OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Bài 14: Khái quát về cảm ứng ở sinh vật


Cảm ứng là gì? Đối với sinh vật cảm ứng có vai trò như thế nào? Hãy cùng HOC247 tìm hiểu các kiến thức tổng quát về cảm ứng qua nội dung của Bài 14: Khái quát về cảm ứng ở sinh vật trong chương trình Sinh học 11 Chân trời sáng tạo. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khái niệm cảm ứng và vai trò của cảm ứng đối với sinh vật

- Trong quá trình sống, sinh vật luôn chịu những tác động từ môi trường xung quanh, do đó, chúng luôn có những cơ chế đáp ứng lại với các kích thích để có thể thích nghi, tồn tại và phát triển. 

- Sự thu nhận và trả lời của cơ thể sinh vật đối với các kích thích của môi trường được gọi là cảm ứng

- Ví dụ: 

+ Ở người, khi trời nóng, cơ thể sẽ toát mồ hôi giúp hạ nhiệt độ cơ thể còn khi trời lạnh cơ thể có phản ứng run giúp tăng sinh nhiệt để giữ ấm.

+ Ngọn cây hướng về phía có ánh sáng đảm bảo thu nhận được nhiều ánh sáng cho quá trình quang hợp.

Cảm ứng ở sinh vật

Hình 1. Cảm ứng ở sinh vật

1.2. Cơ chế cảm ứng

Cơ chế cảm ứng ở sinh vật diễn ra gồm các giai đoạn như hình sau:

Sơ đồ cơ chế cảm ứng ở sinh vật

Hình 2. Sơ đồ cơ chế cảm ứng ở sinh vật

- Những kích thích từ môi trường (trong và ngoài) được phát hiện và tiếp nhận bởi các thụ thể đặc hiệu. 

- Sự liên kết giữa tín hiệu và thụ thể sẽ kích hoạt quá trình truyền tin. 

- Thông tin từ bộ phận tiếp nhận được truyền đến bộ phận xử lí thông tin (rễ, thân, lá, hoa ở thực vật; trung ương thần kinh ở động vật có hệ thần kinh) để quyết định hình thức và mức độ phản ứng. 

- Sau đó, thông tin trả lời được truyền đến bộ phận thực hiện phản ứng (rễ, thân, lá, hoa ở thực vật; các cơ, tuyến, ... ở động vật) để trả lời các kích thích từ môi trường.

- Cảm ứng là sự thu nhận và trả lời của cơ thể sinh vật đối với kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.

- Cơ chế cảm ứng ở sinh vật gồm các giai đoạn: thu nhận kích thích, dẫn truyền kích thích, xử lí thông tin, trả lời kích thích.

- Ở thực vật, kích thích từ môi trường được truyền từ bộ phận thu nhận đến bộ phận xử lí thông tin để đưa ra các đáp ứng.

- Ở động vật có hệ thần kinh, kích thích được truyền về trung ương thần kinh để phân tích và tổng hợp; thông tin từ trung ương thần kinh được truyền đến cơ quan trả lời tạo ra các đáp ứng phù hợp.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1: Cảm ứng là gì?

 

Hướng dẫn giải

- Cảm ứng là sự thu nhận và trả lời của cơ thể sinh vật đối với kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.

- Ví dụ:

+ Chuột nhìn thấy mèo thì bỏ chạy. Trong đó: kích thích chính là mèo – vật săn mồi, phản ứng của trả lời là bỏ chạy.

+ Khi tham gia giao thông, nhìn thấy tín hiệu đèn đỏ thì người tham gia giao thông dừng xe lại. Trong đó: kích thích chính là đèn giao thông chuyển màu đỏ, phản ứng trả lời là dừng xe lại.

+ Vào mùa đông, cây bàng rụng lá. Trong đó: kích thích chính là nhiệt độ thấp, phản ứng trả lời là rụng lá.

 

Bài 2: Cơ chế cảm ứng ở sinh vật gồm các giai đoạn nào?

 

Hướng dẫn giải

- Cơ chế cảm ứng ở sinh vật gồm các giai đoạn: thu nhận kích thích, dẫn truyền kích thích, xử lí thông tin, trả lời kích thích.

- Ở thực vật, kích thích từ môi trường được truyền từ bộ phận thu nhận đến bộ phận xử lí thông tin để đưa ra các đáp ứng.

- Ở động vật có hệ thần kinh, kích thích được truyền về trung ương thần kinh để phân tích và tổng hợp; thông tin từ trung ương thần kinh được truyền đến cơ quan trả lời tạo ra các đáp ứng phù hợp.

ADMICRO

Luyện tập Bài 14 Sinh học 11 Chân trời sáng tạo

Học xong bài này các em cần biết:

- Phát biểu được khái niệm cảm ứng ở sinh vật.

- Trình bày được vai trò của cảm ứng đối với sinh vật và cơ chế cảm ứng ở sinh vật.

3.1. Trắc nghiệm Bài 14 Sinh học 11 Chân trời sáng tạo

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Chương 2 Bài 14 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. Sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc
    • B. Sự sinh trưởng đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc
    • C. Sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc
    • D. Sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng chậm hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc
    • A. Con mèo chơi với một con mèo khác
    • B. Cây trinh nữ cụp lá
    • C. Con hổ nhìn thấy con mồi và đuổi theo
    • D. Cây đào bị gió thổi bay hết hoa
    • A. Hoa hướng dương hướng về phía mặt trời
    • B. Rễ cây tự tìm đến nơi có chất dinh dưỡng cao
    • C. Khi con kiến chui vào miệng cây nắp ấm thì nó lập tức đóng lại
    • D. Cả ba đáp án trên

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 14 Sinh học 11 Chân trời sáng tạo

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Chương 2 Bài 14 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 91 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi 1 trang 91 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi 2 trang 91 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi 3 trang 92 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Luyện tập trang 92 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Vận dụng trang 92 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Hỏi đáp Bài 14 Sinh học 11 Chân trời sáng tạo

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Sinh Học 11 HỌC247

NONE
OFF