Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 475941
“Những kết quả cụ thể mà mỗi người đều mong muốn đạt được trong 1 khoảng thời gian nhất định”. Đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?
- A. Mục tiêu cá nhân.
- B. Kế hoạch cá nhân.
- C. Mục tiêu phấn đấu.
- D. Năng lực cá nhân.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 475942
Mục tiêu cá nhân có thể được phân loại theo thời gian, thường bao gồm những loại mục tiêu nào?
- A. mục tiêu học tập và mục tiêu tài chính.
- B. mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.
- C. mục tiêu sức khỏe và cống hiến xã hội.
- D. mục tiêu trung hạn và mục tiêu dài hạn.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 475945
Tiêu chí nào là căn cứ để phân loại mục tiêu cá nhân thành: mục tiêu phát triển bản thân, gia đình, bạn bè, sức khỏe, học tập, tài chính,…?
- A. Thời gian thực hiện.
- B. Năng lực thực hiện.
- C. Lĩnh vực thực hiện.
- D. Khả năng thực hiện.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 475947
Tiêu chí nào là căn cứ để phân loại mục tiêu cá nhân thành: mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn?
- A. Lĩnh vực thực hiện.
- B. Khả năng thực hiện.
- C. Năng lực thực hiện.
- D. Thời gian thực hiện.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 475950
Nhận định nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc xác định mục tiêu cá nhân?
- A. Giúp mỗi người có động lực hơn trong cuộc sống.
- B. Giúp mỗi người thực hiện được ước mơ của mình.
- C. Giúp mỗi cá nhân thu được nhiều lợi ích vật chất.
- D. Giúp mỗi cá nhân có động lực hoàn thiện bản thân.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 475953
Tiêu chí “cụ thể” trong quá trình xác định mục tiêu của mỗi cá nhân được hiểu như thế nào?
- A. Mỗi mục tiêu cần có một kết quả cụ thể.
- B. Mục tiêu có thể định lượng, đo lường được.
- C. Mục tiêu phải đi kèm với thời hạn đạt được.
- D. Mỗi mục tiêu phải hướng tới mục đích chung.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 475956
“Mục tiêu có thể được định lượng, cho phép bạn theo dõi tiến trình thực hiện của mình”. Đó là nội dung của tiêu chí nào khi xác định mục tiêu cá nhân?
- A. Cụ thể.
- B. Đo lường được.
- C. Có thể đạt được.
- D. Có thời hạn cụ thể.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 475959
Tiêu chí “thực tế” trong quá trình xác định mục tiêu cá nhân có thể hiểu như thế nào?
- A. Mỗi mục tiêu cần có một kết quả cụ thể.
- B. Mục tiêu có thể định lượng, đo lường được.
- C. Mục tiêu phải đi kèm với thời hạn đạt được.
- D. Mỗi mục tiêu phải hướng tới mục đích chung.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 475961
“Mục tiêu phải khả thi” là nội dung của tiêu chí nào khi chúng ta xác định mục tiêu cá nhân?
- A. Cụ thể.
- B. Đo lường được.
- C. Có thể đạt được.
- D. Có thời hạn cụ thể.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 475963
Tiêu chí “có thời hạn cụ thể” trong quá trình xác định mục tiêu cá nhân được hiểu như thế nào?
- A. Mỗi mục tiêu cần có một kết quả cụ thể.
- B. Mục tiêu có thể định lượng, đo lường được.
- C. Mục tiêu phải đi kèm với thời hạn đạt được.
- D. Mỗi mục tiêu phải hướng tới mục đích chung.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 475966
Nhận định nào sau đây không đúng với các tiêu chí khi xác định mục tiêu cá nhân?
- A. Cụ thể.
- B. Đo lường được.
- C. Có thể đạt được.
- D. Không có thời hạn.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 475969
Quá trình lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân thường bao gồm bao nhiêu bước?
- A. 6 bước.
- B. 7 bước.
- C. 8 bước.
- D. 9 bước.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 475971
Bạn S (14 tuổi) đặt mục tiêu đến năm 24 tuổi sẽ trở thành nhà văn chuyên viết truyện cho thiếu nhi. Theo em, mục tiêu cá nhân của bạn S thuộc loại mục tiêu nào sau đây?
- A. Mục tiêu ngắn hạn.
- B. Mục tiêu sức khỏe.
- C. Mục tiêu sự nghiệp.
- D. Mục tiêu tài chính.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 475973
Đầu năm học, bạn C dã quyết tâm đạt danh hiệu học sinh giỏi. C đã liệt kê các việc cần làm ở trên lớp và ở nhà. Hai tuần đầu, C thực hiện rất tốt, nhưng sau đó C chủ quan cho rằng mình có đủ khả năng để đạt được mục tiêu đề ra, không cần tính toán các công việc cụ thể mỗi ngày. C tự nhủ, cứ để tất cả bài tập vào cuối tuần làm một loáng là xong. Nhưng đến cuối tuần, khối lượng bài tập quá nhiều khiến C không thể hoàn thành. Nhiều tuần trôi qua như vậy và cũng sắp đến kì thi học kì, C có vẻ nản lòng với mục tiêu đặt ra từ đầu năm. Nếu là bạn thân của C, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?
- A. Mặc kệ, không quan tâm vì không liên quan đến mình.
- B. Khuyên C kiên trì, thiết lập lại kế hoạch học tập phù hợp.
- C. Khuyên C từ bỏ mục tiêu vì cố gắng cũng không đạt được.
- D. Trách móc, phê bình C gay gắt vì đã có thái độ chủ quan.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 475977
Hãy điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…) trong khái niệm sau: “……… là việc xác định các khoản chi tiêu dựa trên những nguồn lực hiện có để thực hiện những mục tiêu tài chính của cá nhân, gia đình”.
- A. Kế hoạch chi tiêu.
- B. Quản lí tiền hiệu quả.
- C. Kế hoạch tài chính.
- D. Mục tiêu tài chính.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 475980
Việc lập kế hoạch chi tiêu cá nhân sẽ không mang lại ý nghĩa nào dưới đây?
- A. Cân bằng được tài chính.
- B. Chi tiêu những khoản không cần thiết.
- C. Thực hiện được tiết kiệm.
- D. Tạo dựng cuộc sống ổn định, ấm no.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 475982
Quá trình lập kế hoạch chi tiêu cá nhân thường bao gồm bao nhiêu bước?
- A. 4 bước.
- B. 5 bước.
- C. 6 bước.
- D. 7 bước.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 475985
Quan điểm nào dưới đây đúng khi nói về vấn đề lập kế hoạch chi tiêu?
- A. Chỉ những người chi tiêu tùy tiện mới cần lập kế hoạch chi tiêu.
- B. Những người giàu có, dư dả thì không cần lập kế hoạch chi tiêu.
- C. Lập kế hoạch chi tiêu giúp chúng ta cân bằng được tài chính.
- D. Học sinh nên tập trung học tập, không nên bận tâm đến tiền bạc.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 475988
Trường hợp nào dưới đây đã biết lập kế hoạch chi tiêu hợp lí?
- A. Chị X dùng tiền lương và vay thêm tiền để mua chiếc túi xách hàng hiệu.
- B. Khi đi siêu thị, bạn C đòi mẹ mua cho mình nhiều loại đồ chơi đắt tiền.
- C. Anh M dùng hết số tiền tiết kiệm để mua một chiếc Iphone 14 Pro Max.
- D. Bạn T chia số tiền mình có thành nhiều khoản với mục đích khác nhau.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 475990
Theo em, thói quen chi tiêu nào sau đây là hợp lí?
- A. Chỉ mua những thứ thực sự cần thiết và trong khả năng chi trả.
- B. Mua tất cả mọi thứ mà mình thích, không quan tâm đến giá cả.
- C. Chỉ chọn mua những đồ có chất lượng thấp và giá cả rẻ nhất.
- D. Chỉ chọn mua những hàng hóa đắt tiền và chất lượng tốt nhất.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 476019
Trong tình huống dưới đây, bạn học sinh nào chưa biết cách chi tiêu hợp lí?
"Hễ có tiền là K tiêu hết luôn. Khi thấy bạn bè có món đồ nào trông lạ mắt, K lại xin tiền bố mẹ để mua bằng được. Thấy K nhiều lần mua đồ chơi chỉ một lần là chán, có nhiều thứ chưa dùng đến, bạn C và T khuyên K không nên lãng phí như vậy, nhưng K không nghe".
- A. Cả ba bạn C, T và K.
- B. Hai bạn C và T.
- C. Bạn C.
- D. Bạn K.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 476021
Quan điểm nào dưới đây không đúng khi bàn về vấn đề lập kế hoạch chi tiêu?
- A. Các thói quen chi tiêu hợp lí sẽ giúp chúng ta đạt được mục tiêu tài chính.
- B. Lập kế hoạch chi tiêu mất thời gian và tạo ra sự khó chịu khi sử dụng tiền.
- C. Lập kế hoạch chi tiêu giúp ta tránh được các khoản chi tiêu không hợp lí.
- D. Mỗi cá nhân đều cần rèn luyện để tạo hình thành thói quen chi tiêu hợp lí.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 476024
Trong dịp Tết vừa rồi, bạn H nhận được 1 triệu đồng tiền mừng tuổi (lì xì). Bạn lên kế hoạch chi tiêu từ khoản tiền này như: mua quà biếu bà nội, mua bộ sách học tiếng Anh, mua một chiếc áo bạn rất thích, trích một phần cho quỹ từ thiện,... Chiều nay, đang ở khu vui chơi với ba người bạn thân, biết H có tiền, các bạn muốn H dùng 600.000 đồng mua vé cho cả nhóm tham gia nhiều trò chơi rất hấp dẫn. Nếu là H, trong trường hợp trên, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?
- A. Ngay lập tức đồng ý để không làm mất lòng các bạn.
- B. Lảng tránh sang chuyện khác, coi như chưa nghe thấy.
- C. Từ chối, giải thích rõ kế hoạch chi tiêu với các bạn.
- D. Từ chối, lập tức bỏ về nhà, không giải thích gì thêm.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 476025
Thấy một chiếc áo len giá 200.000 đồng đang bày bán ở cửa hàng, T rất thích và muốn mua. Nhưng trong ví chỉ còn 150.000 đồng - đây là số tiền T được mẹ cho để tiêu vặt trong một tháng. Nếu là T, trong trường hợp này, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
- A. Tiết kiệm chi tiêu, đợi khi nào có đủ tiền sẽ mua áo.
- B. Xin thêm mẹ 50.000 đồng để mua ngay chiếc áo len.
- C. Trộm tiền của bố (50.000 đồng) để mua chiếc áo len.
- D. Vay thêm 50.000 đồng từ các bạn để mua chiếc áo.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 476031
Trong tình huống dưới đây, nhân vật nào đã biết cách lập kế hoạch chi tiêu?
"M có thói quen ghi chép lại các khoản chi tiêu của mình để đảm bảo cân đối thu – chi, tránh tình trạng chưa hết tháng đã tiêu hết tiền. Thấy vậy, K (bạn thân của M) nói với M rằng: “Cậu đừng tốn công vô ích nữa, mình có tiền, thích mua gì thì cứ mua thôi, ghi chép lại làm gì cho mệt”.
- A. Không có bạn học sinh nào.
- B. Cả hai bạn M và K.
- C. Bạn K.
- D. Bạn M.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 476036
Vừa muốn tiết kiệm, lại vừa muốn làm đẹp, nên chị H thường xuyên đặt mua nhiều loại mĩ phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Nếu là em gái của chị H, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
- A. Mặc kệ, không quan tâm vì không liên quan đến mình.
- B. Ủng hộ chị H vì cách chi tiêu của chị hợp lí, thông minh.
- C. Khuyên chị mua sản phẩm phù hợp, có nguồn gốc rõ ràng.
- D. Không đồng tình nhưng cũng không khuyên ngăn chị H.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 476077
Sắp tới ngày sinh nhật của mẹ, nên M muốn mua một món quà tặng mẹ, nhưng số tiền tiết kiệm của M chỉ có 150.000 đồng. Nếu là M, trong trường hợp trên, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
- A. Trộm tiền của bố để có thêm tiền mua quà tặng mẹ.---+
- B. Tự tay làm một món quà nhỏ (thiệp, bánh,…) tặng mẹ.
- C. Ngó lơ, coi như mình không biết ngày sinh nhật của mẹ.
- D. Vay thêm tiền của các bạn để mua quà đắt tiền tặng mẹ.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 476082
Thói quen chi tiêu nào dưới đây là không hợp lí?
- A. Xác định thứ tự ưu tiên những thứ cần mua.
- B. Chỉ chi tiêu cho những việc thực sự cần thiết.
- C. Chỉ chọn mua những đồ giá rẻ, chất lượng thấp.
- D. Liệt kê những thứ cần mua trước khi đi mua sắm.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 476101
Trong đoạn thông tin dưới đây, loại tai nạn nào được đề cập đến?
"Bố mẹ đi vắng, bạn M dùng ấm điện để đun nước nhưng mải chơi bỏ quên khiến ấm chập điện bốc cháy. Ngọn lửa nhanh chóng lan ra nhiều đồ đạc trong nhà khiến bạn rất sợ hãi. Sau đó, đám cháy đã được lực lượng cứu hoả và người dân xung quanh dập tắt. Tuy nhiên, nhiều tài sản có giá trị trong nhà đã bị thiêu rụi, bản thân bạn M cũng bị ngạt khói và bỏng 30% cơ thể".
- A. Cháy, nổ.
- B. Ngộ độc thực phẩm.
- C. Tai nạn vũ khí gây ra.
- D. Tai nạn do bom mìn gây ra.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 476104
Nhận định nào sau đây không phản ánh đúng nguy cơ dẫn đến các tai nạn cháy, nổ?
- A. Thiết bị điện bị quá tải.
- B. Bảo quản thực phẩm sai cách.
- C. Nắng nóng kéo dài.
- D. Rò rỉ khí ga.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 476107
Nhận định nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả của các tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?
- A. Thiệt hại tài sản của các cá nhân, gia đình và xã hội.
- B. Chỉ gây tổn thương về tâm lí không gây tổn hại về sức khỏe.
- C. Góp phần làm ô nhiễm môi trường sinh thái.
- D. Gây tổn thương về thể chất thậm chí là tính mạng con người.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 476108
Việc làm nào dưới đây bị nghiêm cấm trong Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001 (đã sửa đổi, bổ sung năm 2013)?
- A. Hỗ trợ, giúp đỡ người thi hành nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy.
- B. Thông báo kịp thời cho lực lượng chức năng khi phát hiện đám cháy.
- C. Mang hàng và chất dễ cháy, nổ trái phép vào nơi tập trung đông người.
- D. Tố giác tội phạm tàng trữ và vận chuyển chất nguy hiểm về cháy, nổ.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 476110
Việc làm nào sau đây là bị nghiêm cấm trong Luật Hóa chất năm 2007?
- A. Sản xuất, kinh doanh, vận chuyển các hóa chất thuộc danh mục được phép.
- B. Sản xuất thuốc bằng các hóa chất đủ tiêu chuẩn, đúng hàm lượng cho phép.
- C. Sử dụng các loại hóa chất thuộc danh mục được phép, đảm bảo tiêu chuẩn.
- D. Sử dụng hóa chất độc hại để săn bắt động vật, xâm hại sức khỏe con người.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 476111
Đâu là hành vi bị nghiêm cấm trong Luật quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017?
- A. Đào bới, tìm kiếm hoặc thu gom trái phép vũ khí, vật liệu nổ.
- B. Tố giác những người vận chuyển, sử dụng trái phép vật liệu nổ.
- C. Sở hữu vũ khí thô sơ là hiện vật để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo.
- D. Tố giác những người sử dụng trái phép các loại vũ khí nguy hiểm.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 476112
Việc làm nào sau đây được phép thực hiện trong hoạt động phòng, chống tai nạn cháy, nổ?
- A. Chống người thi thành nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy.
- B. Mang chất dễ cháy, nổ đến những nơi tập trung đông người.
- C. Cố ý gây cháy, làm tổn hại đến tính mạng, sức khỏe con người.
- D. Giúp đỡ, hỗ trợ các hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 476113
Trong hoạt động phòng, chống tai nạn hóa chất độc hại, công dân được phép thực hiện hành vi nào sau đây?
- A. Sử dụng hóa chất độc hại để săn bắt động vật.
- B. Sản xuất, kinh doanh chất nguy hiểm trái quy định.
- C. Sử dụng các loại hóa chất thuộc danh mục được phép.
- D. Sử dụng các loại hóa chất vượt quá hàm lượng cho phép.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 476114
Trong tình huống sau, những ai nào đã có ý thức trong việc phòng, chống tai nạn chất độc hại?
"Gia đình ông B mở một nhà hàng kinh doanh đồ ăn. Nhà hàng của ông B rất đông khách, nên ngày nào ông và các thành viên trong gia đình cũng phải dậy từ rất sớm để sơ chế các nguyên liệu. Anh C là hàng xóm của ông B, đồng thời cũng là chủ một tiệm tạp hóa. Thấy ông B và người thân vất vả, anh C bèn mang tới một gói bột nhỏ màu vàng, nói với ông B rằng: “đây là loại hóa chất giúp làm sạch nhanh chóng các loại thực phẩm”; rồi anh khuyên ông B nên sử dụng loại hóa chất này để tiết kiệm thời gian, công sức. Tuy nhiên, ông B không đồng ý, vì cho rằng các hoá chất sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ khách hàng".
- A. Anh C.
- B. Ông B.
- C. Ông B và anh C.
- D. Không có nhân vật nào.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 476115
Trong tình huống sau, nhân vật nào đã có ý thức trong việc phòng, chống tai nạn cháy, nổ?
"Các bạn T, K, V đang chơi đá cầu thì phát hiện khói bốc ra từ một ngôi nhà ở gần đó. Bạn T vội vàng gọi cứu hỏa, hô hoán mọi người xung quanh tới dập lửa; đồng thời nhắc nhở mọi người nhường đường, dọn dẹp chướng ngại vật để xe cứu hoả dễ dàng tiến vào chữa cháy. Trong khi đó, K và V bỏ chạy. Khi đến nơi an toàn, K than vãn với V rằng: “Sao T ngốc thế nhỉ, thấy tình huống nguy hiểm thì mình phải chạy thoát thân trước, khi nào đám cháy lan rộng thì tự khắc mọi người biết và kéo đến dập lửa thôi”. V cũng đồng tình với K và nói thêm “cậu ấy đúng là khôn nhà dại chợ”.
- A. Hai bạn K và V.
- B. Bạn K.
- C. Bạn T.
- D. Bạn V.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 476117
Quan điểm nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề phòng, chống tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?
- A. Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ, chất độc hại là trách nhiệm của mọi công dân.
- B. Phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm riêng của lực lượng cảnh sát cứu hỏa.
- C. Tai nạn hóa chất độc hại không để lại hậu quả nghiêm trọng cho con người.
- D. Chỉ những người thiếu hiểu biết mới gặp phải tai nạn vũ khí, chất độc hại.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 476118
Hành vi của chủ thể nào sau đây có thể gây ra tai nạn về cháy, nổ?
- A. Ông B tố cáo hành vi tàng trữ thuốc pháo, thuốc nổ của anh V.
- B. Anh T báo công an khi phát hiện vật thể lạ giống quả lựu đạn.
- C. Chị X gọi lực lượng cứu hỏa khi phát hiện đám cháy.
- D. Anh K mở bật lửa để kiểm tra bình xăng xe máy.