OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Ngữ Văn - Đề số 16

120 phút 6 câu 9 lượt thi

Câu hỏi Tự luận (6 câu):

 

  • Câu 1: Mã câu hỏi: 155495

    I. ĐỌC HIỂU 

    Đọc đoạn trích sau và trả lời các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4

    Tuổi trẻ, tự thân nó đã là một tài sản, tự thân nó đã hàm chứa ánh sáng và hạnh phúc, khi bị vùi xuống bùn, cơ hội để nó tỏa sáng và thăng hoa sẽ lớn hơn so với khi bạn già đi. Lúc đó phép thử trong tay còn mầu nhiệm, con tốt đó trong tay còn có thể phong Hậu, bạn có thời gian làm hậu thuẫn và chân trời vẫn còn nhiều thôi thúc. Còn khi bạn lớn tuổi hơn, những xây xước đằng trước sẽ làm cho bạn ngần ngại, nếu bạn bị rớt xuống bùn, thì  rất có thể, bạn sẽ tặc lưỡi nằm  đó một mình, hoặc sẽ cố gắng vùng vẫy sao cho người đó cũng lem luốc giống với bạn.

    Tuổi trẻ có một thứ vốn ngầm rất đáng quý mà không phải ai cũng biết: sự cô đơn. Trái tim là một giống loài dễ hư hỏng. Nếu nó được no đủ, nó sẽ đổ đốn ngay lập tức. Hạnh phúc làm cho người ta mềm yếu, người ta vui tươi với mọi thứ, người ta quên mất việc phải làm, người ta còn bắt đầu tặc lưỡi nhiều hơn với những  thói quen xấu. Tình yêu là một giống dây leo khó chiều. Nó cần được thử thách và bị tấn công. Nếu bạn móm cơm hàng ngày, chăm sóc nó quá no đủ nó sẽ chết yểu.

     ( Theo kênh 14.vn)

    Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích

  • ADSENSE/
    QUẢNG CÁO
     
  • Câu 2: Mã câu hỏi: 155497

    Vì sao tác giả lại cho rằng: “Tuổi trẻ, tự thân nó là một tài sản”?

  • Câu 3: Mã câu hỏi: 155499

    Anh/ chị hiểu như thế nào về ý kiến: “ ... khi bạn đã lớn tuổi hơn, những xây xước đằng trước sẽ làm cho bạn ngần ngại”? 

  •  
     
  • Câu 4: Mã câu hỏi: 155501

    Anh/chị  có đồng tình với quan niệm: Trái tim là một giống loài dễ hư hỏng. Nếu nó được no đủ, nó sẽ đổ đốn ngay lập tức.

  • Câu 5: Mã câu hỏi: 155503

    II. LÀM VĂN 

    Từ đoạn trích trong phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về giá trị của tuổi trẻ.

  • Câu 6: Mã câu hỏi: 155506

    Cảm nhận của anh/ chị về hai đoạn văn sau:

    […] Thường khi đến gà gáy sáng Mị ngồi dậy ra bếp sưởi một lúc thật lâu thì các chị em trong nhà mới bắt đầu dậy ra dóm lửa để bung ngô, nấu cháo lợn. Chỉ chợp mắt được từng lúc, Mị lại thức sưởi lửa suốt đêm. Mỗi đêm, khi nghe tiếng phù phù thổi bếp, A Phủ lại mở mắt. Ngọn lửa sưởi bùng lên, cùng lúc ấy thì Mị cũng nhìn sang, thấy mắt A Phủ trừng trừng, mới biết A Phủ còn sống. Mấy đêm nay như thế. Nhưng Mị vẫn thản nhiên ngồi thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi. Mị vẫn trở dậy, vẫn sưởi, chỉ biết chỉ còn ở với ngọn lửa. Có đêm A Sử chợt về, thấy Mị ngồi đấy, A Sử đánh Mị ngã ngay xuống cửa bếp. Nhưng đêm sau Mị vẫn ra sưởi lửa như đêm trước.

                                                                ( Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập 2, tr13, NXB GD 2008)

    […] Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một chiếc thắc lưng của lính ngụy ngày xưa,  có vẻ những điều phải nói với nhau họ đã nói hết, chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ mỗi nhát quất xuống lão lại nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn: “ Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ!”.

    Người đàn bà với một vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách trốn chạy.

                                ( Chiếc thuyền ngoài xa- Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12, tập 2, tr71-72, NXB   GD 2008)

Đề thi nổi bật tuần

 
 
OFF