không liên quan đến mạch khuếch đại điện áp dùng OA?

    • A.

      Điện áp ra và điện áp vào luôn có cùng chu kì, tần số và cùng pha.

    • B. Tín hiệu Uvào được đưa tới đầu vào đảo thông qua điện trở R1.
    • C.

      Đầu vào không đảo được nối mass (nối đất)

    • D. Điện áp ra luôn ngược pha với điện áp vào.
  • Câu 21: Mã câu hỏi: 136859

    Người ta có thể làm gì để thay đổi hệ số khuếch đại của mạch khuếch đại điện áp dùng OA?

    • A.

      Chỉ cần thay đổi giá trị của điện trở hồi tiếp (Rht).

    • B. Thay đổi tần số của điện áp vào.
    • C.

      Thay đổi biên độ của điện áp vào.

    • D. Đồng thời tăng giá trị của điện trở R1 và Rht lên gấp đôi.
  • Câu 22: Mã câu hỏi: 136860

    Trong mạch tạo xung đa hài tự kích dùng tranzito, nếu thay các điện trở R1 và R2 bằng các đèn LED thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?

    • A.

      Các đèn LED sẽ luân phiên chớp tắt.                       

    • B. Mạch sẽ không còn hoạt động được nữa.
    • C. Xung ra sẽ không còn đối xứng nữa.      
    • D. Các tranzito sẽ bị hỏng.
  • Câu 23: Mã câu hỏi: 136861

    Trong mạch tạo xung đa hài tự kích dùng tranzito, để có xung đa hài đối xứng thì ta cần phải làm gì?

    • A. Chỉ cần chọn các tranzito, điện trở và tụ điện giống nhau.
    • B.  Chỉ cần chọn hai tụ điện có điện bằng nhau.
    • C. Chỉ cần chọn các các điện trở có trị số bằng nhau.
    • D. Chỉ cần chọn các tranzito và các tụ điện có thông số kĩ thuật giống nhau.
  • Câu 24: Mã câu hỏi: 136862

    Trong mạch tạo xung đa hài tự kích dùng tranzito, để biến đổi xung đa hài đối xứng thành xung đa hài không đối xứng thì ta cần phải làm gì?

    • A.

      Chỉ cần thay đổi hai tụ điện đang sử dụng bằng hai tụ điện có điện dung khác nhau.

    • B. Chỉ cần tăng điện dung của các tụ điện.
    • C.

      Chỉ cần giảm điện dung của các tụ điện.

    • D. Chỉ cần thay đổi giá trị của các điện trở R3 và R4.
  • Câu 25: Mã câu hỏi: 136863

    Trong mạch tạo xung đa hài tự kích dùng tranzito, để tăng chu kì của xung đa hài thì phương án tối ưu nhất là:

    • A. Tăng điện dung của các tụ điện.         
    • B. Giảm điện dung của các tụ điện.
    • C.  Tăng trị số của các điện trở.            
    • D. Giảm trị số của các điện trở.
  • Câu 26: Mã câu hỏi: 136864

    IC khuếch đại thuật toán có bao nhiêu đầu vào và bao nhiêu đầu ra?

    • A. Hai đầu vào và một đầu ra.          
    • B. Một đầu vào và hai đầu ra.
    • C. Một đầu vào và một đầu ra.             
    • D. Hai đầu vào và hai đầu ra.
  • Câu 27: Mã câu hỏi: 136865

    Hệ số khuếch đại của mạch khuếch đại điện áp dùng OA phụ thuộc vào…

    • A.

      Trị số của các điện trở R1 và Rht        

    • B. Chu kì và tần số của tín hiệu đưa vào.
    • C. Độ lớn của điện áp vào.            
    • D. Độ lớn của điện áp ra.
  • Câu 28: Mã câu hỏi: 136866

    Trong mạch tạo xung đa hài tự kích dùng tranzito, sự thông – khóa của hai tranzito T1 và T2 là do sự…

    • A.

      Phóng và nạp điện của hai tụ điện C1 và C2.

    • B. Điều khiển của hai điện trở R1 và R2.
    • C.

      Điều khiển của hai điện trở R3 và R4.

    • D. Điều khiển của nguồn điện cung cấp cho mạch tạo xung.
  • Câu 29: Mã câu hỏi: 136867

    Chọn phương án sai trong câu sau : Công dụng của mạch điện tử điều khiển

    • A. Điều khiển các thông số của thiết bị             
    • B. Điều khiển các thiết bị dân dụng
    • C. Điều khiển các trò chơi giải trí               
    • D. Điều khiển tín hiệu
  • Câu 30: Mã câu hỏi: 136868

    Mạch nào sau đây không phải là mạch điện tử điều khiển:

    • A. Mạch tạo xung       
    • B. Tín hiệu giao thông
    • C. Báo hiệu và bảo vệ điện áp       
    • D. Điều khiển bảng điện tử

Đề thi nổi bật tuần

 
 
OFF