OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA
Banner-Video
IN_IMAGE

Bài 4: Sự hình thành và phát triển nhân cách


Nội dung chính của bài giảng trình bày các yếu tố chi phối sự hình thành và phát triển nhân cách, sự hoàn thiện nhân cách, vấn để phát hiện và bồi dưỡng trẻ em có năng khiếu. những sai lệch trong sự phát triển nhân cách. Để nắm chi tiết nội dung mời các bạn cùng tham khảo Bài 4: Sự hình thành và phát triển nhân cách.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1. Các yếu tố chi phối sự hình thành và phát triển nhân cách

Nhân cách không có sẵn bằng cách bộc lộ dần các bản năng nguyên thuỷ, mà nhân cách là các cấu tạo tâm lí mới được hình thành trong quá trình sống - giao tiếp, vui chơi, học tập, lao dộng,... A.N. Leonchiev đã chí ra rằng: Nhân cách con người không phải dược đẽ ra mà là dược hình thành. Quá trình hình thành nhân cách chịu sự chi phối của nhiều yếu tố: yếu tỏ bẩm sinh - di truyền, môi trường tự nhiên và hoàn cảnh xã hội, giáo dục, hoạt động cá nhân... Mỗi yếu tố đều có vai trò nhất định. Song với tính cách là phương thức, là con đường, giáo dục, hoạt động, giao tiếp và tập thể có vai trò quyết dịnh trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người.

1.1 Giáo dục và nhân cách

Giáo dục là một hoạt động đặc trưng của xã hội, là quá trình tác động tự giác, chủ động đến con người nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người theo yêu cầu của xã hội.
Theo nghĩa rộng, giáo dục là toàn bộ tác động của gia đình, nhà trường, xã hội bao gồm cả dạy học và các tác động khác đến con người. Theo nghĩa hẹp, giáo dục được hiểu là quá trình tác động đến tư tưởng, đạo đức, hành vi của con người.

Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách, giáo dục giữ vai trò chủ đạo, điều đó được thể hiện như sau:

  • Giáo dục vạch ra phương hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách. Giáo dục là quá trình tác động có mục tiêu xác định, hình thành một mẫu người cụ thể cho xã hội - một mô hình nhân cách phát triển đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống.
  • Thông qua giáo dục, mỗi cá nhân lĩnh hội được nền văn hoá xã hội, lịch sử đã được tinh lọc và hệ thống hoá (qua các nội dung giáo dục) để tạo nên nhân cách của mình.
  • Với mục đích hình thành và phát triển nhân cách, giáo dục tác động tới con người một cách hiệu quả nhất, vì nó dựa trên các thành tựu của nghiên cứu khoa học: các quy luật nhận thức, quy luật tâm lí xã hội,...
  • Giáo dục có thể phát huy tối đa các mặt mạnh của các yếu tố khác chi phối sự hình thành và phát triển nhân cách như các yếu tố thể chất (bẩm sinh di truyền), yếu tố hoàn cảnh sống, yếu tố xã hội, đồng thời bù đắp cho những thiếu hụt, hạn chế do các yếu tố kể trên gây ra (như: khuyết tật, bị bệnh hoặc có những hoàn cảnh không thuận lợi...).
  • Giáo dục có thể uốn nắn những sai lệch nhân cách, làm cho nó phát triển theo mong muốn của xã hội (giáo dục lại).

Giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong sự hình thành và phát triển nhân cách, song không nên tuyệt đối hoá vai trò của giáo dục, giáo dục không phải là vạn năng. Cần phải tiến hành giáo dục trong mối quan hệ hữu cơ với việc tổ chức hoạt động, tổ chức quan hệ giao tiếp, hoạt động cùng nhau trong các mối quan hệ xã hội, quan hệ nhóm và tập thể. Giáo dục không tách rời tự giáo dục, tự rèn luyện, tự hoàn thiện nhân cách ư mỗi cá nhân.

1.2 Hoạt động và nhân cách

Mọi tác động của giáo dục đều là vô nghĩa nếu thiếu hoạt dộng của cá nhân. Vì vậy, hoạt động của cá nhân là nhân tố quyết định trực tiếp sự hình thành và phát triển nhân cách. Hoạt động của con người luôn có tính mục đích, tính xã hội, được thực hiện bằng những thao tác và công cụ nhất định. Vì vậy, mỗi loại hoạt động đều yêu cầu ở con người những phẩm chất và năng lực nhất định. Quá trình tham gia hoạt động làm cho con người hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực đó. Từ đó, nhân cách của con người cũng được hình thành và phát triển.

Thông qua hai quá trình xuất tâm (đối tượng hoá) và nhập tâm (chủ thể hoá) trong hoạt động, con người một mặt lĩnh hội được những kinh nghiệm xã hội, lịch sử để hình thành nhân cách, một mặt xuất tâm lực lượng bản chất vào xã hội, “tạo nên sự đại diện nhân cách” của mình ở người khác, trong xã hội.

Tóm lại, hoạt động có vai trò quyết định trực tiếp sự hình thành và phát triển nhân cách. Vì vậy, trong công tác giáo dục cần chú ý việc tổ chức hoạt động sao cho phong phú, hấp dẫn cả về mặt nội dung lẫn hình thức để lôi cuốn cá nhân tham gia tích cực, tự giác. Đặc biệt, cần chú ý tổ chức tốt hoạt dộng chủ đạo ở mỗi lứa tuổi, vì hoạt động ấy quyết định sự hình thành các cấu trúc tâm lí - nhân cách đặc trưng của lứa tuổi dó.

1.3 Giao tiếp và nhân cách

Cùng với hoạt động, giao tiếp là một con đường quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách.

Giao tiếp là diều kiện tồn tại của xã hội loài người. Không thể có xã hội nếu không có giao tiếp vì xã hội là một cộng dồng người. Đối với cá nhân, giao tiếp là điều kiện tồn tại và là một nhân tố phát triển tâm lí, nhân cách cùa họ. c. Mác đã chi ra rằng: “Sự phát triển của một cá nhân được quy định bới sự phát triển của tất cả các cá nhân khác mà nó giao tiếp một cách trực tiếp hay gián tiếp với họ”"'. Bởi lẽ ở mỗi con người dều chứa đựng những kinh nghiệm xã hội - lịch sử. Trong quá trình giao tiếp, mỗi cá nhân sẽ dược lĩnh hội những kinh nghiệm ấy để tồn tại và phát triển.

Không chỉ là điều kiện cho sự phát triển, giao tiếp còn là con đường hình thành nhân cách con người. Bằng giao tiếp, con người gia nhập vào các quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hoá xã hội, các chuẩn mực xã hội và “tổng hoà các quan hệ xã hội” thành bản chất con người. Đồng thời, thông qua giao tiếp, con người đóng góp tài lực của mình vào kho tàng chung của nhân loại, của xã hội.

Trong giao tiếp, con người không chỉ nhận thức được người khác, nhận thức các quan hệ xã hội, mà còn nhận thức được chính bản thân mình, tự đối chiếu, so sánh mình với người khác, với chuẩn mực xã hội, tự đánh giá bản thân mình đổ hình thành một thái độ giá trị - cảm xúc đối với bản thân. Nói cách khác, qua giao tiếp, con người hình thành năng lực tự ý thức - một thành phần quan trọng trong nhân cách.

Tóm lại, giao tiếp là hình thức đặc trưng cho mối quan hệ người - người, là một yếu tố cơ bản của sự hình thành và phát triển tâm lí, ý thức, nhân cách. Song mọi hoạt động và giao tiếp của con người chỉ có thể diễn ra trong cộng đồng, trong nhóm và tập thể.

1.4 Tập thể và nhân cách

Nhân cách con người được hình thành và phát triển trên môi trường xã hội. Môi trường xã hội cụ thể là các nhóm mà cá nhân là thành viên, đó là: gia đình, làng xóm, khu phố, cộng đồng, tập thể. Gia đình là nhóm cơ sở, là cái nôi đấu tiên mà nhân cách con người hình thành từ ấu thơ. Đây cũng là hình thức nhóm có sớm nhất trong lịch sử loài người. Tiếp theo đó, con người là thành viên của các nhóm theo tên gọi khác nhau: nhóm chính thức, nhóm không chính thức, nhóm lớn, nhóm nhỏ, nhóm chuẩn mực và nhóm quy chiếu... Các nhóm có thể đạt tới trình dộ phát triển cao nhất được gọi là tập thể. Tập thể là một nhóm người, một bộ phận của xã hội được thống nhất lại theo những mục đích chung phục tùng các mục đích của xã hội.

Tập thể có vai trò rất lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách. Trước hết, tập thể giúp con người tìm thấy chỗ đứng của mình và thoả mãn nhu cầu hoạt động, giao tiếp vốn là những nhu cầu cơ bản và xuất hiện rất sớm ở con người. Vì vậy, hoạt động tập thể là điều kiện, đổng thời là phương thức thể hiện và hình thành những năng khiếu, năng lực và các phẩm chất trong nhân cách. Tập thể tác động đến nhân cách qua hoạt động cùng nhau, qua dư luận tập thể, truyền thống tập thể, bầu không khí tâm lí tập thể. Nhờ vậy, nhân cách của mỗi thành viên liên tục được điều chỉnh, điều khiển cũng như phải thay đổi đế phù hợp với các quan hệ xã hội mà nó tham gia. Ngược lại, mỗi cá nhân tác động tới cộng đồng, xã hội, tới cá nhân khác thông qua tập thể của mình. Chính vì thế, trong giáo dục, người ta thường vận dụng nguyên tắc giáo dục trong tập thể và bằng tập thể.

Tóm lại, bốn yếu tố: giáo dục, hoạt động, giao tiếp và tập thể tác động đan xen vào nhau, bổ sung, hỗ trợ cho nhau trong việc hình thành và phát triển nhtân cách.

2. Sự hoàn thiện nhân cách

Cá nhân hoạt động và giao tiếp trong các mối quan hệ xã hội dưới tác động chủ đạo của giáo dục sẽ hình thành một cấu trúc nhân cách tương đối ổn định. Trong cuộc sống, nhân cách tiếp tục biến đổi và hoàn thiện dần thông qua việc cá nhân tự ý thức, tự rèn luyện, tự giáo dục, tự hoàn thiện nhân cách của mình ở trình độ phát triển cao hơn, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cuộc sống, của xã hội. Thậm chí, ngay cả khi nhân cách trong một thời điểm nào đó có thể bị phân li hoặc bị suy thoái, cá nhân vẫn có khả năng tự diều chỉnh, tự rèn luyện nhàn cách phù họp với chuẩn mực xã hội. Để tự hoàn thiện nhân cách, mỗi cá nhân phải tự nhận thức được bản thân, có viễn cảnh về cuộc sống tương lai, phải có các phẩm chất ý chí (kiên trì, dũng cảm...) và cần được sự giúp đỡ của tập thể, được dư luận tập thể ủng hộ. Hoàn thiện nhân cách vừa là nhu cầu của cá nhân, vừa là yêu cầu khách quan của xã hội.

3. Vấn để phát hiện và bồi dưỡng trẻ em có năng khiếu

Vấn đề phát hiện và bồi dưỡng trẻ em có năng khiếu trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau từ lâu đã trở thành một trong những vấn đề quốc sách của nhiều nước trên thế giới, ở nước ta, Đảng và Nhà nước cũng rất quan tâm đến vấn đề này.

Ngày nay, các nhà tâm lí học cho rằng, năng lực con người có lẽ còn cao hơn nhiều những gì khoa học đã phát hiện. Càng ngày càng có nhiều những câu chuyện về các thần đồng - trẻ em có năng khiếu ở một lĩnh vực hoạt động nào đó. Vậy năng khiếu là gì?

  • Năng khiếu là dấu hiệu phát triển sớm ở trẻ em về một tài năng nào đó khi trẻ chưa được tiếp xúc một cách có hệ thống trong lĩnh vực hoạt động tương ứng.
  • Năng khiếu bộc lộ ở nhiều khía cạnh như: tốc độ vượt trội trong việc hoàn thành một nhiệm vụ so với bạn đồng trang lứa; thành tích xuất sắc trong một lĩnh vực nhất định; thiên hướng hoạt động mãnh liệt hoặc sự sáng tạo trong hoạt động ở một lĩnh vực nào đó...
  • Năng khiếu chỉ là dấu hiệu ban đầu của tài năng chứ không phải là tài năng. Một trẻ có năng khiếu đối với một hoạt động nào đó không hẳn sẽ trở thành tài năng trong lĩnh vực ấy và ngược lại. Trong cấu trúc của năng khiếu mới chỉ có những thành phần cơ bản giống với cấu trúc của tài năng nhưng chúng chưa ổn định, dễ thay đổi. Trong khi đó, cấu trúc của tài năng bao gồm các thành phần tâm lí ớ mức độ chín muồi, được khái quát ở mức độ cao và mang tính ổn định, bền vững. Trong sự phát triển tài năng, những thành phần xuất hiện sau (trong cấu trúc) là sự phát triển một cách lôgíc những thành phần đã có trước kết hợp với những yếu tố mới phát sinh và những kết quả do giáo dục bồi dưỡng nên, chúng sát nhập với nhau tạo thành cấu trúc mới.

Con đường từ năng khiếu trở thành tài năng là quá trình phát triển có lúc nhanh, lúc chậm, có khi liên tục, có khi dứt đoạn. Thậm chí, có thể năng khiếu không trở thành tài năng mà mai một đi. Vì vậy, vấn đề phát hiện và bồi dưỡng mãng khiếu là quan trọng nhưng rất khó khăn và phức tạp.

Để tiến hành bồi dưỡng nâng khiếu cho trẻ em, chúng ta cần chú ý những điểm cơ bản sau đây:

  • Các thầy giáo, cô giáo cũng như các bậc cha mẹ cần chú ý phát hiện sớm những trẻ em thực sự có năng khiếu về một lĩnh vực nào đó. Năng khiếu thường xuất hiện rất sớm, nhất là trong lĩnh vực âm nhạc, hội hoạ và toán học. Trong Tâm lí học, người ta gọi thời kì trẻ bộc lộ năng khiếu là thời kì phát cảm. L.s. Vygotsky và A.N. Leonchiev cho rằng, đây là thời kì tối ưu cho sự phát triển năng khiếu. Trong thời kì này, nếu gặp những điều kiện khách quan thuận lợi, có những tác động thích hợp, đúng lúc thì năng khiếu sẽ phát triển nhanh, mạnh; nếu gặp điều kiện không thuận lợi, năng khiếu có thể bị thui chột di. Ở giai doạn này, giáo dục có tác dụng định hướng cho năng khiếu phát triển, là “bà dỡ” cho các tài năng.
  • Cần nắm được thiên hướng hoạt động của trẻ. Thiên hướng rõ ràng đối với một hoạt động là dấu hiệu của một năng lực đang hình thành. Thiên hướng không chỉ là dấu hiệu của năng khiếu mà còn là yếu tố góp phần hình thành và phát triển năng khiếu. Khi trẻ có thiên hướng thực sự đối với một hoạt động nào đó thì trẻ thường hướng toàn bộ sức lực của mình vào hoạt động đó. Vì thế, trẻ dễ đạt được kết quả cao ngay từ đầu trong hoạt động ấy so với các em không có năng khiếu.
  • Cần cung cấp cho trẻ những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo cán thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho năng khiếu phát triển. Trong thực tế, năng khiếu thường bộc lộ khi cá nhân chưa có đầy đủ các tri thức, kĩ năng, kĩ xảo dối với lĩnh vực hoạt động ấy. Việc cung cấp những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo trong lĩnh vực mà trẻ có năng khiếu sẽ thúc đẩy tốc độ của quá trình năng khiếu trở thành tài năng. Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý rèn luyện phong cách, phương pháp tư duy khoa học, độc lập, sáng tạo cho các em.
  • Cần tổ chức cho trẻ em có năng khiếu được hoạt động tích cực trong lĩnh vực tương ứng. Chính lúc được hoạt động tích cực trong lĩnh vực có năng khiếu, những thành phần trong cấu trúc của năng khiếu được củng cố thêm, những thành phần mới dược hình thành, những “tư chất” được “khởi động” và do đó năng khiếu ngày càng phát triển.

Cuối cùng, cần phải hình thành cho trẻ những nét tính cách tích cực, tốt đẹp như: tính độc lập, tính tổ chức, tính kiên trì, đức khiêm tốn, lòng yêu lao động... Newton từng nói: “Thiên tài là sự kiên trì cùa trí tuệ”..., Edison — người có 1200 phát minh cũng khảng định: “Tài năng và óc sáng tạo chỉ chiếm 1% trong phát minh, còn lại 99% là lao động, lao động cực nhọc”.

Tóm lại, chúng ta không thể đào tạo tất cả trẻ em trở thành những tài năng trong các lĩnh vực khác nhau. Nhưng chúng ta cần phải làm cho tất cả các trẻ em có khả năng trở thành những bậc tài năng, đều trở thành người có tài. Đúng như c.Mác nói: “Người nào mang một Raphaël trong mình đều phải có diều kiện để phát triển không gặp trở ngại”.

4. Những sai lệch trong sự phát triển nhân cách

Phát triển nhân cách là quá trình cá thể hoá ý thức xã hội. Đỏ là quá trình cá nhân tiếp thu, lĩnh hội nền văn hoá xã hội để trở thành những phẩm chất và năng lực người. Tuy nhiên, trong quá trình này, không phải không có những sai lệch nhất định. Những sai lệch dó dược biểu hiện ra bên ngoài bằng những hành vi lệch chuẩn.

4.1 Chuẩn mực của hành vi

a. Các góc độ xem xét chuẩn mực hành vi

Có ít nhất ba góc độ dể xem xét chuẩn mực hành vi:

  • Chuẩn mực xét về mặt thống kê: Đại đa số các thành viên trong cộng dồng có hành vi tương tự như nhau trong các hoàn cảnh xác định nào đó thì hành vi đó được xem xét như là chuẩn mực. Những hành vi nào khác như vậy thì được coi là lệch chuẩn.
  • Chuẩn mực hướng dẫn hay quy ước do cộng đồng hay do xã hội đặt ra: Loại chuẩn mực này được đưa ra trên cơ sở những yêu cầu chung của cộng đồng đối với từng thành viên (pháp luật, đạo đức, truyền thống...). Những hành vi nào khác với hướng dẫn, quy định thì dược coi là hành vi lệch chuẩn.
  • Chuẩn mực chức năng: Loại chuẩn mực này dược xác định ở mỗi cá nhân. Mỗi cá nhân khi hành dộng đều đặt ra mục đích cho hành dộng của mình. Vì vậy, một hành vi dược xem là hợp chuẩn khi hành vi dó phù hợp với mục dích đặt ra. Còn hành vi không phù hợp với mục đích đặt ra là hành vi lệch chuẩn.

Như vậy, sự hợp chuẩn hay lệch chuẩn của một hành vi không phải do cá nhàn phán xét mà phải xem xét xem có dược môi trường chấp nhận hay không.

b. Các mức độ sai lệch hành vi

Có hai mức độ sai lệch hành vi:

  •  Sai lệch ở mức độ thấp và chỉ ở một số hành vi: Cá nhân có những hành vi không bình thường nhưng không ánh hưởng tới hoạt động chung của cộng đồng, đến đời sống cá nhân và gia đình họ. Mức độ này chưa có gì trầm trọng, mọi người xung quanh vẫn có thể chấp nhận được tuy họ không thật thoải mái.
  • Sai lệch ở mức độ cao và ở hầu hết các hành vi của cá nhân, từ hành vi trong sinh hoạt đến lao dộng sản xuất, vui chơi giải trí...: Những hành vi sai lệch ớ mức dộ này ảnh hưởng đến dời sống cá nhân họ và hoạt động chung của cộng đồng. Sai lệch ở mức này thường là các rối loạn hành vi bệnh lí, cần có sự chẩn đoán và chữa trị của y tế.

4.2 Phân loại các sai lệch hành vi và cách khắc phục

Căn cứ vào mức độ nhận thức và chấp nhận chuẩn mực dạo dức, có thể chia làm hai loại sai lệnh hành vi:

  • Sai lệch thụ động: Những sai lệch hành vi do cá nhân không nhận thức đầy đủ hoặc nhận thức sai các chuẩn mực đạo đức xã hội. Ví dụ: Người quá cẩn thận đến nhà ai mời uống nước cũng không dám uống vì sợ bị mắc bệnh truyền nhiễm.

Cách khắc phục: Với những người có hành vi sai lệch do không hiểu biết đầy đủ về chuẩn mực, cần cung cấp thêm kiến thức về chuẩn mực đạo đức cho họ. Đối với những người do hiểu sai chuẩn mực hoặc chưa chấp nhận chuẩn mực, cần có sự thuyết phục từ từ dể họ hiểu đúng chuẩn mực, từ đó sẽ tự điều chỉnh hành vi cho phù hợp. Đối với người bước đầu có biểu hiện bệnh lí, cần có thời gian và sự tiếp xúc nhiều để họ nhận thấy sự khác thường trong hành vi của mình, từ đó họ có hướng khắc phục.

  • Sai lệch chủ động: Những sai lệch hành vi do cá nhân cố ý làm khác đi so với người khác và so với chuẩn mực đạo đức xã hội. Ở đây, cá nhân có thể nhận thức được yêu cầu của chuẩn mực đạo đức nhưng vẫn cố làm theo ý mình, mặc dù biết là không phù hợp. Nguyên nhân là do cá nhân không kiềm chế nổi nhu cầu của mình, do ý thức tuân theo chuẩn mực còn yếu hoặc do chuẩn mực của thể chế xã hội chưa nghiêm.

Cách khắc phục: Đối với loại sai lệch hành vi chủ động, cần có sự giáo dục thường xuyên của cộng đồng: dư luận lên án, sự trừng phạt của cộng đồng, tích cực ngăn ngừa sự sai lệch hành vi bằng cách tạo ra môi trường cộng đồng đoàn kết, trong sạch, không có cơ hội cho các hành vi sai lệch xuất hiện.

Tóm lại, sự sai lệch hành vi gây nên hậu quả xấu cho xã hội và cho bản thân cá nhân. Nó có thể gây thiệt hại về kinh tế, làm mất trật tự xã hội, tổn thương tâm lí tinh thần và thể xác, suy thoái nhân cách. Vì thế, cần tăng cường giáo dục hành vi cho con người ngay từ nhỏ, chú trọng ngăn ngừa các hành vi sai lệch và trừng phạt đích đáng các hành vi sai lệch cố ý nghiêm trọng.

ADMICRO
ADMICRO
NONE
OFF