Giải bài 4 tr 14 sách GK Sinh lớp 11
Động lực nào đẩy được dòng mạch rây đi từ lá đến rễ và các cơ quan khác?
Hướng dẫn giải chi tiết bài 4
- Động lực đẩy dòng mạch rây đi từ lá đến rễ và các cơ quan khác là do sự chênh lệch áp suất. Dòng mạch rây di chuyển từ tế bào lá vào ống rây, rồi từ ống rây này qua ống rây khác qua các lỗ trong bản rây.
- Ở tế bào lá cơ quan cho (nơi sản xuất saccarôzơ) có áp suất thẩm thấu cao hơn so với các tế bào cơ quan nhận (nơi saccarôzơ được sử dụng hay dự trữ). Do vậy, khi nối các tế bào của cơ quan cho với các tế bào của cơ quan nhận thì dòng mạch rây chảy từ nơi có áp suất thẩm thấu cao đến nơi có áp suất thẩm thấu thấp hơn.
-- Mod Sinh Học 11 HỌC247
Bài tập SGK khác
-
Tế bào mạch gỗ gồm bao nhiêu loại tế bào sau đây?
bởi Nguyen Dat 24/01/2021
(1) Các quản bào. (2) Mạch gỗ.
(3) Tế bào kèm. (4) Mạch ống. (5) ống rây.
a. 1
b. 2
c. 3
d. 4
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cấu tạo tế bào mạch gỗ của cây gồm quản bảo và
bởi thanh duy 25/01/2021
a. tế bào mô giậu
b. tế bào lông hút
c. mạch ống
d. tế bào biểu bì
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ là
bởi Nguyễn Thị Trang 25/01/2021
a. nước
b. các hợp chất hữu cơ tổng hợp ở rễ
c. các ion khoáng
d. nước và các ion khoáng
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
a. nước và vitamin
b. các ion khoáng và chất hữu cơ
c. nước và các ion khoáng
d. nước và các chất hữu cơ
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
ADMICRO
a. Áp suất rễ
b. Quá trình thoát hơi nước ở lá
c. Lực liên kết giữa các phân tử nước và giữa cột nước với thành mạch
d. Nồng độ dịch vận chuyển
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Khi tranh luận về vai trò của các động lực đẩy dòng mạch gỗ, bạn Sơn cho rằng:
bởi Anh Tuyet 25/01/2021
(1) Lực đẩy của rễ có được là do quá trình hấp thụ nước.
(2) Nhờ lực lực đẩy của rễ nước được vận chuyển từ rễ lên lá.
(3) Hiện tượng ứ giọt là một thực nghiệm chứng minh lực đẩy của rễ.
(4) Lực hút của lá đảm bảo cho dòng mạch gỗ được vận chuyển liên tục trong cây.
Theo em, trong các ý kiến của bạn Sơn có bao nhiêu phát biểu đúng?
a. 1
b. 2
c. 3
d. 4
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
a. lực đẩy của rễ
b. lực liên kết giữa các phân tử nước
c. lực liên kết giữa các phân tử nước với thành mạch gỗ
d. lực hút do thoát hơi nước ở lá
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Dòng mạch gỗ được vận chuyên nhờ
bởi Bánh Mì 25/01/2021
1. Lực đẩy (áp suất rễ)
2. Lực hút do thoát hơi nước ở lá
3. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ
4. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (quả, củ…)
5. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa môi trường rễ và môi trường đất
a. 1-3-5
b. 1-2-4
c. 1-2-3
d. 1-3-4
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
a. lực đẩy của rể (do quá trình hấp thụ nước).
b. lực hút của lá (do quá trình thoát hơi nước).
c. lực liên kết giữa các phân tử nước và lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn.
d. lực hút của quả đất tác động lên thành mạch gỗ.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Về thực chất, các giọt nhựa rỉ ra chứa:
bởi Anh Tuyet 25/01/2021
a. Toàn bộ là chất hữu cơ
b. Gồm nước, khoáng và axit amin, hormone
c. Toàn bộ là nước và muối khoáng
d. Toàn bộ là nước được rễ cây hút lên từ đất
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
a. nước
b. ion khoáng
c. nước và ion khoáng
d. Saccarôza và axit amin
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
a. Chất hữu cơ được tổng hợp ở lá và một số ion khoáng mới hấp thu
b. Chất hữu cơ được tổng hợp ở lá và một số ion khoáng ở rễ.
c. Chất hữu cơ được tổng hợp ở rễ và một số ion khoáng được sử dụng lại
d. Chất hữu cơ và nhiều ion khoáng khác làm pH dịch mạch rây từ 8,0 - 8,5
Theo dõi (0) 1 Trả lời