OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Bài 16: Thực hành: Cảm ứng ở thực vật


Làm thế nào để xác định được các hiện tượng cảm ứng ở thực vật? Cùng HOC247 tham khảo nội dung Bài 16: Thực hành: Cảm ứng ở thực vật trong chương trình Sinh học 11 Chân trời sáng tạo để tìm hiểu các thí nghiệm về cảm ứng ở thực vật. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Chuẩn bị

- Dụng cụ: Thùng xốp nhỏ (hoặc thùng carton), chậu trồng cây (cốc nhựa) trong suốt, đất trồng, cát, bông gòn, ống nhựa, panh, giá treo, hộp nhựa trong suốt.

- Hoá chất: Nước, phân bón NPK.

- Mẫu vật: Hạt đậu xanh, hạt bí (hoặc hạt bầu), chậu cây trinh nữ.

Mẫu vật thực hành cảm ứng ở thực vật

Hình 1. Mẫu vật thực hành cảm ứng ở thực vật

1.2. Cách tiến hành

1.2.1. Đặt câu hỏi nghiên cứu

Hãy xác định vấn đề được nêu ra trong mỗi hiện tượng thực tiễn sau đây và đặt ra các câu hỏi nghiên cứu về hiện tượng mà em quan sát được.

- Hoa hướng dương luôn hướng về phía ánh sáng mặt trời.

- Khi trồng cà chua treo ngược, thân cà chua có xu hướng mọc cong lên phía trên (hướng ngược chiều trọng lực).

- Rễ của nhiều loài cây sống là vùng khô hạn, thiếu nước thường mọc rất dài, lan rộng và đâm sâu xuống lòng đất.

- Một số loài thực vật như cây trinh nữ, cây bắt ruồi,.. có hiện tượng khép lá khi bị va chạm.

- Người ta thường phải làm giàn khi trồng bầu, bí.

Một số hiện tượng cảm ứng ở thực vật

Hình 2. Một số hiện tượng cảm ứng ở thực vật

1.2.2. Đề xuất giả thuyết và phương án chứng minh giả thuyết

Hãy để xuất các giả thuyết để giải thích cho các vấn đề đã nêu và đề xuất phương án kiểm chứng cho mỗi giả thuyết đó.

1.2.3. Thiết kế nghiên cứu kiểm chứng giả thuyết

Các nhóm tiến hành bố trí công thức thí nghiệm (gồm mẫu đối chứng và mẫu thí nghiệm), so sánh kết quả giữa các công thức thí nghiệm để chứng minh cho nội dung giả thuyết đã đề ra (có thể có nhiều hơn một nhóm làm cùng thí nghiệm và phối hợp các nhóm để thu thập thêm các thông tin, số liệu bổ sung cho giả thuyết ban đầu). Có thể thiết kế thí nghiệm mới trên cơ sở các thí nghiệm sau.

a. Thí nghiệm chứng minh tính hướng sáng ở thực vật

- Bước 1: Trồng một vài hạt đậu xanh đang nảy mầm vào trong hai chậu có chứa đất ẩm (hoặc bông gòn ẩm).

- Bước 2: Đặt một chậu vào thùng carton A đã được khoét một lỗ ở mặt bên của thùng; chậu còn lại đặt vào thùng carton B đã được khoét một lỗ ở mặt trên của thùng.

- Bước 3: Đặt hai thùng carton có chứa cây ở nơi có đủ ánh sáng và tưới nước thường xuyên (2 – 3 lần/ngày) để giữ cho đất luôn được ẩm trong thời gian một tuần.

- Bước 4: Quan sát kết quả thí nghiệm.

Mô tả thí nghiệm chứng minh tính huớng sáng ở thực vật

Hình 3. Mô tả thí nghiệm chứng minh tính huớng sáng ở thực vật

b. Thí nghiệm chứng minh tính hướng trọng lực ở thực vật

- Bước 1: Dùng panh đặt một ít bông gòn ẩm vào trong ống nhựa có đường kính khoảng 1 cm, dài khoảng 3 cm.

- Bước 2: Dùng panh đặt khoảng 1 – 2 hạt đậu xanh đã nảy mầm vào vị trí bông gòn ẩm và treo ống nhựa nằm ngang trong khoảng thời gian 3 – 4 ngày.

- Bước 3: Quan sát kết quả thí nghiệm.

Mô tả thí nghiệm chứng minh tính huớng trọng lực ở thực vật

Hình 4. Mô tả thí nghiệm chứng minh tính huớng trọng lực ở thực vật

c. Thí nghiệm chứng minh tính hướng nước ở thực vật

- Bước 1: Gieo một vài hạt đậu xanh vào hai chậu nhựa trong suốt (được đánh số 1 và 2) có chứa cát ấm. Tưới nước đều đặn để cho các hạt nảy mầm H

- Bước 2: Sau khi các hạt nảy mầm thành cây con thì thay đổi cách tưới ở mỗi chậu trong khoảng thời gian 3 – 5 ngày tiếp theo.

+ Chậu 1: Tiếp tục tưới nước đều xung quanh gốc cây.

+ Chậu 2: Không tưới nước mà đặt một cốc nhựa chứa nước (đã được đục các lỗ nhỏ ở thân cốc) vào một bên chậu.

- Bước 3: Quan sát kết quả thí nghiệm.

Mô tả thí nghiệm chứng minh tính huớng nước ở thực vật

Hình 5. Mô tả thí nghiệm chứng minh tính huớng nước ở thực vật

d. Thí nghiệm chứng minh tính ứng động ở thực vật

- Bước 1: Chuẩn bị một chậu cây trinh nữ.

- Bước 2: Dùng ngón tay (hoặc cây bút) chạm nhẹ vào lá của cây trinh nữ.

- Bước 3: Quan sát phản ứng của lá cây ngay sau khi chạm vào và sau 5 phút.

e. Quan sát tính hướng tiếp xúc ở thực vật

- Bước 1: Chọn một số loài cây thân leo phổ biến (bầu, bí, trầu bà, nho,...).

- Bước 2: Quan sát tính hướng tiếp xúc ở các cây thân leo thông qua mẫu vật thật hoặc phim ảnh.

- Bước 3: Ghi nhận (chụp ảnh hoặc quay phim) về sự sinh trưởng của thân ở các loài cây đã quan sát.

1.2.4. Thảo luận

Các nhóm mô tả kết quả quan sát được và đưa ra kết luận giả thuyết đúng/sai. Từ đó, kết luận vấn đề nghiên cứu.

1.2.5. Báo cáo kết quả thực hành

Viết và trình bày báo cáo theo mẫu:

BÁO CÁO: KẾT QUẢ THỰC HÀNH CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT

Thứ … ngày … tháng ... năm ...

Nhóm: ...                       Lớp: ...                        Họ và tên thành viên: ...

1. Mục đích thực hiện thí nghiệm.

2. Kết quả và giải thích.

a. Trong thí nghiệm về tính hướng sáng, sự sinh trưởng của thân cây ở hai chậu thí nghiệm có gì khác nhau? Giải thích.

b. Trong thí nghiệm về tính hướng trọng lực, chiều sinh trưởng của thân và rễ cây như thế nào? Giải thích.

c. Em có nhận xét gì về sự sinh trưởng của rễ cây ở hai chậu trong thí nghiệm chứng minh tính hướng nước?

d. Để chứng minh tính ứng động ở thực vật, có thể thay cây trinh nữ bằng cây nào khác? Hãy thiết kế thí nghiệm chứng minh tính ứng động đối với loài cây đó.

e. Khi trồng các loài cây thân leo, nếu không làm cọc, giàn,.. thì thân cây sẽ sinh trưởng như thế nào? Giải thích.

3. Kết luận.

ADMICRO
ADMICRO

Luyện tập Bài 16 Sinh học 11 Chân trời sáng tạo

Học xong bài này các em cần biết:

- Thực hành quan sát được hiện tượng cảm ứng ở một số loài cây.

- Thực hiện được thí nghiệm về cảm ứng ở một số loài cây.

2.1. Trắc nghiệm Bài 16 Sinh học 11 Chân trời sáng tạo

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Chương 2 Bài 16 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK Bài 16 Sinh học 11 Chân trời sáng tạo

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Chương 2 Bài 16 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải Câu hỏi 2a trang 101 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi 2b trang 101 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi 2c trang 101 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi 2d trang 101 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi 2e trang 101 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Hỏi đáp Bài 16 Sinh học 11 Chân trời sáng tạo

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Sinh Học 11 HỌC247

NONE
OFF