Ếch vẫy chân (Micrixalus saxicola) vào mùa sinh sản các con ếch đực đã sử dụng một cách thức “tỏ tình” đặc biệt thông qua vũ điệu vẫy chân để gây ấn tượng với ếch cái. Tại sao ếch vẫy chân lại có hành động này? Cùng HOC247 tìm hiểu qua nội dung của Bài 18: Tập tính ở động vật trong chương trình Sinh học 11 Chân trời sáng tạo. Mời các em cùng tham khảo!
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Khái niệm và phân loại tập tính
1.1.1. Khái niệm tập tính
- Ở động vật, mỗi loài có những hoạt động, lối sống khác nhau đặc trưng cho loài và phù hợp với môi trường sống.
- Các hoạt động của động vật như di cư, đánh dấu lãnh thổ, khoe mẽ, lẩn trốn kẻ thù, rình và bắt mồi,... được gọi là tập tính.
- Tập tính là chuỗi phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó động vật thích ứng với môi trường, duy trì nòi giống và tồn tại.
Hình 1. Tập tính ở động vật
1.1.2. Phân loại tập tính
Tập tính ở động vật có thể được chia thành:
- Tập tính bẩm sinh là loại tập tính sinh ra đã có, mang tính bản năng, không bị thay đổi theo thời gian, được di truyền từ thế hệ trước và đặc trưng cho loài.
- Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm. Ở những nhóm động vật càng tiến hoá, loại tập tính học được càng nhiều và phức tạp.
- Tập tính hỗn hợp là loại tập tính bẩm sinh nhưng được phát triển và hoàn thiện trong đời sống cá thể thông qua quá trình học tập. Đây là loại tập tính trung gian giữa tập tính bẩm sinh và tập tính học được.
1.2. Các dạng tập tính phổ biến ở động vật
- Tập tính kiếm ăn:
+ Kiếm ăn là một hoạt động đảm bảo cho sự sinh tồn của động vật.
+ Tuỳ từng loài động vật mà tập tính kiếm ăn của chúng có thể khác nhau về loại thức ăn, hình thức săn mồi, nơi kiếm ăn, cách ăn mồi.
- Tập tính bảo vệ lãnh thổ:
+ Mỗi loài động vật chiếm giữ một khu vực sinh sống nhất định gọi là lãnh thổ.
+ Bảo vệ lãnh thổ chính là bảo vệ nguồn thức ăn, nước uống, nơi ở và nơi sinh sản để không bị xâm phạm bởi các động vật khác.
+ Các loài động vật có cách thức bảo vệ lãnh thổ rất khác nhau:
- Tập tính di cư:
+ Định hướng là yếu tố quan trọng giúp cho động vật có thể di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác đã được định trước.
+ Khả năng định hướng thường bị chi phối bởi các yếu tố môi trường.
+ Vai trò của sự định hướng là giúp cho các loài động vật di cư, đây là một dạng tập tính phức tạp ở một số loài động vật như chim, cá, thú,...
- Tập tính sinh sản:
+ Phần lớn tập tính sinh sản là tập tính bẩm sinh, mang tính bản năng.
+ Tập tính sinh sản gồm một chuỗi các hoạt động diễn ra liên tiếp nhau như khoe mẽ, giao phối, làm tổ, sinh đẻ, chăm sóc và bảo vệ con non.
- Tập tính xã hội:
+ Tập tính xã hội thể hiện ở các loài động vật sống theo bầy đàn như ong, kiến, mối, sư tử, voi, trâu rừng, hươu, nai,...
+ Tập tính xã hội bao gồm nhiều loại, trong đó đáng chú ý là tập tính thứ bậc, tập tính vị tha, tập tính hợp tác,... để đảm bảo trật tự trong bầy đàn cũng như hỗ trợ nhau trong kiếm ăn, săn mồi hoặc chống lại kẻ thù.
Hình 2. Một số tập tính phổ biến ở động vật
1.3. Pheromone
- Nhiều loài côn trùng và động vật có vú có thể nhận biết và giao tiếp với nhau thông qua những tín hiệu hoá học do cơ thể tiết ra được gọi là pheromone.
- Các phân tử pheromone có bản chất khác nhau và mang tính đặc trưng cho loài, do đó, chỉ có các cá thể cùng loài mới có khả năng nhận biết tín hiệu tương ứng nhờ thụ thể đặc hiệu.
- Phần lớn tín hiệu pheromone được sử dụng trong quá trình sinh sản.
- Pheromone còn có vai trò trong một số hoạt động khác của động vật.
1.4. Các hình thức học tập ở động vật
- Quen nhờn:
+ Quen nhờn là hình thức học tập đơn giản nhất, nếu kích thích từ môi trường ít hoặc không truyền đạt những thông tin mới thì cơ thể sẽ không đáp ứng với kích thích đó nữa.
+ Quen nhờn cho phép hệ thần kinh của động vật tập trung trả lời các kích thích làm tăng giá trị thích nghi và tồn tại hơn là các kích thích không có giá trị.
- In vết:
+ In vết là tập tính được hình thành ở một giai đoạn nhất định trong đời sống của cá thể
+ Ở giai đoạn này, động vật nhạy cảm với một số kích thích nhất định, con non in vết bố mẹ và học các hành vi cơ bản của loài còn bố mẹ học cách nhận biết con non, điều này quyết định cho sự phát triển của con non.
- Học nhận biết không gian: Môi trường sống của mỗi loài động vật có những điểm khác biệt về cấu trúc không gian như vị trí của tổ hoặc bầy đàn, thức ăn, kẻ thù, bạn tình,...
- Học liên hệ
+ Học liên hệ là hình thức học tập thông qua việc tạo nên mối liên hệ giữa các kinh nghiệm với nhau, được chia thành hai loại là điều kiện hoá đáp ứng và điều kiện hoá hành động.
+ Điều kiện hoá đáp ứng dựa trên cơ sở là sự hình thành đường liên hệ tạm thời trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích kết hợp đồng thời.
+ Điều kiện hoá hành động là hình thức học tập "mò mẫm" theo kiểu thử – sai. Trong đó, hành động của con vật được liên kết với một phần thưởng hoặc hình phạt; sau đó, động vật sẽ có xu hướng lặp lại hoặc tránh hành động đó.
- Nhận thức và giải quyết vấn đề: Một số nhóm động vật như linh trưởng, chim, côn trùng,... có khả năng nhận thức được các sự vật, hiện tượng trong môi trường sống thông qua những dấu hiệu nhất định (màu sắc, mùi,...).
- Học tập qua giao tiếp xã hội: Nhiều loài động vật có thể học cách giải quyết vấn đề thông qua quan sát hành động của các cá thể khác. Quá trình học tập ở người dựa trên cơ sở là sự hình thành và củng cố các phản xạ có điều kiện, được chia thành các giai đoạn:
+ Tiếp nhận
+ Xử lí
+ Ghi nhớ và củng cố
Hình 3. Một số hình thức học tập chủ yếu ở động vật
1.5. Quan sát một số tập tính ở động vật
- Chuẩn bị: Phim về tập tính của một số loài động vật hoang dã.
- Tiến hành:
+ Quan sát tập tính của một số vật nuôi (chó, mèo,...), các động vật xung quanh nhà (thằn lằn, nhện nhà, côn trùng,..) hoặc động vật ở vườn bách thủ. Xem phim về tập tính của một số loài động vật hoang dã.
- Chú ý:
+ Ghi chép lại (hoặc quay phim lại nếu quan sát thực tế) kết quả một số tập tính quan sát được. Chân trời sáng tạo
+ Cần đảm bảo an toàn khi quan sát tập tính động vật; khi địa điểm quan sát gần ao, hồ; động vật có nọc độc, hung dữ, nghi ngờ mang mầm bệnh,...
+ Không bắt nhốt, hù doạ hay gây hại các loài động vật.
- Báo cáo: Trình bày kết quả quan sát theo mẫu Bảng. Kết quả quan sát một số tập tính ở động vật
1.6. Ứng dụng tập tính ở động vật
- Tập tính ở động vật đang được ứng dụng một cách có hiệu quả trong nhiều lĩnh vực khác nhau như sản xuất nông nghiệp, săn bắn, an ninh, quốc phòng, giáo dục,...
- Tập tính ở động vật là cơ sở quan trọng trong giáo dục.
- Tập tính là chuỗi phản ứng của cơ thể trả lời lại các kích thích từ môi trường, đảm bảo động vật thích ứng và tồn tại. Tập tính ở động vật được chia thành tập tính bẩm sinh, tập tính học được và tập tính hỗn hợp. - Ở động vật có một số dạng tập tính phổ biến như: kiếm ăn, bảo vệ lãnh thổ, di cư, sinh sản, tập tỉnh xã hội. Các dạng tập tính này đảm bảo cho động vật có thể tồn tại và duy trì nòi giống. - Pheromone là một chất hoá học được tiết ra từ cơ thể động vật, chất này đóng vai trò tín hiệu giúp cho các cá thể cùng loài có thể nhận biết và giao tiếp với nhau. - Một số hình thức học tập chủ yếu ở động vật gồm: quen nhờn, in vết, học nhận biết không gian, học liên hệ (điều kiện hóa đáp ứng, điều kiện hóa hành động), nhận thức và giải quyết vấn đề, học qua giao tiếp xã hội. Các hình thức học tập chủ yếu làm biến đổi các tập tính học được ở động vật. - Quá trình học tập ở người dựa trên cơ sở là sự hình thành và củng cố các phản xạ có điều kiện, được chia thành các giai đoạn: tiếp nhận, xử lí, ghi nhớ và củng cố thông tin. - Con người đã ứng dụng tập tính ở động vật để phục vụ cho nhu cầu của mình như bảo vệ mùa màng; chăn nuôi các loài gia súc, gia cầm; bảo vệ an ninh, quốc phòng; giáo dục con người phù hợp với yêu cầu của xã hội. |
Bài tập minh họa
Bài 1: Thế nào là tập tính?
Hướng dẫn giải
- Tập tính là một chuỗi các phản ứng của cơ thể động vật trả lời kích thích từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể.
- Ví dụ: Các loài gia cầm (gà, vịt, ngan,...) đi theo vật chuyển động chúng nhìn thấy đầu tiên.
Bài 2: Vai trò của Pheromone đối với động vật như thế nào?
Hướng dẫn giải
- Pheromone là một chất hóa học do cơ thể tiết ra, mang tính đặc trưng cho loài, do đó chỉ cá thể cùng loài mới có khả năng nhận biết tín hiệu tương ứng nhờ thụ thể đặc hiệu
- Ví dụ: Bướm đực phát hiện tín hiệu pheromone do bướm cái tiết ra và di chuyển về phía con cái để kết đôi giao phối.
Luyện tập Bài 18 Sinh học 11 Chân trời sáng tạo
Học xong bài này các em cần biết:
- Nêu được khái niệm tập tính ở động vật.
- Phân tích được vai trò của tập tính đối với đời sống động vật.
- Phân biệt được tập tính bẩm sinh và tập tính học được. Lấy được ví dụ minh hoạ.
- Lấy được ví dụ chứng minh pheromone là chất được sử dụng như những tín hiệu hoá học của các cá thể cùng loài.
- Nêu được một số hình thức học tập ở động vật. Lấy được ví dụ minh hoạ.
3.1. Trắc nghiệm Bài 18 Sinh học 11 Chân trời sáng tạo
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Chương 2 Bài 18 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Tập tính kiếm ăn
- B. Tập tính di cư
- C. Tập tính bảo vệ lãnh thổ
- D. Tập tính sinh sản
-
- A. In vết
- B. Quen nhờn
- C. Điều kiện hóa
- D. Học ngầm
-
- A. Số lượng các xináp trong cung phản xạ tăng lên
- B. Kích thích của môi trường kéo dài
- C. Kích thích của môi trường lặp lại nhiều lần
- D. Kích thích của môi trường mạnh mẽ
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 18 Sinh học 11 Chân trời sáng tạo
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Chương 2 Bài 18 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Mở đầu trang 116 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi 1 trang 116 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi 2 trang 117 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Luyện tập trang 117 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi 3 trang 117 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi 4 trang 117 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi 5 trang 118 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi 6 trang 118 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi 7 trang 119 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi 8 trang 119 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Luyện tập trang 120 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi 9 trang 120 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi 10 trang 121 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi 11 trang 121 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi 12 trang 122 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi 13 trang 122 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi 14 trang 123 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi 15 trang 124 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Luyện tập trang 124 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi 16 trang 125 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi 17 trang 125 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Vận dụng trang 125 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Hỏi đáp Bài 18 Sinh học 11 Chân trời sáng tạo
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Sinh Học 11 HỌC247