OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Sinh học 11 Cánh diều Bài 7: Hô hấp ở động vật


Hô hấp có vai trò như thế nào đối với động vật? Ở động vật có những hình thức trao đổi khí nào với môi trường? Để tìm hiểu các vấn đề này mời các em cùng HOC247 tham khảo nội dung của Bài 7: Hô hấp ở động vật trong chương trình Sinh học 11 Cánh diều. Nội dung chi tiết các em tham khảo bài giảng dưới đây!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Vai trò của hô hấp

Hô hấp ở động vật bao gồm hai quá trình trao đổi khí với môi trường và hô hấp tế bào.

Hô hấp ở người

Hình 1. Hô hấp ở người

- Trao đổi khí với môi trường:

+ Cơ thể động vật lấy O2 từ môi trường vào cơ thể và thải CO2 từ cơ thể ra môi trường.

+ Quá trình này được thực hiện qua bề mặt trao đổi khí. Bề mặt trao đổi khí là bộ phận của cơ thể, ở đó O2 khuếch tán từ môi trường ngoài vào tế bào còn CO2 khuếch tán từ tế bào ra môi trường.

Hô hấp tế bào:

Hô hấp tế bào ở động vật diễn ra tương tự hô hấp tế bào ở sinh vật nhân thực khác.

+ Trong quá trình này, năng lượng hoá học có trong các hợp chất hữu cơ được chuyển đổi thành năng lượng ATP để cung cấp cho tất cả các hoạt động sống của tế bào và cơ thể. Quá trình này cần O2 và sản sinh ra CO2.

+ Thông qua trao đổi khí với môi trường, O2 được vận chuyển đến tế bào, tham gia vào quá trình hô hấp tế bào. CO2 sinh ra từ hô hấp tế bảo được vận chuyển đến bề mặt trao đổi khí, rồi thải ra môi trường.

1.2. Các hình thức trao đổi khí với môi trường ở động vật

- Quá trình trao đổi khi diễn ra khi có sự chênh lệch phân áp O2 và CO2 giữa hai phía của bề mặt trao đổi khí. 

- Động vật có thể trao đổi khi qua bề mặt cơ thể, ống khí, mang hoặc phối.

+ Trao đổi khí qua bề mặt cơ thể là hình thức trao đổi khí mà O2 và CO2 được khuếch tán trực tiếp qua màng tế bảo hoặc lớp biểu bị bao quanh cơ thể. Hình thức trao đổi khí này có ở sinh vật đơn bào, ruột khoang, bọt biển, giun tròn, giun dẹp, giun đốt, lưỡng cư,...

Trao đổi khí qua bề mặt cơ thể ở giun đất

Hình 2. Trao đổi khí qua bề mặt cơ thể ở giun đất

+ Trao đổi khí qua ống khí là hình thức trao đổi khi mà không khi giàu O2 trong không khí khuếch tán qua các lỗ thở vào ống khí rồi đến mọi tế bào của cơ thể. Ngược lại, CO2 từ các tế bảo khuếch tán vào các ống khí và di chuyển ra ngoài qua các lỗ thở. Hình thức trao đổi khí này có ở côn trùng như ruồi, ong, châu chấu, dế mèn, gián,...

Trao đổi khí qua hệ thống ống khí ở ruồi

Hình 3. Trao đổi khí qua hệ thống ống khí ở ruồi

+ Trao đổi khí qua mang là hình thức trao đổi khí mà O2 hoà tan trong nước được khuếch tản vào máu, CO2 từ máu khuếch tán vào nước khi nước chảy giữa các phiến mỏng của mang. Hình thức trao đổi khí này có ở hầu hết động vật thuỷ sinh như cá, tôm, cua, trai, ốc,...

Trao đổi khí qua mang ở cá xương

Hình 4. Trao đổi khí qua mang ở cá xương

+ Trao đổi khí qua phối là hình thức trao đổi khí mà O2 và CO2 được khuếch tán qua màng các phế nang trong phổi. Phế nang là đơn vị nhỏ nhất trong phổi, gồm những túi khi được sắp xếp như chùm nho, nằm ở đầu tận của các phế quản nhỏ nhất. Hình thức trao đổi khí này có ở ếch nhái trưởng thành, bò sát, chim và động vật có vú. Sự phân nhánh của phế quản và số lượng phể nang tăng dần theo chiều hướng tiến hoá. Ở chim, hô hấp nhờ phối và hệ thống túi khí nên khi hít vào và thở ra đều có không khi giàu O2 đi qua phổi.

Hô hấp ở chim

Hình 5. Hô hấp ở chim

1.3. Bệnh hô hấp và phòng bệnh hô hấp

- Vi khuẩn (như phế cầu, tụ cầu, ...) và virus (như virus cúm, virus corona, ...) là nguyên nhân chủ yếu gây nên các bệnh về hô hấp ở người.

- Bên cạnh đó, khói thuốc lá, các chất khí độc hại, chất hữu cơ dễ bay hơi, khói, bụi, hoả chất trong không khí bị ô nhiễm làm liệt các lông rung, tăng tiết chất nhày trong đường dẫn khí.

- Phòng các bệnh hô hấp bằng cách hạn chế khả năng xâm nhập của mầm bệnh vào cơ thể nhờ các biện pháp như rửa tay thường xuyên; không dưa tay lên mắt, mũi, miệng; vệ sinh mũi, họng bằng dung dịch sát khuẩn phù hợp theo chỉ dẫn của bác sĩ.... Hạn chế sự phát triển của mầm bệnh bằng cách giữ vệ sinh môi trường sống, trồng cây xanh, thông thoáng khí, kiểm soát độ ẩm không khí, ... 

- Tập thể dục thường xuyên giúp tăng thể tích O2 khuếch tán vào máu, tăng sử dụng Ovà phân giải glycogen ở cơ, tăng tốc độ vận động và sự dẻo dai của các cơ hô hấp, do đó giúp hệ hô hấp trở nên khoẻ mạnh hơn.

- Hô hấp ở động vật bao gồm hai quá trình: trao đổi khí với môi trường và hô hấp tế bào. Thông qua trao đổi khí với môi trường, O2 được vận chuyển đến tế bào, tham gia vào quá trình hô hấp tế bào. CO2 sinh ra từ hô hấp tế bào được vận chuyển đến bề mặt trao đổi khí, rồi thải ra môi trường.

- Trao đổi khí diễn ra khi có sự chênh lệch phân áp O2 và CO2 giữa hai phía của bề mặt trao đổi khí. Động vật trao đổi khí qua bề mặt cơ thể, ống khí, mang và phổi. 

- Virus, vi khuẩn, không khí ô nhiễm, khói thuốc, thời tiết thay đổi,... là nguyên nhân gây ra các bệnh về đường hô hấp.

- Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường, hạn chế sự lây lan của nguồn bệnh, tăng cường sức đề kháng giúp phòng các bệnh về hô hấp.

- Tập thể dục thường xuyên giúp tăng thể tích O2 khuếch tán vào máu, tăng sử dụng O2 và phân giải glycogen ở cơ, tăng tốc độ vận động và sự dẻo dai của các cơ hô hấp, do đó giúp hệ hô hấp trở nên khoẻ mạnh hơn.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài 1: Nêu vai trò của hô hấp ở động vật?

 

Hướng dẫn giải

- Lấy O2 từ môi trường cung cấp cho hô hấp tế bào, tạo năng lượng cho hoạt động sống của cơ thể.

- Thải CO2 sinh ra từ hô hấp tế bào vào môi trường, đảm bảo cân bằng môi trường trong cơ thể.

 

Bài 2: Ở động vật có những hình thức trao đổi khí nào?

 

Hướng dẫn giải

- Trao đổi khí qua bề mặt có thể (Ruột khoang, giun dẹp,...): khí O2 và CO2 khuếch tán qua toàn bộ bề mặt cơ thể.

- Trao đổi khí qua hệ thống ống khí (côn trùng và một số chân khớp): hệ thống ống khí bao gồm các ống khí lớn phân nhánh thành các ống khí nhỏ dần và ống khí nhỏ nhất là ống khí tận: nơi trao đổi O2 và CO2 với tế bào.

- Trao đổi khí qua mang (thân mềm, chân khớp, cá sụn, cá xương, nòng nọc lưỡng cư,...): mỗi mang được cấu tạo từ các cung mang, sợi mang và phiến mang. Hệ thống mao mạch trên phiến mang là nơi trao đổi O2 và CO2 với dòng nước chảy qua phiến mang. 

- Trao đổi khí qua phổi (chim và thú): phổi cùng với đường dẫn khí, cơ hô hấp tạo nên hệ hô hấp ở người. Phổi gồm nhiều phế nang nên bề mặt trao đổi khí rất lớn, phế nang có hệ thống mao mạch dày đặc. Máu chảy trong các mao mạch trao đổi khí O2, CO2 với dòng không khí ra, vào phế nang.

ADMICRO

Luyện tập Bài 7 Sinh học 11 Cánh diều

Học xong bài này các em cần biết:

- Phân tích được vai trò của hô hấp ở động vật: trao đổi khí với môi trường và hô hấp tế bào.

- Giải thích được một số hiện tượng trong thực tiễn liên quan đến hô hấp ở động vật.

- Vận dụng hiểu biết về hô hấp và trao đổi khí để phòng các bệnh về đường hô hấp.

- Giải thích được vai trò của luyện tập thể dục thể thao đối với sức khoẻ.

3.1. Trắc nghiệm Bài 7 Sinh học 11 Cánh diều

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 11 Cánh diều Chủ đề 1 Bài 7 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. Vì môi trường ẩm ướt giúp ếch có thể bơi lội và di chuyển dễ dàng hơn
    • B. Vì ếch chủ yếu hô hấp qua da và phổi, da ếch cần ẩm ướt để hô hấp bằng phổi dễ dàng hơn
    • C. Vì ếch chủ yếu hô hấp qua da, da ếch cần ẩm ướt để có thể dễ dàng trao đổi khí
    • D. Vì môi trường ẩm ướt giúp ếch dễ dàng làm tổ và đẻ trứng
    • A. Vì ở môi trường nước không chứa khí oxygen
    • B. Vì phổi không thể thải được khí carbon dioxide trong môi trường nước
    • C. Vì nước tràn vào đường dẫn khí và cản trở lưu thông khí nên không hô hấp được
    • D. Vì cấu tạo của phổi không phù hợp với việc hô hấp trong nồng độ oxygen cao ở môi trường nước
    • A. Phòng các bệnh về hô hấp bằng cách hạn chế khả năng xâm nhập của mầm bệnh vào cơ thể
    • B. Giữ vệ sinh môi trường là một biện pháp giúp hạn chế sự phát triển của mầm bệnh
    • C. Thường xuyên luyện tập thể thao giúp các cơ hô hấp khỏe hơn, giảm thể tích khí lưu thông và tăng nhịp thở
    • D. Đeo khẩu trang là một biện pháp giảm sự lây lan của nguồn lây bệnh

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 7 Sinh học 11 Cánh diều

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 11 Cánh diều Chủ đề 1 Bài 7 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 45 SGK Sinh học 11 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi 1 trang 45 SGK Sinh học 11 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi 2 trang 46 SGK Sinh học 11 Cánh diều - CD

Luyện tập trang 48 SGK Sinh học 11 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi 3 trang 48 SGK Sinh học 11 Cánh diều - CD

Vận dụng 1 trang 49 SGK Sinh học 11 Cánh diều - CD

Vận dụng 2 trang 49 SGK Sinh học 11 Cánh diều - CD

Vận dụng 3 trang 49 SGK Sinh học 11 Cánh diều - CD

Vận dụng 4 trang 49 SGK Sinh học 11 Cánh diều - CD

Vận dụng 5 trang 49 SGK Sinh học 11 Cánh diều - CD

Hỏi đáp Bài 7 Sinh học 11 Cánh diều

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Sinh Học 11 HỌC247

NONE
OFF