OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Sinh học 11 Cánh diều Bài 8: Hệ tuần hoàn ở động vật


Vì sao cùng là loài động vật có hệ tuần hoàn kín nhưng máu ở cá lại có màu đỏ thẩm trong khi máu ở lớp thú lại có màu đỏ tươi? Hãy cùng HOC247 tìm hiểu nội dung của Bài 8: Hệ tuần hoàn ở động vật trong chương trình Sinh học 11 Cánh diều dưới đây để tìm hiểu câu trả lời cho vấn đề. 

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khái quát về hệ tuần hoàn

Hệ tuần hoàn (hệ vận chuyển) của động vật thực hiện chức năng vận chuyển các chất cần thiết đến các tế bảo của cơ thể và vận chuyển chất thải từ tế bảo đến các cơ quan bài tiết rồi thải ra ngoài.

- Động vật chưa có hệ tuần hoàn: Ở động đa bào bậc thấp chưa có hệ tuần hoàn, các tế bào trao đổi chất trực tiếp với khoang (xoang) cơ thể (ngành Thân lỗ), qua túi tiêu hoá (ngành Ruột khoang, ngành Giun dẹp), qua ống tiêu hoá (ngành Giun tròn).

- Động vật có hệ tuần hoàn:

+ Ở động vật đa bào bậc cao, các chất được vận chuyển đến tế bảo nhờ hệ tuần hoàn.

+ Có hai dạng hệ tuần hoàn: hệ tuần hoàn hở (mở) và hệ tuần hoàn kín.

+ Hệ tuần hoàn hở có đại diện ngành Chân khớp (côn trùng, nhện, tôm,...), lớp Chân bụng (ốc, bảo ngư,...)

+ Hệ tuần hoàn kín có đại diện ngành Giun đốt (giun đất, địa,...), lớp Chân đầu (mực, bạch tuộc,...), ngành Dây sống (cả lưỡng tiêm, hải tiêu, cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú)

+ Hệ tuần hoàn kín có 2 dạng: hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép.

Hệ tuần hoàn hở (a) và hệ tuần hoàn kín (b)

Hình 1. Hệ tuần hoàn hở (a) và hệ tuần hoàn kín (b)

1.2. Cấu tạo, hoạt động của tim và hệ mạch

1.2.1. Cấu tạo và hoạt động của tim

- Cấu tạo:

+ Tim của cá gồm 2 ngăn (1 tâm nhĩ, 1 tâm thất), tim của lưỡng cư, bò sát (trừ cá sấu) gồm 3 ngăn (2 tâm nhĩ, 1 tâm thất).

+ Tim của chim và thủ có 4 ngăn: 2 tâm nhĩ, 2 tâm thất. Tim co dãn theo chu kì giúp bơm máu vào động mạch và hút máu từ tĩnh mạch về tim, nhờ đó máu được tuần hoàn khắp cơ thể.

- Hoạt động: Tâm nhĩ nhận máu từ tĩnh mạch và đưa máu xuống tâm thất. Tâm thất bơm máu vào động mạch. Tim của chim và thủ có 4 van tim, giúp máu chảy một chiều từ tâm nhĩ xuống tâm thất và từ tâm thất vào động mạch.

Cấu tạo tim người

Hình 2. Cấu tạo tim người

1.2.2. Cấu tạo và hoạt động của hệ mạch

- Ở động vật có hệ tuần hoàn kín, tim bơm máu vào động mạch, động mạch vận chuyển máu tới mao mạch. Tại mao mạch, máu thực hiện quá trình trao đổi chất với các tế bào. Sau đó, máu từ mao mạch lại tập hợp vào các tĩnh mạch rồi đổ về tim.

Động mạch có nhiều sợi đàn hồi giúp chống lại áp lực cao của máu, lớp cơ trơn ở thành động mạch tạo tính co dãn giúp điều hoả lượng máu đến cơ quan.

- Tĩnh mạch có đường kính lòng mạch lớn nên ít tạo lực cản với dòng máu và tăng khả năng chứa máu. Các tĩnh mạch phía dưới tím có các van (van tĩnh mạch) giúp máu chảy một chiều về tim.

Thành mao mạch chỉ bao gồm một lớp tế bào nội mạc, giữa các tế bào có vi lỗ (lỗ lọc). 

Cấu tạo động mạch, mao mạch và tĩnh mạch ở người

Hình 3. Cấu tạo động mạch, mao mạch và tĩnh mạch ở người

1.2.3. Huyết áp và vận tốc máu trong hệ mạch

Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch. Hoạt động co dãn của tim theo chu kì dẫn đến máu được bơm vào động mạch theo từng đợt, do đó, giá trị huyết áp khi tâm thất co cao hơn giá trị huyết áp khi tâm thất dãn.

- Vận tốc máu chảy qua hệ mạch tỉ lệ nghịch với tổng diện tích mặt cắt ngang của mạch máu. Vận tốc máu cao ở động mạch lớn, giảm dần ở động mạch nhỏ, thấp nhất ở mao mạch rồi tăng dần tử tĩnh mạch nhỏ đến tĩnh mạch lớn.

1.2.4. Điều hoà hoạt động tim mạch 

- Tim hoạt động tự động nhưng vẫn chịu sự điều hoà theo cơ chế thần kinh và thể dịch.

- Thần kinh giao cảm kích thích nút xoang nhĩ tăng cường phát xung làm tăng nhịp tim, tăng lực co tim, gây co một số động mạch, tĩnh mạch.

- Thần kinh đối giao cảm làm giảm nhịp tim, giảm lực co tim, gây dãn một số động mạch.

Hoạt động điều hòa tim mạch

Hình 4. Hoạt động điều hòa tim mạch

1.3. Phòng bệnh hệ tuần hoàn

- Cách phòng một số bệnh hệ tuần hoàn:

+ Để phòng tránh bệnh tim mạch, mỗi người cần thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ, khoa học, lối sống lành mạnh hoạt động thể dục thể thao phù hợp, khám sức khỏe định kì.

+ Ngoài ra, cần đảm bao môi trường sống sạch sẽ, phòng trừ các tác nhân truyền bệnh, hạn chế tiếp xúc và sử dụng các hoá chất độc hại.

+ Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên làm tim, mạch dần thích nghi với mức độ hoạt động thể lực cao, thành mạch máu khoẻ, khối cơ tim tăng và lượng máu bơm ra khỏi tim trong mỗi lần có tăng.

- Tác hại của việc lạm dụng rượu bia đối với sức khoẻ và hệ tim mạch:

+ Lạm dụng rượu, bia có thể ảnh hưởng xấu đến nhiều cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể.

+ Rượu, bia có chứa ethanol – là một chất gây nghiện. Hàm lượng lớn ethanol gây ức chế hoạt động thần kinh dẫn đến khó khăn trong việc kiểm soát và phối hợp các cử động của cơ thể, gây nôn, dễ nổi nóng.... Về lâu dài, lạm dụng rượu, bia làm tổn thương các tế bào não, điều này có thể dẫn đến các triệu chứng: trầm cảm, giảm trí nhớ, rối loạn vận động....

1.4. Thực hành 

1.4.1. Đo huyết áp

a. Cơ sở lí thuyết:

- Giá trị huyết áp đo được thông qua việc xác định áp lực của không khí trong túi khí khi túi khí chèn ép động mạch. Khi áp lực trong túi khí cao hơn huyết áp tối đa, nó sẽ chèn ép động mạch làm dòng máu ngừng chảy. Khi áp lực trong túi khí bằng huyết áp tối đa, lúc này dòng máu đầu tiên chảy qua động mạch khi tâm thất co. Khi áp lực trong túi khí thấp hơn huyết áp tối thiểu sẽ không còn lực cản trở dòng máu chảy qua động mạch.

- Ở người trưởng thành, giá trị huyết áp tối da bình thường trong khoảng 90 – 140 mmHg; huyết áp tối thiểu bình thường trong khoảng 60 – 90 mmHg. Huyết áp tối đa cao hơn 140 mmHg hoặc huyết áp tối thiểu cao hơn 90 mmHg được coi là tăng huyết áp (huyết áp cao). Huyết áp tối đa thấp hơn 90 mmHg, huyết áp tối thiểu thấp hơn 60 mmHg được coi là hạ huyết áp (huyết áp thấp).

b. Các bước tiến hành

- Chuẩn bị: Dụng cụ: Máy đo huyết áp điện tử bắp tay hoặc máy do huyết áp cổ tay.

- Tiến hành

- Báo cáo

Đo huyết áp

Hình 5. Đo huyết áp

1.4.2. Xác định nhịp tim

a. Cơ sở lí thuyết

- Tim hoạt động tạo nên tiếng tim (do dòng máu tác động lên van tim khi van tim đóng). Sự co dãn theo chu kì của tim tạo nên sự dao động nhịp nhàng của động mạch.

- Vì vậy, nhịp tim có thể được xác định khi dùng ống nghe tiếng tim hay theo dõi sự dao động của động mạch.

b. Các bước tiến hành

- Chuẩn bị: Dụng cụ: Ống nghe tim phổi, đồng hồ bấm giây.

- Tiến hành: Thực hiện xác định nhịp tim ở ba thời điểm: 

+ Thời điểm 1: người được đo ở trạng thái nghỉ ngơi (nghỉ ngơi ít nhất 10 phút sau khi hoạt động). 

+ Thời điểm 2: ngay sau chạy nhanh tại chỗ trong 2 phút.

+ Thời điểm 3: sau 4 phút ngồi nghỉ ngơi, tính từ thời điểm 2.

- Báo cáo

1.4.3. Tính tự động của tim; ảnh hưởng của thần kinh đối giao cảm, thần kinh giao cảm và adrenaline đến hoạt động của tim

a. Cơ sở lí thuyết

- Tim hoạt động tự động do hệ dẫn truyền tim. Hoạt động của tim được điều hoà theo cơ chế thần kinh và thể dịch.

- Ở mỗi phía của tim ếch, dây thần kinh đối giao cảm và giao cảm nhập lại làm một, tạo thành dây thần kinh hỗn hợp, gọi là dây thần kinh đối giao cảm – giao cảm. Khi kích thích vào vị trí giữa dây đối giao cảm – giao cảm, xung thần kinh từ dây thần kinh đối giao cảm đến tim trước, tiếp đó là xung thần kinh từ dây thần kinh giao cảm.

b. Các bước tiến hành

- Chuẩn bị:

+ Dụng cụ: khay mổ, kéo mũi thẳng, kéo mũi cong, dao mổ, panh, kim huỷ tuỷ, kim găm, móc thuỷ tinh, bông, điện cực kích thích thần kinh cường độ 3 – 6 mA.

+ Hoá chất: dung dịch NaC1 0,65% (dung dịch sinh lí của động vật biến nhiệt), adrenaline 1 mg/mL.

+ Mẫu vật: 3 con ếch.

- Tiến hành:

+ Huỷ tuỷ sống

+ Mổ lộ tim

- Báo cáo

Mổ lộ tim ếch

Hình 6. Mổ lộ tim ếch

- Hệ tuần hoàn thực hiện chức năng vận chuyển các chất cần thiết đến các tế bào của cơ thể và vận chuyển chất thải từ tế bào đến các cơ quan bài tiết rồi thải ra ngoài. Các dạng tuần hoàn gồm: tuần hoàn hở, tuần hoàn kín (tuần hoàn đơn, tuần hoàn kép). 

- Tim của cá có 2 ngăn; tim của lưỡng cư, bò sát (trừ cá sấu) có 3 ngăn; tim của chim, thú có 4 ngăn. Van tim giúp máu chảy một chiều. Tim co dãn theo chu kì nhờ hệ dẫn truyền tim.

- Động mạch có khả năng đàn hồi và co dãn. Tĩnh mạch có đường kính lòng mạch lớn, tĩnh mạch lớn phía dưới tim có van. Thành mao mạch gồm một lớp tế bào. Huyết áp giảm dần từ động mạch đến mao mạch và thấp nhất ở tĩnh mạch. Vận tốc máu tỉ lệ nghịch với tổng diện tích mặt cắt ngang của mạch máu. Quá trình trao đổi chất và khí giữa máu và tế bào được thực hiện qua thành mao mạch và dịch mô.

- Thần kinh giao cảm làm tăng nhịp tim, tăng lực co tim, gây co một số động mạch, tĩnh mạch. Thần kinh đối giao cảm làm giảm nhịp tim, giảm lực co tim, gây dãn một số động mạch. Một số hormone có thể ảnh hưởng đến hoạt động tim mạch như adrenaline, thyroxine.

- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên giúp tăng cường sức khoẻ tim mạch.

- Một số bệnh tim mạch thường gặp như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, viêm cơ tim, dị tật tim mạch. Để phòng bệnh về hệ tuần hoàn cần thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ, rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên, hạn chế sử dụng chất kích thích và tránh tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh.

- Việc lạm dụng rượu, bia ảnh hưởng xấu đến nhiều cơ quan của cơ thể trong đó có tim, mạch.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1: Hệ tuần hoàn của động vật cấu tạo từ những bộ phận nào?

 

Hướng dẫn giải

- Dịch tuần hoàn: là máu hoặc hỗn hợp máu - dịch mô.

- Tim: là một bơm hút và đẩy máy chảy trong hệ thống mạch máu.

- Hệ thống mạch máu: gồm động mạch, mao mạch và tĩnh mạch.

 

Bài 2: Hệ tuần hoàn có chức năng gì?

 

Hướng dẫn giải

- Vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác

- Đảm bảo các hoạt động sống của cơ thể

ADMICRO

Luyện tập Bài 8 Sinh học 11 Cánh diều

Học xong bài này các em cần biết:

- Trình bày được khái quát về hệ tuần hoàn trong cơ thể động vật.

- Nêu được các dạng hệ tuần hoàn ở động vật.

- Trình bày được cấu tạo, hoạt động của tim và sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của tim.

- Trình bày được một số biện pháp phòng chống các bệnh tim mạch.

- Đo được huyết áp ở người và nhận biết được trạng thái sức khoẻ từ kết quả đo. Mổ được tim ếch và tìm hiểu tính tự động của tim.

3.1. Trắc nghiệm Bài 8 Sinh học 11 Cánh diều

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 11 Cánh diều Chủ đề 1 Bài 8 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 8 Sinh học 11 Cánh diều

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 11 Cánh diều Chủ đề 1 Bài 8 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 50 SGK Sinh học 11 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi 1 trang 51 SGK Sinh học 11 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi 2 trang 51 SGK Sinh học 11 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi 3 trang 52 SGK Sinh học 11 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi 4 trang 52 SGK Sinh học 11 Cánh diều - CD

Luyện tập 1 trang 53 SGK Sinh học 11 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi 5 trang 53 SGK Sinh học 11 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi 6 trang 54 SGK Sinh học 11 Cánh diều - CD

Luyện tập 2 trang 54 SGK Sinh học 11 Cánh diều - CD

Luyện tập 3 trang 54 SGK Sinh học 11 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi 7 trang 55 SGK Sinh học 11 Cánh diều - CD

Luyện tập 4 trang 55 SGK Sinh học 11 Cánh diều - CD

Luyện tập 5 trang 56 SGK Sinh học 11 Cánh diều - CD

Vận dụng trang 60 SGK Sinh học 11 Cánh diều - CD

Hỏi đáp Bài 8 Sinh học 11 Cánh diều

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Sinh Học 11 HỌC247

NONE
OFF