Luyện tập 1 trang 142 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo
Hãy phân biệt quá trình hấp phụ, xâm nhập vào tế bào vật chủ của phage, virus trấn, virus có vỏ ngoài.
Hướng dẫn giải chi tiết
Phương pháp giải:
- Quá trình hấp phụ và xâm nhập xâm nhập vào tế bào vật chủ của virus:
(1) Hấp phụ: Do va chạm ngẫu nhiên, phân tử bề mặt của virus gắn đặc hiệu vào thụ thể bề mặt của tế bào vật chủ theo nguyên tắc “chìa và khoá". Mỗi loại virus chỉ có thể lây nhiễm một số hạn chế tế bào vật chủ nhất định. Tuỳ vào loại virus mà các phân tử bề mặt tiếp xúc với tế bào vật chủ có thể khác nhau: Đầu mút của các sợi lông đuôi (phage); gai glycoprotein nhô ra khỏi vỏ ngoài (virus có vỏ ngoài); phân tử protein nhô ra ở đỉnh khối đa diện (virus trần).
(2) Xâm nhập: Virus tìm mọi cách để đưa vật chất di truyền vào bên trong tế bào vật chủ. Tuỳ vào mỗi loại virus mà có cách xâm nhập khác nhau:
+ Phage: Sợi lông đuôi tiết ra enzyme lysozyme làm tan thành tế bào vật chủ, bao đuôi co lại đẩy DNA vào bên trong tế bào, để lại vỏ capsid rỗng ở ngoài.
+ Virus có vỏ ngoài: Chúng vào bên trong tế bào nhờ vào sự dung hợp màng sinh chất với vỏ ngoài.
+ Virus trần và một số virus có vỏ ngoài: Chúng xâm nhập vào bên trong nhờ cơ chế thực bào, sau đó enzyme lysozyme của tế bào vật chủ phân huỷ lớp vỏ capsid và giải phóng hệ gen vào tế bào chất.
Lời giải chi tiết:
- Dựa vào sự khác nhau về phân tử bề mặt tiếp xúc với tế bào vật chủ để phân biệt quá trình hấp phụ và sự khác nhau về cách để đưa vật chất di truyền vào bên trong tế bào vật chủ để phân biệt quá trình xâm nhập vào tế bào vật chủ của các loại virus.
Quá trình hấp phụ: Bề mặt tiếp xúc
Phage: đầu mút của các sợi lông đuôi
Virus có vỏ ngoài : gai glycopro-tein nhô ra
Virus trần: Phân tử protein nhô ra ở đỉnh khối đa diện
Quá trình xâm nhập:
Phage: Sợi lông đuôi tiết ra enzyme lysozyme làm tan thành tế bào vật chủ, bao đuôi co lại đẩy DNA vào nên trong tế bào để lại vỏ capsid rỗng ở ngoài
Virus có vỏ ngoài: xâm nhập nhờ vào sự dung hợp màng sinh chất với vỏ ngoài
Virus trần :xâm nhập nhờ cơ thế thực bào, sau đó enzyme lysozyme của tế bào vật chủ phân hủy lớp vở capsid và giải phóng hệ gene tế bào chất.
-- Mod Sinh Học 10 HỌC247
Bài tập SGK khác
Hình thành kiến thức mới 4 trang 142 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Hình thành kiến thức mới 5 trang 142 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Luyện tập 2 trang 142 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Hình thành kiến thức mới 7 trang 143 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Luyện tập trang 143 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Vận dụng trang 144 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Bài tập 1 trang 144 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Bài tập 2 trang 144 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Bài tập 3 trang 144 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Bài tập 4 trang 144 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Bài tập 5 trang 144 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 29.1 trang 89 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 29.2 trang 89 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 29.3 trang 89 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 29.4 trang 89 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 29.5 trang 90 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 29.6 trang 90 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 29.7 trang 90 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 29.8 trang 90 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 29.9 trang 91 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 29.10 trang 91 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 29.11 trang 91 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 29.12 trang 91 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 29.13 trang 91 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 29.14 trang 91 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 29.15 trang 91 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Chưa có câu hỏi nào. Em hãy trở thành người đầu tiên đặt câu hỏi.